Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 12:39 | 5/7/2021 Tuần qua, việc những đơn vị lính Mỹ rút khỏi căn cứ không quân Bagram (trung tâm quyền lực và điều phối hoạt động quân sự của Mỹ ở Afghanistan) đã đánh dấu sự chấm dứt thực sự vai trò hiện diện của quân đội Mỹ ở quốc gia Nam Á này. Việc Mỹ kiên định rút quân, bất chấp việc Taliban chiếm thêm nhiều địa bàn trên thực địa đã đặt ra câu hỏi lớn về an ninh ở Afghanistan và chiến lược lâu dài của Mỹ tại khu vực.
|
Ngày phát hành 7:42 | 27/6/2021 Trong tuần này, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp người đồng cấp Afghanistan Ashraf Ghani và Chủ tịch Hội đồng Hòa giải Dân tộc Tối cao Afghanistan Abdullah Abdullah tại Nhà Trắng. Trọng tâm nội dung cuộc gặp tập trung vào những cam kết tiếp theo của Mỹ đối với Afghanistan, tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với các cuộc đàm phán hòa bình ở nước này. Những cam kết này của chính phủ Mỹ đã phần nào xoa dịu những lo ngại của chính phủ Afghanistan, trong bối cảnh an ninh bất ổn và cuộc đàm phán hòa bình đang bị đình trệ. trong tuần này, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp người đồng cấp Afghanistan Ashraf Ghani và Chủ tịch Hội đồng Hòa giải Dân tộc Tối cao Afghanistan, Abdullah Abdullah tại Nhà Trắng. Trọng tâm nội dung cuộc gặp tập trung vào những cam kết tiếp theo của Mỹ đối với Afghanistan, tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với các cuộc đàm phán hòa bình ở nước này. Những cam kết này của chính phủ Mỹ đã phần nào xoa dịu những lo ngại của chính phủ Afghanistan, trong bối cảnh an ninh bất ổn và cuộc đàm phán hòa bình đang bị đình trệ.
|
Ngày phát hành 0:0 | 23/12/2018 Trao đổi với ông Phạm Phú Phúc, Chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế, người từng có thời gian dài làm việc tại cả Mỹ và Trung Đông.
|
Ngày phát hành 10:18 | 31/8/2022 Cách đây 1 năm, ngày 31/8/2021, Mỹ chính thức rút hết lực lượng tại Afghanistan, chấm dứt 20 năm tham chiến tại quốc gia này. Sự kiện đánh dấu sự kết thúc cuộc chiến dài hơi nhất của nước Mỹ ở nước ngoài được lên kế hoạch từ chính quyền Tổng thống Donald Trump và được thực thi dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden. Dù vậy cách thức rút quân đã khiến Mỹ chịu nhiều chỉ trích và hoài nghi một thời gian dài sau đó. Ngoài ra các biến động chính trị khác trên thế giới đã khiến Mỹ và NATO dường như “bỏ quên” Afghanistan. Sau một năm nhìn lại, Afghanistan vẫn còn một khoảng trống an ninh, một vùng đất bất ổn với nghèo đói và xung đột. Trong khi đó, 1 năm là khoảng thời gian đủ để thế giới đánh giá và nhìn nhận lại cuộc rút quân này.
|
Ngày phát hành 10:18 | 31/8/2022 Cách đây 1 năm, ngày 31/8/2021, Mỹ chính thức rút hết lực lượng tại Afghanistan, chấm dứt 20 năm tham chiến tại quốc gia này. Sự kiện đánh dấu sự kết thúc cuộc chiến dài hơi nhất của nước Mỹ ở nước ngoài được lên kế hoạch từ chính quyền Tổng thống Donald Trump và được thực thi dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden. Dù vậy cách thức rút quân đã khiến Mỹ chịu nhiều chỉ trích và hoài nghi một thời gian dài sau đó. Ngoài ra các biến động chính trị khác trên thế giới đã khiến Mỹ và NATO dường như “bỏ quên” Afghanistan. Sau một năm nhìn lại, Afghanistan vẫn còn một khoảng trống an ninh, một vùng đất bất ổn với nghèo đói và xung đột. Trong khi đó, 1 năm là khoảng thời gian đủ để thế giới đánh giá và nhìn nhận lại cuộc rút quân này.
|
Ngày phát hành 8:29 | 30/8/2021 Một ngày trước thời hạn chót (31/8) Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Afghanistan, tình hình ở khu vực này vẫn bất ổn khi Taliban tăng cường lực lượng và gần như phong tỏa toàn bộ sân bay Kabul sau khi xảy ra vụ tấn công khủng bố thảm khốc làm chết hơn 180 người xảy ra giữa tuần trước. Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào một nhánh của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Afghanistan (ISIS-K). Những câu hỏi về đường lối và khả năng quản lý đất nước của Taliban còn chưa được giải đáp, mối đe dọa khủng bố của IS nảy sinh càng khiến tình hình Afghanistan thêm rối ren.
|
Ngày phát hành 0:0 | 20/3/2016 Một trong những sự kiện đáng chú ý trong tuần đó là việc Tổng thống Nga Putin bất ngờ tuyên bố rút phần lớn quân khỏi Xyri. Mặc dù còn không ít hoài nghi về quyết định này song rõ ràng đây là một nước cờ cao tay của ông Putin, một lần nữa nó thể hiện, Nga lại giành chiến thắng trên bàn cờ chính trị thế giới. Bình luận của biên tập viên Việt Nga.
|
Ngày phát hành 9:43 | 17/2/2021 Hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ tiến hành hội nghị trực tuyến trong 2 ngày với nội dung trọng tâm là kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan trước thời hạn chót 1/5 mà chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết trước đó. Sau khi không thể đưa ra quyết định về vấn đề này tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO hồi cuối năm ngoái, hội nghị lần này của các Bộ trưởng NATO sẽ phải xác định phương án cuối cùng khi thời hạn 1/5 đang đến gần. Theo giới phân tích, quyết định NATO phụ thuộc rất lớn vào chính sách của Mỹ về vấn đề Afghanistan. Trước đây, ông Donald Trump từng rất quyết tâm trong việc rút quân khỏi chiến trường này để hiện thực hóa chính sách “nước Mỹ trên hết”. Nhưng chính quyền mới ở Mỹ đang có những điều chỉnh chính sách đối ngoại nói chung, trong đó có chính sách với Afghanistan. Điều này sẽ tác động như thế nào tới quyết định của NATO trong cuộc họp hôm nay? Cuộc trao đổi với phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Mỹ sẽ phân tích vấn đề này. Xin mời BTV Thúy Ngọc bắt đầu cuộc trao đổi:
|
Ngày phát hành 9:14 | 11/8/2021 Những ngày qua, sau khi Mỹ và các đồng minh lần lượt rút quân, lực lượng Taliban tại Afghanistan liên tiếp thúc đẩy các chiến dịch tấn công trên khắp đất nước, đánh chiếm thủ phủ của nhiều tỉnh thành, khu vực trọng điểm và khiến nhiều người thương vong. Liên hợp quốc đã cảnh báo một giai đoạn nguy hiểm mới tại quốc gia này. Những kịch bản nào đang chờ đợi Afghanistan trước khoảng trống an ninh mà Mỹ và liên quân để lại, trong bối cảnh kết quả các cuộc đàm phán hòa bình thời gian quan vô cùng khiêm tốn?
|
Ngày phát hành 0:0 | 4/4/2018 - Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh Việt Nam 2017 có những điểm sáng gì và người dân vẫn chưa hài lòng về chỉ số nào từ các cơ quan công quyền cấp tỉnh? - Nhiễu thông tin Mỹ rút quân tại Syria. - Người tâm huyết với sự nghiệp phát triển văn hóa đọc cho trẻ em.
|
Ngày phát hành 9:40 | 3/5/2021 Cuối tuần qua, Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Afganistan theo thỏa thuận đạt được với lực lượng Taliban năm 2020. Theo kế hoạch, Mỹ sẽ hoàn thành rút hơn 3.000 binh sĩ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) rút hơn 7.000 binh sĩ vào cuối mùa hè năm nay. Sau thời điểm đó, việc đảm bảo an ninh tại Afganistan sẽ phải do chính phủ Afganistan “tự lực cánh sinh”. Trong bối cảnh lực lượng Taliban vẫn còn kiểm soát khu vực lãnh thổ rộng lớn, trong khi đàm phán hòa bình giữa chính phủ Afganistan với Taliban vẫn đang “dậm chân tại chỗ”, nhiều người lo ngại việc Mỹ và NATO rút quân sẽ để lại “khoảng trống an ninh” rất lớn mà chính phủ Afganistan chưa thể đảm nhận, thậm chí Afganistan có thể bị đẩy trở lại vòng xoáy bạo lực khi các lực lượng chính trị tranh giành quyền lực. Vậy tương lai nào đang chờ đợi Afganistan sau khi Mỹ và lực lượng quốc tế rút quân? BTV Thúy Ngọc trao đổi với phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Ấn Độ, theo dõi khu vực Nam Á về vấn đề này.
|
Ngày phát hành 8:0 | 8/9/2023 Căng thẳng giữa Chính phủ Pháp và chính quyền quân sự tại Niger chưa có dấu hiệu lắng dịu khi hai bên tiếp tục thể hiện quan điểm cứng rắn và phủ nhận lẫn nhau. Trong bối cảnh đó, các nhà hoạt động tại Niger dự kiến phát động một chiến dịch biểu tình quần chúng lớn nhằm gây sức ép buộc Pháp phải rút quân đội về nước.
|
Ngày phát hành 0:0 | 15/3/2016
|
Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2017 - Vì sao trẻ thừa cân mà vẫn thiếu chất, thậm chí là suy dinh dưỡng. - Ảnh hưởng của việc Đức rút quân khỏi căn cứ quân sự Thổ Nhĩ Kỳ tới nỗ lực chống khủng bố tại Trung Đông. - Hành trình nghiên cứu lá nhân tạo có thể sản xuất điện để đáp ứng nhu cầu điện năng trong nhà, xe hơi và những thiết bị khác.
|
Ngày phát hành 0:0 | 23/12/2018 Dư luận trong tuần khá bất ngờ với chiến lược rút quân khỏi Syria và Afghanistan mà Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tiếp đưa ra. Điều này cho thấy một sự thay đổi lớn trong quyết sách của người đứng đầu Nhà Trắng đối với việc can dự vào các điểm nóng xung đột. Nhiều ý kiến cho rằng Mỹ sẽ "mất" rất nhiều sau động thái này. Song thưc tế không hẳn vậy! Đây có thể là một "nước cờ" chiến lược đã được tính toán kỹ. Bình luận của biên tập viên Thu Hà.
|