Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 13/11/2018 - Làm rõ quy định về Đào tạo y khoa trong Luật Giáo dục đại học. - Luật Thư viện: Tạo bước tiến mới cho hoạt động thư viện. - Liên đoàn thể dục dụng cụ Mỹ đứng trước nguy cơ bị giải tán vì bê bối lạm dụng tình dục. - Giới thiệu album nhạc Trịnh “Bốn mùa thay lá” của Nguyệt Ca.
|
Ngày phát hành 16:3 | 2/6/2022 Không chỉ tại Quốc hội, trên mạng xã hội và cả bàn nhậu, mọi người đang bàn tán rôm rả, vừa hài hước vừa nghiêm túc, quanh các ý của dự thảo Bộ quy tắc ứng xử phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, mà Bộ LĐ-TB và XH cùng các đơn vị liên quan đưa ra để xin ý kiến. Ngoài các hình thức quấy rối bằng hành vi mang tính thể chất (như động chạm cơ thể) hay lời nói, điều khiến nhiều người tranh cãi nhất là việc quy định hành vi được coi là quấy rối tình dục phi lời nói như dùng ngôn ngữ cơ thể, nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, mời đi chơi riêng... Trong thực tế đã có tình trạng quấy rối tình dục xảy ra ở nơi công cộng, trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, chính vì thế việc xây dựng quy tắc để ứng xử, đồng thời cũng để phòng, chống hành vi quấy rối tình dục là hết sức cần thiết. Thế nhưng, với những định nghĩa được cho là mơ hồ, cảm tính này, nhiều người nói vui rằng rất dễ bị buộc tội oan uổng và quy định khó áp dụng vào cuộc sống.
|
Ngày phát hành 15:34 | 13/8/2021 - Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Tâm điểm của chiến lược cạnh tranh giữa các nước lớn! - Dòng chảy sự kiện: Dấu hiệu và nguyên nhân dẫn đến trẻ em bị bóc lột tình dục trên môi trường mạng. - Môn màu cuộc sống: Scotland-vương quốc của những điều kì bí. - Niềm vui mỗi ngày: Nhóm thiện nguyện lan tỏa tình người mùa dịch
|
Ngày phát hành 15:58 | 17/11/2024 Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt, dễ trở thành nạn nhân của hành vi bạo hành hoặc xâm hại tình dục. Để trang bị cho các em kiến thức cũng như kỹ năng để ứng phó với những tình huống liên quan đến bạo hành, thời gian qua, nhiều trường học đã triển khai các chương trình giáo dục lồng ghép nội dung về chống bạo lực, quyền trẻ em trong các buổi học; tổ chức lớp dạy kỹ năng tự vệ hoặc tố giác khi chứng kiến các hành vi bạo hành. Qua đó trang bị cho các em học sinh các kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân, tránh việc bị lạm dụng xâm hại cũng như các kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong môi trường học đường.
|
Ngày phát hành 0:0 | 15/3/2017 Khách mời tham gia chương trình: TS Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo và Phát triển cộng đồng
|
Ngày phát hành 0:0 | 8/9/2017 - Suy đồi đạo đức ngay ở tuổi gần đất xa trời. - Xâm hại tình dục trẻ em cần được ngăn chặn và đẩy lùi.
|
Ngày phát hành 0:0 | 20/3/2019 Chỉ trong vòng 1 tháng qua, dư luận phẫn nộ, bức xúc và cảm thấy bất an khi liên tiếp xảy ra các vụ xâm hại và quấy rối tình dục trẻ em. Vụ một thầy giáo chủ nhiệm lớp 5 ở Bắc Giang bị tố có hành vi dâm ô 13 học sinh nữ chưa kịp lắng xuống, thì tại Chương Mỹ- Hà Nội, một bé gái 9 tuổi cũng bị một đối tượng xâm hại, gây tổn hại tinh thần nghiêm trọng. Sau gần 1 tháng xảy ra vụ việc, Công an huyện Chương Mỹ khẳng định: cháu bé không bị hiếp dâm và khởi tố nhưng cho bị can tại ngoại vì hành vi “ ít nghiêm trọng”. Điều này khiến gia đình và dư luận vô cùng bức xúc. Cũng liên quan đến hành vi xâm hại và quấy rối tình dục, ngày 18/3, công an quận Thanh Xuân- Hà Nội đã quyết định xử phạt 200 nghìn đồng đối người đàn ông có hành vi sàm sỡ nữ sinh viên trong cầu thang máy- vụ việc này cũng vấp phải sự giận dữ từ dư luận. Từ những vụ xâm hại, quấy rối tình dục liên tiếp xảy ra, dư luận đặt vấn đề: phải chăng đang có những lỗ hổng pháp lý cần nhanh chóng điều chỉnh, bởi nếu không, với những mức xử phạt như vừa rồi sẽ vô tình khuyến khích “những tên yêu râu xanh” tiếp tục có những hành động tương tự và sẽ còn biết bao nạn nhân phải chịu đau khổ và tổn hại về thể xác và tinh thần?
|
Ngày phát hành 0:0 | 11/4/2019 Phụ huynh phải luôn ý thức rằng nguy cơ xâm hại tình dục có thể xảy ra bất cứ trẻ em nào. Thay vì né tránh, hoảng sợ, các bậc phụ huynh cần tự trang bị kiến thức cho bản thân và rèn kỹ năng giúp trẻ nhận biết các tình huống rủi ro để kịp thời xử lý hay nhờ hỗ trợ khi gặp nguy hiểm. Quá trình giáo dục này cần sự phối hợp của cả 3 bên là nhà trường, gia đình và xã hội mới mong đạt hiệu quả thiết thực, tránh kiểu hô hào khẩu hiệu rồi đâu lại vào đó.
|
Ngày phát hành 16:9 | 8/12/2024 Xâm hại tình dục trẻ em là vấn nạn gây bức xúc trong dư luận xã hội. Cùng với các chế tài luật pháp, sự phối hợp chặt chẽ liên ngành giữa các đoàn thể với các cơ quan chức năng trong việc phát hiện, can thiệp hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại tình dục, thì vai trò quan trọng, trước hết thuộc về chính gia đình, cha mẹ – những người trực tiếp nuôi dạy trẻ. Theo các chuyên gia, cha mẹ cần nắm rõ những nguyên tắc để bảo vệ con khỏi nguy cơ xâm hại.
|
Ngày phát hành 0:0 | 24/6/2015 - Nạn quấy rối tình dục trên xe buýt, nạn nhân và cơ quan quản lý xe buýt nói gì? - Hà Nội đề xuất tiến hành xử phạt những người nói tục ở các công sở và những nơi công cộng. Ý kiến của người dân và các chuyên gia như thế nào? - Câu chuyện về những nhân vật nữ trên các tờ tiền của thế giới. - Giáo sư Trần Văn Khê - cả cuộc đời tận hiến cho nhạc dân tộc. - Bảo vệ người dùng trước nguy cơ mã độc tấn công.
|
Ngày phát hành 10:17 | 9/4/2022 Vụ việc nữ sinh viên tố cáo một trưởng khoa của trường đại học xâm hại, bạo lực tình dục trong thời gian dài, gây sốc dư luận chưa kịp lắng xuống thì mới đây một đơn tố cáo nữa của một nữ nhà báo, nhà thơ bị đồng nghiệp của mình quấy rối, xâm hại cách đây hơn 20 năm. Dù đây mới chỉ là đơn tố cáo, sự việc sai phạm tới đâu sẽ được các cơ quan chức năng tiếp nhận đơn điều tra, làm rõ. Song qua những vụ việc này ít nhiều cho thấy quấy rối và xâm hại tình dục đang là hành vi cần được nhận diện và loại bỏ. Tiến sỹ tâm lý học Khuất Thu Hồng và tiến sỹ luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội cùng bàn luận về vấn đề này.
|
Ngày phát hành 10:59 | 3/12/2024 Những năm gần đây, số vụ trẻ em bị xâm hại tình dục có chiều hướng tăng, diễn biến phức tạp. Trong những năm qua, các vụ xâm hại tình dục trẻ em gây thiệt hại về thể chất, tinh thần xảy ra ngày càng nhiều gây phẫn nộ và được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Trong khi đó, Việt Nam có tới 17 cơ quan liên quan đến bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, những vụ việc xâm hại trẻ em vẫn đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ.
Xâm hại tình dục trẻ em không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật, vô đạo đức mà còn gây ra nỗi đau về mặt thể chất cùng những tổn thương nghiêm trọng, lâu dài về cả thể xác và tinh thần cho nạn nhân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự trong lành và phát triển bền vững của xã hội. Do đó, bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm hại tình dục là trách nhiệm không chỉ của hệ thống bảo vệ trẻ em, bao gồm cả cơ quan điều tra, mà là cần sự vào cuộc quyết liệt của nhiều cơ quan, tổ chức xã hội và quan trọng hơn cả là gia đình – nơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ em đầu tiên.
|
Ngày phát hành 0:0 | 29/6/2020 Trẻ em thì làm sao có thể tự bảo vệ mình? Trẻ em là người có lỗi? Hay bố mẹ là người có lỗi khi đã không canh chừng con cái mình suốt 24 tiếng mỗi ngày? Nếu chúng ta tiếp tục im lặng thì không thể giải quyết câu chuyện này. Nếu chúng ta tiếp tục chậm trễ thì sẽ còn có thêm nhiều em bé phải chịu đựng nỗi đau đớn về thể xác và sự giày vò về tinh thần. Loạt phóng sự “Đừng khóc một mình” của Đài TNVN liên tục phát sóng trong các chương trình "Theo dòng thời sự sáng" từ ngày 29/6 đến 02/7/2020 sẽ khắc họa chân thực hành trình của những nỗi đau, phân tích những khoảng trống trong công tác bảo vệ trẻ em và những giải pháp trong để ngăn chặn vấn nạn này hiệu quả. Mời quý thính giả đón nghe, suy ngẫm và cùng lên tiếng.
|
Ngày phát hành 14:22 | 26/10/2023 Sáng nay (26/10), tại Hà Nội, Tổ chức HAGAR quốc tế tại Việt Nam về hỗ trợ bảo vệ, phục hồi và nâng cao năng lực cho phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của mua bán người, bạo hành gia đình và xâm hại tình dục tổ chức toạ đàm với chủ đề “Thách thức và giải pháp trong công tác hỗ trợ trẻ em trải qua xâm hại tình dục”.
|
Ngày phát hành 16:59 | 24/10/2024 Thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội, đoàn thể đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo vệ trẻ em trước các nguy cơ bị xâm hại tình dục, nhưng thực trạng trẻ em bị xâm hại vẫn ở mức báo động. Do đó, để bảo vệ trẻ em, trách nhiệm không chỉ thuộc về mỗi gia đình, mà cần sự chung tay của toàn xã hội, đặc biệt trong việc tố giác hành vi xâm hại tình dục trẻ em.
|