Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 10:14 | 23/12/2022
|
Ngày phát hành 0:0 | 1/5/2020 Từ ngày 1/12/2015 đến 30/6/2019, cả nước đã phát hiện, xử lý hơn 8.440 vụ xâm hại trẻ em, với hơn 8.700 trẻ bị xâm hại, trong đó trẻ em nam là gần 1.700 người, trẻ em nữ là hơn 7.000 người. Trẻ em chịu nhiều hình thức xâm hại như xâm hại tình dục, bạo lực, mua bán, bắt cóc… Riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại tăng đột biến, gần bằng 80% số lượng trẻ em bị xâm hại trong cả năm 2018. Những con số được xem là chưa phản ánh khách quan tình hình thực tế nhưng cũng thể hiện những đòi hỏi về công tác quản lý nhà nước và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
|
Ngày phát hành 9:34 | 27/6/2024 Tại Việt Nam, hoạt động thương mại điện tử có tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm. Trong năm 2023, ngành thuế đã quản lý doanh thu thương mại điện tử lên đến 3,5 triệu tỷ đồng và đã thu về 97.000 tỷ đồng cho ngân sách, tăng 16% so với năm 2022. Kết quả này có sự đóng góp quan trọng của việc thực hiện xác thực và quản lý thông qua mã định danh cá nhân, nằm trong Đề án 06 và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 18 của Thủ tướng Chính phủ về chia sẻ, kết nối dữ liệu với nhau để quản lý chặt chẽ hơn đối với thương mại điện tử. Mặc dù hiện nay Nhà nước đã có các quy định pháp luật về thuế khá bao quát đối với loại hình thương mại điện tử này, tuy nhiên, vẫn cần phải có những điều chỉnh về quản lý thuế đối với thương mại điện tử. Nhóm phóng viên Trung tâm Phát thanh và Truyền hình Công an nhân dân phản ánh vấn đề này.
|
Ngày phát hành 11:41 | 21/11/2022
|
Ngày phát hành 11:21 | 15/12/2021 Từ nhiều năm nay, vùng dân tộc thiểu số vẫn là nơi tồn tại 5 nhất, đó là vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất; chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất; tỷ lệ người nghèo cao nhất. Từ thực tế đó, các chính sách, pháp luật đều dành những quy định riêng, có tính đặc thù giúp đồng bào dân tộc miền núi khắc phục được những khó khăn, vươn lên thoát nghèo. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến đối tượng này khá nhiều, đa dạng và được nhiều lần sửa đổi song qua tổ chức thực hiện vẫn còn những bất cập.
|
Ngày phát hành 0:0 | 13/4/2020 Chúng ta đang trong thời điểm quyết định của việc phòng chống dịch COVID- 19 khi thực tế dịch vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Để phòng chống dịch bệnh hiệu quả thì cùng với những giải pháp quyết liệt, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và cơ quan chức năng, phụ thuộc rất lớn vào ý thức tuân thủ pháp luật của người dân. Đặc biệt cần có những quy định pháp lý đủ mạnh để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng chống dịch bệnh.
|
Ngày phát hành 17:50 | 28/10/2024 Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, sau khi nghe Đoàn giám sát của Quốc hội báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023, Quốc hội dành cả buổi sáng và nửa buổi chiều để thảo luận tại hội trường về nội dung này. Hàng loạt vấn đề “nóng” đã được các đại biểu phân tích, làm rõ và kiến nghị tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế để xử lý, như: Hiện tượng đầu cơ, thổi giá gây nhiễu loạn thị trường; sự mất cân đối giữa các phân khúc; những bất thường từ các phiên đấu giá quyền sử dụng đất, hay những bất cập trong công tác phát triển nhà ở xã hội.
|
Ngày phát hành 0:0 | 15/4/2020 Ngay khi có hiệu lực 1/1/2019, Luật An ninh mạng đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao của đại đa số quần chúng nhân dân, bởi họ nhận thức rõ được những lợi ích thiết thực do Luật mang lại. Điều này cũng đã được minh chứng một cách rõ ràng, hiệu quả trong thời gian qua, khi trên không gian mạng xuất hiện rất nhiều bài viết, thông tin thất thiệt về tình hình dịch Covid-19 gây ra.
|
Ngày phát hành 0:0 | 18/6/2017 - Phòng chống vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen. - Tiết mục: Chúng tôi đồng hành cùng bạn.
|
Ngày phát hành 0:0 | 9/7/2019 - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp bí thư Thành ủy thành phố Tô Châu, Trung Quốc. - Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, sẽ giải quyết nhanh những băn khoăn của người dân Thủ Thiêm, đồng thời xử lý nghiêm cán bộ quản lý Nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến Thủ Thiêm. - Kỳ họp thứ 9 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nôi tiếp tục nóng với các câu hỏi liên quan đến quản lý các dự án chậm tiến độ, vi phạm luật đất đai. - Bộ Công Thương chính thức bàn giao 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc Bộ này quản lý sang Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. - Hàng trăm ha rừng đã bị thiêu rụi sau các vụ cháy xảy ra tại các tỉnh miền Trung. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để ngăn chặn các vụ cháy bùng phát trong tình hình thời tiết cực đoan như hiện nay? - Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc khẳng định, sẽ không để tái diễn tình trạng phụ nữ Việt bị chồng Hàn Quốc bạo hành. Trong khi đó, 10 nghìn chữ ký đã được gửi đến nhà Xanh yêu cầu xử lý nghiêm người chồng Hàn Quốc. - Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế xác nhận, Iran đã làm giàu Uranium vượt quá giới hạn cho phép.
|
Ngày phát hành 9:11 | 11/7/2024 Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã và đang phát triển mạnh mẽ cùng với tiến trình chuyển đổi số Quốc gia. Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số ngày càng trở nên phổ biến và được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các tổ chức, cá nhân mở rộng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại Việt Nam, hoạt động thương mại điện tử có tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm. Trong năm 2023, ngành thuế đã quản lý doanh thu thương mại điện tử lên đến 3,5 triệu tỷ đồng và đã thu về 97.000 tỷ đồng cho ngân sách, tăng 16% so với năm 2022. Kết quả này có sự đóng góp quan trọng của việc thực hiện xác thực và quản lý thông qua mã định danh cá nhân, nằm trong Đề án 06 và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 18 của Thủ tướng Chính phủ về chia sẻ, kết nối dữ liệu với nhau để quản lý chặt chẽ hơn đối với thương mại điện tử. Mặc dù hiện nay Nhà nước đã có các quy định pháp luật về thuế khá bao quát đối với loại hình thương mại điện tử này, tuy nhiên, vẫn cần phải có những điều chỉnh về quản lý thuế đối với thương mại điện tử.
|
Ngày phát hành 18:44 | 2/6/2021 Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, những chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch đã phải hy sinh, vất vả để nỗ lực phòng chống dịch bệnh. Thế nhưng, trên thực tế còn không ít người vẫn ngang nhiên vi phạm, gây hậu quả nghiêm trọng, tốn kém tiền của, khiến công tác chống dịch đã rất khó khăn lại càng chồng chất khó khăn hơn. Vì sao người dân lại vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh dù đã được cảnh báo liên tục? Cần làm gì để nâng cao ý thức người dân? Trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong các trường hợp này như thế nào?
|