Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 25/3/2018 Trao đổi với phóng viên Hữu Bình và Anh Tú, Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Cộng hòa Séc và Liên bang Nga.
|
Ngày phát hành 11:43 | 18/10/2022 Các cuộc đàm phán hạt nhân Iran có nguy cơ đổ vỡ khi các nước phương Tây liên tiếp áp đặt lệnh trừng phạt đối với Iran. Sau Mỹ, Anh, các nước Liên minh châu Âu tiếp tục trừng phạt Iran, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
|
Ngày phát hành 8:39 | 6/2/2023 Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước
phương Tây có nguy cơ căng thẳng khi nước này vừa triệu các đại sứ và đại
diện của 9 nước phương Tây đến trụ sở Bộ Ngoại giao để phản đối việc hàng
loạt các lãnh sự quán tại Istanbun đóng cửa do quan ngại về an ninh. Bộ Nội vụ
Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ trích việc các lãnh sự quán châu Âu tại Istanbun đóng cửa là
nỗ lực nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội nước này diễn
ra vào tháng 5 tới, cho rằng, đây là cuộc chiến tranh tâm lý chống Thổ Nhĩ Kỳ
và tìm cách gây bất ổn cho nước này. Trước đó, Mỹ và nhiều nước châu Âu đã khuyến cáo công dân không tham gia các sự kiện đông người và tránh đến các điểm nóng du lịch ở trung tâm thành phố Ixtanbun do lo ngại nguy cơ khủng bố ngày càng gia tăng. Các cảnh báo an ninh xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao gia tăng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ từ chối ủng hộ Thụy Điển và Phần Lan gia nhập tổ chức
Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích vấn đề này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 8/4/2018 Cùng với đối đầu thương mại Mỹ - Trung, căng thẳng Nga, Phương Tây và Mỹ tiếp tục trở thành điểm nóng được dư luận quan tâm trong tuần. Việc Anh, Mỹ và các đồng minh liên tục cáo buộc Nga, áp đặt lệnh trừng phạt Nga với cáo buộc " Nga là thủ phạm đầu độc hai cha con một cựu điệp viên hai mang người Nga", mà lại không đưa ra được bằng chứng xác thực; việc Nga quyết kiện lại Anh và yêu cầu Anh phải xin lỗi Nga...khiến cho cuộc chiến Nga, Mỹ, Phương Tây càng lúc trở nên căng thẳng. Trong bối cảnh những tranh cãi giữa các bên chưa lắng, những giả thuyết về "thuyết âm mưu" càng khiến các trục quan hệ quốc tế thêm phân rẽ. Bình luận của biên tập viên Hồ Điệp.
|
Ngày phát hành 9:41 | 1/12/2022 Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg vừa cho biết, liên minh này sẽ mở rộng hiện diện trên khắp Đông Âu, từ biển Đen đến khu vực Baltic. Động thái này của NATO nhằm gửi thông điệp rõ ràng tới Nga, trong bối cảnh cuộc xung đột quân sự ở Ukraine đã kéo dài hơn 9 tháng. Bất chấp các báo cáo rằng phần lớn các quốc gia NATO đang cạn kiệt kho vũ khí và đạn dược, Mỹ và các đối tác đã cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Những động thái cứng rắn này của các nước thành viên NATO đang đẩy thế đối đầu Nga-phương Tây sang giai đoạn quyết liệt hơn. Để có cái nhìn rõ hơn về những động thái cứng rắn này của NATO.
|
Ngày phát hành 11:35 | 3/5/2024 Hôm qua (2/5), trong chuyến thăm Ukraine, Ngoại trưởng Anh David Cameron khẳng định Anh sẽ hỗ trợ Ukraine gói quân sự hàng năm lên đến 3 tỷ bảng Anh (tương đương hơn 3,7 tỷ USD). Trước Anh thì Mỹ, Đức cũng như nhiều thành viên khác của NATO tuyên bố sẽ tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine. Động thái này vấp phải sự phản ứng mạnh từ Nga.
|
Ngày phát hành 0:0 | 3/8/2015 - Cuộc đối đầu giữa Nga và Phương Tây lại tiếp tục trong vụ máy bay MH17. - Câu chuyện cảm động về tình vợ chồng ở Nhật Bản.
|
Ngày phát hành 13:48 | 16/1/2022 Sự kiện hâm nóng các diễn đàn toàn cầu trong tuần là các cuộc đối thoại trực tiếp giữa các quan chức Nga và Mỹ cũng như các nước NATO với hàng loạt chủ đề nóng bỏng vốn gây căng thẳng giữa các bên thời gian qua, như triển khai binh sĩ gần biên giới Ucraina, các cuộc tập trận, mối đe dọa chiến tranh, xung đột.... Nếu như mở màn các cuộc đối thoại là các tuyên bố cảnh báo, không nhượng bộ lẫn nhau thì các kết quả ít ỏi sau nhiều ngày đàm phán là điều đã được dự báo trước!
|
Ngày phát hành 8:51 | 21/10/2024 Bộ trưởng Quốc phòng các nước thuộc Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đã nhóm họp tại thành phố Napoli, Italia để thảo luận tình hình căng thẳng hiện nay tại Trung Đông cũng như xung đột tại Ucraina. Đây là lần đầu tiên G7 tổ chức một hội nghị cấp bộ trưởng tập trung vào lĩnh vực quốc phòng. Tham dự hội nghị ngoài các thành viên của nhóm G7, còn có sự tham dự của các đại diện Liên minh châu Âu và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Trung Đông và cuộc xung đột Nga-Ucraina chưa có dấu hiệu dừng lại, hội nghị lần đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng các nước G7 cho thấy những lo ngại gì của phương Tây trước những thách toàn cầu? Phóng viên Anh Tuấn, thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực châu Âu phân tích những nội dung đáng chú ý tại Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của nhóm G7.
|
Ngày phát hành 0:0 | 27/1/2015 - Phương Tây đe dọa áp đặt thêm lệnh trừng phạt Nga. - Quan hệ Mỹ - Ấn thắt chặt với thỏa thuận hạt nhân.
|
Ngày phát hành 11:12 | 7/3/2022 Mục tiêu tiếp theo trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga rất có thể là thành phố Odessa và thủ đô Kiev. Ukraine đang gấp rút chuẩn bị cho các trận chiến được coi là quan trọng này, đồng thời kêu gọi phương Tây hỗ trợ quân sự khẩn cấp. Thế giới tiếp tục tìm kiếm giải pháp ngừng bắn, với nhiều hoạt động ngoại giao con thoi.
|
Ngày phát hành 0:0 | 4/9/2018
|
Ngày phát hành 6:50 | 7/3/2024 Những ngày qua, vụ rò rỉ băng ghi âm của giới chức quân sự Đức đang là tâm điểm dư luận tại châu Âu. Trong lúc tính xác thực của đoạn băng đang được điều tra làm rõ thì các bên đang liên tục cáo buộc, chỉ trích lẫn nhau. Thực hư câu chuyện này ra sao? Liệu sự cố này sẽ tác động ra sao trong bối cảnh các cuộc tranh luận về việc viện trợ cho Ukraine đang nóng lên ở châu Âu với nhiều quan điểm khác biệt. Góc nhìn của PV Thu Hà - Thường trú tại Nga và PV Anh Tuấn tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu.
|
Ngày phát hành 0:0 | 30/5/2018 - Thấy gì trước việc Tổng cục Du lịch gửi thư xin lỗi du khách người Australia? - Vụ máy bay MH17 lại thổi bùng căng thẳng Nga - phương Tây”. - Những người trở về để tái thiết vùng thảm họa Fukushima. - Hồn Việt trong tranh gạo Quỳnh Vy.
|
Ngày phát hành 8:5 | 16/9/2022 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin vừa có cuộc gặp trực tiếp đầu tiên kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine cuối tháng 2 năm nay. Điện Kremlin khẳng định cuộc gặp này “có ý nghĩa đặc biệt” trong tình hình địa - chính trị hiện nay. Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc diễn ra bên lề hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), tại Ubezkistan. Chuyến công du tới Trung Á trong tuần này cũng là lần đầu tiên ông Tập Cận Bình rời Trung Quốc sau hơn hai năm. Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo tạo cơ hội cho nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh tầm ảnh hưởng, trong khi Tổng thống Putin có thể chứng minh mối quan tâm của Nga với khu vực châu Á. Trong bối cảnh cả Nga và Trung Quốc đều đang có căng thẳng với phương Tây, việc hai nước bắt tay làm thế đối trọng với phương Tây sẽ tác động ra sao tới tình hình địa-chính trị thế giới?
|