logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 37 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Đề xuất nào cho môn Lịch sử cấp THPT trong chương trình giáo dục phổ thông mới? (25/5/2022)

Đề xuất nào cho môn Lịch sử cấp THPT trong chương trình giáo dục phổ thông mới? (25/5/2022)

Ngày phát hành 20:30 | 25/5/2022

Câu chuyện Lịch sử sẽ là môn lựa chọn trong chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp THPT kể từ năm học 2022-2023 tiếp tục là đề tài gây nhiều tranh luận. Trong đó có nhiều ý kiến lo ngại môn học này sẽ dần “biến mất” trong trường học.
Các kiến nghị từ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Văn hóa Giáo dục Quốc hội... đề nghị không nên để Lịch sử là môn học tự chọn. Chính phủ cũng sẽ nghiên cứu tiếp thu ý kiến của nhân dân, đại biểu Quốc hội về việc quy định Lịch sử là môn bắt buộc trong chương trình giáo dục ở cấp THPT.
Trong khi đó, chỉ còn hơn 3 tháng nữa là đến năm học mới 2022-2023. Việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, chọn SGK, xây dựng tổ hợp môn trong 3 nhóm môn học lựa chọn... về cơ bản đã hoàn tất theo hướng Lịch sử là môn lựa chọn ở cấp THPT. Nếu lúc này Bộ GD&ĐT chuyển hướng thì các cơ sở giáo dục trong cả nước sẽ bị động.
Vì thế, vào lúc này không chỉ giáo viên, hiệu trưởng các trường THPT, mà nhiều người dân đang rất nóng lòng chờ quyết định cuối cùng về “số phận” môn Lịch sử để chuẩn bị cho năm học mới đã rất cận kề. PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông và thầy Trần Trung Hiếu – Giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An cùng bàn luận câu chuyện này.

THỜI SỰ 21H30 ĐÊM 25/8/2020: Bộ Giáo dục Đào tạo bàn nhiều giải pháp tập huấn giáo viên, khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp.

THỜI SỰ 21H30 ĐÊM 25/8/2020: Bộ Giáo dục Đào tạo bàn nhiều giải pháp tập huấn giáo viên, khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp.

Ngày phát hành 0:0 | 25/8/2020

- Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ năm học mới, Bộ Giáo dục Đào tạo bàn nhiều giải pháp tập huấn giáo viên khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp.
- Từ 19 giờ tối 25/8, tỉnh Quảng Trị nới lỏng giãn cách xã hội.
- Bệnh viện Đà Nẵng được gỡ lệnh phong toả sau 30 ngày phải cách ly vì ghi nhận nhiều ca mắc Covid-19.
- Để đối phó với hoạt động ngày càng gia tăng của trực thăng quân sự Trung Quốc dọc đường Kiểm soát Thực tế ở Đông La-đác, quân đội Ấn Độ triển khai các tên lửa phòng không vác vai tới các điểm cao trọng yếu.
- Iran để ngỏ khả năng nối lại đàm phán hạt nhân với Mỹ.

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Chuẩn hóa, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo (11/5/2019)

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Chuẩn hóa, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo (11/5/2019)

Ngày phát hành 0:0 | 12/5/2019

Khách mời là Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Giám đốc dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP), Giám đốc Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, (ETEP) Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giáo sư Nguyễn Thị Hoàng Yến, Giảng viên cao cấp Học viện Quản lý giáo dục, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

Nhìn lại một năm học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc THPT (27/7/2023)

Nhìn lại một năm học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc THPT (27/7/2023)

Ngày phát hành 15:44 | 27/7/2023

Học sinh thi tốt nghiệp THPT 2023 vừa biết điểm và cân nhắc các nguyện vọng để xét tuyển vào Đại học, cao đẳng, còn học sinh vào lớp 10 năm nay cũng đang băn khoăn lựa chọn các tổ hợp môn học - một trong những việc rất quan trọng để thích ứng với các thay đổi về thi cử, tuyển sinh đại học từ năm 2025.
Năm học 2022-2023 vừa qua, Chương trình giáo dục phổ thông mới triển khai năm đầu tiên ở bậc THPT. Khác với quan điểm “tích hợp” ở bậc học dưới, ở bậc THPT chương trình được xây dựng theo hướng phân hóa và gần với định hướng nghề nghiệp khi học sinh được chọn môn theo sở thích. Song, sau một năm học triển khai, chương trình mới đã bộc lộ một số bất cập, cần phải “gỡ” ngay khi năm học 2023-2024 đang cận kề. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

Môn ngữ văn sẽ được đổi mới như thế nào trong Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới (22/1/2018)

Môn ngữ văn sẽ được đổi mới như thế nào trong Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới (22/1/2018)

Ngày phát hành 0:0 | 22/1/2018

- Môn ngữ văn sẽ được đổi mới như thế nào trong Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Có đến hơn 90% lượng kim chi đang sử dụng tại Hàn Quốc là nhập khẩu từ Trung Quốc.
- Năm 2018, công tác quản lý, tổ chức lễ hội sẽ kiên quyết nói không với các lễ hội có yếu tố bạo lực.
- Vì sao phải tăng tuổi nghỉ hưu?

Điều chỉnh chương trình giáo dục phổ thông mới, nhiều trường THPT gấp rút xây dựng lại tổ hợp môn: Bất cập vẫn không dễ giải quyết! (12/08/2022)

Điều chỉnh chương trình giáo dục phổ thông mới, nhiều trường THPT gấp rút xây dựng lại tổ hợp môn: Bất cập vẫn không dễ giải quyết! (12/08/2022)

Ngày phát hành 14:2 | 12/8/2022

- Điều chỉnh chương trình giáo dục phổ thông mới, nhiều trường THPT gấp rút xây dựng lại tổ hợp môn: Bất cập vẫn không dễ giải quyết!
- Tuyển sinh ĐH 2022: Biến động điểm chuẩn không lớn, nhiều trường ĐH căng thẳng đến phút chót

Ngành giáo dục đã có những dự liệu, chuẩn bị như thế nào cho năm học mới và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới? (30/8/2019)

Ngành giáo dục đã có những dự liệu, chuẩn bị như thế nào cho năm học mới và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới? (30/8/2019)

Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2019

Trao đổi với ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Gỡ khó trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1 (17/9/2020)

Gỡ khó trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1 (17/9/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 17/9/2020

Năm học mới đã bắt đầu gần 2 tuần. Đối với giáo dục tiểu học, đây là năm học đặc biệt – năm học đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018 hay còn gọi là chương trình giáo dục phổ thông mới- một dấu mốc cho tiến trình cải cách, đổi mới của ngành giáo dục nước ta. Cùng với đội ngũ giáo viên thì cơ sở vật chất là điều kiện nòng cốt để ngành giáo dục và đào tạo thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy vậy, trên thực tế vẫn còn không ít địa phương đang gặp khó khi triển khai chương trình này. Vì sao một chương trình có nhiều điểm mới mang tính đột phá nhưng nhiều địa phương lại gặp khó khi triển khai và giải pháp nào để gỡ khó? Đây là chủ đề của chương trình “10 phút sự kiện - luận bàn” hôm nay.

Nhìn lại một học kỳ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới (27/01/2021)

Nhìn lại một học kỳ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới (27/01/2021)

Ngày phát hành 19:55 | 27/1/2021

Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên ngành giáo dục cả nước triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1. Đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng một chương trình giáo dục tổng thể, toàn diện, đồng bộ tất cả các môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học, lớp học theo mục tiêu giáo dục mới. Việc biên soạn sách giáo khoa được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, với nhiều bộ sách khác nhau.
Bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn không ít những bất cập, băn khoăn về những tồn tại đang hiện hữu của chương trình và sách giáo khoa mới. Vậy sau một học kỳ tổ chức dạy và học theo chủ trương một chương trình nhiều sách giáo khoa, các nhà trường đã thực hiện việc dạy học như thế nào, đánh giá kết quả học kỳ vừa qua ra sao? Cùng trao đổi vấn đề này kỹ hơn với vị khách mời là ông Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ quốc gia về Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT).

Linh hoạt triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp Tiểu học (24/8/2022)

Linh hoạt triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp Tiểu học (24/8/2022)

Ngày phát hành 11:2 | 24/8/2022

Năm học 2022-2023 là năm thứ 3 toàn ngành giáo dục- đào tạo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, theo lộ trình sẽ thực hiện với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Ở bậc tiểu học, với khối lớp 3, Tiếng Anh và Tin học trở thành môn học bắt buộc. Tuy nhiên, thiếu phòng học, thiết bị và nguồn nhân lực đang là rào cản đối với nhiều trường khi thực hiện trong năm học này. Vì thế, cùng với chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, việc chuẩn bị sẵn sàng đội ngũ giáo viên cần được thực hiện thế nào để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới thành công?

Tìm giải pháp tháo gỡ tình trạng thiếu giáo viên khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới (16/09/2022)

Tìm giải pháp tháo gỡ tình trạng thiếu giáo viên khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới (16/09/2022)

Ngày phát hành 10:27 | 16/9/2022

Năm học 2022-2023 đã bắt đầu được hơn 1 tuần, nhưng trên cả nước còn thiếu tới hơn 95.000 giáo viên. Đây là bài toán “cân não” và đặt ra thách thức lớn đối với các địa phương, với ngành giáo dục khi thực hiện NQ số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Hàng loạt các địa phương đồng loạt kêu thiếu giáo viên ở các cấp học. Trước tình trạng thiếu giáo viên, tùy theo điều kiện thực tế, mỗi trường, mỗi địa phương có các giải pháp khác nhau để đảm bảo đủ giáo viên dạy các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Thế nhưng, phương án mà các trường, địa phương đang triển khai trong năm học này là giải pháp trước mắt để có thể khắc phục tạm thời tình trạng thiếu giáo viên, đáp ứng đủ tiêu chí dạy học tối thiểu cho chương trình mới. Về lâu dài ngành giáo dục, các địa phương cần có giải pháp như thế nào để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên?

Cần Thơ: “Vượt khó” triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới (27/8/2020)

Cần Thơ: “Vượt khó” triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới (27/8/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 27/8/2020

Năm học 2020 – 2021, Chương trình Giáo dục phổ thông mới bắt đầu được triển khai thực hiện đối với lớp 1. Dù còn nhiều khó khăn về kinh phí và cơ sở vật chất, nhưng ngành giáo dục thành phố Cần Thơ vẫn triển khai Chương trình để kịp khai giảng năm học mới. PV Hồng Phương, TT ĐBSCL phản ánh.

Đổi mới bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới (18/10/2019)

Đổi mới bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới (18/10/2019)

Ngày phát hành 0:0 | 18/10/2019

Chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm hình thành và phát triển ở học sinh với 16 phẩm chất và năng lực cốt lõi là thách thức đối với nhóm biên soạn sách giáo khoa đổi mới, nhất là các môn khoa học xã hội và năng khiếu (Thời sự sáng 4/2/2017)

Chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm hình thành và phát triển ở học sinh với 16 phẩm chất và năng lực cốt lõi là thách thức đối với nhóm biên soạn sách giáo khoa đổi mới, nhất là các môn khoa học xã hội và năng khiếu (Thời sự sáng 4/2/2017)

Ngày phát hành 0:0 | 4/2/2017

- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự lễ công bố và trao giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ nhất năm 2016. Đài Tiếng nói Việt Nam có 3 tác phẩm đoạt giải lần này.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị rà soát tình hình thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia, sử dụng vốn đầu tư công trên 10 nghìn tỷ đồng.
- Chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm hình thành và phát triển ở học sinh với 16 phẩm chất và năng lực cốt lõi là thách thức đối với nhóm biên soạn sách giáo khoa đổi mới, nhất là các môn khoa học xã hội và năng khiếu.
- Mỹ công bố lệnh trừng phạt mới đối với Iran sau khi nước này phóng tên lửa đạn đạo. Trong khi đó, Iran từ chối cấp thị thực cho các vận động viên Mỹ tham gia giải đấu vật thế giới tổ chức tại Iran.
- Lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu thông qua kế hoạch hành động về người di cư.
- Bình luận: Đừng đồng phục văn hóa.

Đoàn giám sát của QH làm việc với UBND tỉnh Hưng Yên về chương trình GD phổ thông mới (8/4/2023)

Đoàn giám sát của QH làm việc với UBND tỉnh Hưng Yên về chương trình GD phổ thông mới (8/4/2023)

Ngày phát hành 15:20 | 8/4/2023

Sáng 08/04, Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ QH về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88 năm 2014 và Nghị quyết số 51 năm 2017 của QH về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Hưng Yên. Tham dự buổi làm việc có Bí thư trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến, cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và tỉnh Hưng Yên.

123

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: