Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 17/11/2016 - Ưu đãi mới liệu có xoay chuyển, phát triển được đường sắt? - Cần ngay các giải pháp sử dụng tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện than.
|
Ngày phát hành 14:8 | 4/12/2024 Tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra vào tháng 11/2024 vừa qua, Việt Nam kiên định mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 (Net Zero) vào năm 2050. Muốn trung hoà carbon hay đưa phát thải ròng khí nhà kính về 0 (Net Zero) thì từng lĩnh vực, ngành nghề, thậm chí từng cá nhân đều phải có trách nhiệm thực hiện và đạt được mục tiêu này. Tại Việt Nam, sản xuất điện là nguồn phát thải carbon lớn nhất do còn nhiều nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động. Do vậy, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, “xanh hoá” các nhà máy điện than hiện hữu, sau năm 2030 không đầu tư mới các nhà máy nhiệt điện than và từ năm 2050 không còn sử dụng than để phát điện. Luật Điện lực (sửa đổi) vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ VIII, Quốc hội khoá XV (có hiệu lực từ 01/02/2025) nhấn mạnh việc“Khuyến khích nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch chuyển đổi sang các nguồn nhiên liệu phát thải thấp... ; phát triển nhiệt điện than ở mức hợp lý theo hướng ưu tiên những tổ máy công suất lớn, hiệu suất cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại; bảo đảm tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường”. Ghi nhận những nỗ lực giảm phát thải từ các nhà máy nhiệt điện than hiện hữu, đồng thời phân tích những khó khăn thách thức và đưa ra khuyến nghị giải pháp nhằm hiện thực hoá mục tiêu “trung hoà carbon”, nhóm PV Nguyên Long và Quang Huy thực hiện loạt bài 03 kỳ “Chuyển đổi xanh: Thách thức từ các nhà máy nhiệt điện than”. Chương trình hôm nay phát sóng bài đầu tiên với nhan đề: “Diện mạo xanh từ các nhà máy nhiệt điện than truyền thống”.
|
Ngày phát hành 14:11 | 12/11/2024 Theo số liệu từ Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, nước ta hiện có 21 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động, với tổng công suất lắp đặt hơn 14.000 MW, tiêu thụ hơn 40 triệu tấn than/năm. Dự kiến, đến năm 2030 sẽ tăng lên 65 nhà máy, gấp 3 lần so với hiện tại. Nhiều vấn đề môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành nhà máy nhiệt điện than như bụi, khí thải, nước làm mát có nhiệt độ đầu ra cao hơn đầu vào khoảng 7 độ C, ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
|
Ngày phát hành 11:40 | 5/12/2024 Sản xuất và cung ứng “điện xanh” là chủ trương lớn của Chính phủ tiến tới đưa phát thải ròng về “0” - tức là đưa phát thải khí carbon về “0” (Net zero). Để thực hiện mục tiêu này, kể từ sau cam kết tại COP26 (vào năm 2021), Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, giảm phát thải khí nhà kính, trọng tâm là chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh và chuyển đổi năng lượng sạch.
Như chúng tôi đã thông tin, Luật Điện lực (sửa đổi) vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ VIII, Quốc hội khoá XV (có hiệu lực từ 01/02/2025) nhấn mạnh việc “Khuyến khích nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch chuyển đổi sang các nguồn nhiên liệu phát thải thấp... ; phát triển nhiệt điện than ở mức hợp lý theo hướng ưu tiên những tổ máy công suất lớn, hiệu suất cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại; bảo đảm tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường”.
Tuy nhiên, có rất nhiều thách thức cần được tháo gỡ để hiện thực hoá chủ trương này. Đây cũng là nội dung bài 2 của loạt bài “Chuyển đổi xanh: Thách thức từ các nhà máy nhiệt điện than” được các PV Nguyên Long và Quang Huy đề cập, với nhan đề “Nhiệt điện than: Công nghệ truyền thống và những nỗi lo cũ, mới”.
|
Ngày phát hành 0:0 | 27/4/2017 - Cần tập trung gia tăng giá trị cho sản phẩm xuất khẩu. - Việt Nam ưu tiên lựa chọn nhà đầu tư sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường tại các dự án nhiệt điện than.
|
Ngày phát hành 0:0 | 30/8/2017 - Vụ VN Pharma – tạo tiền lệ xấu là tội ác. - Sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm, câu chuyện ở Chiang Rai Thái Lan. - Phát triển nhiệt điện than và các giải pháp bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
|
Ngày phát hành 9:50 | 23/8/2024 Với nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng, Chính phủ Indonesia có kế hoạch đóng cửa 13 nhà máy nhiệt điện than (PLTU) trong thời gian tới.
|
Ngày phát hành 0:0 | 9/5/2017 - Giải cứu thịt lợn hơi và bài toán xuất khẩu. - Đắc Lắk: Giám đốc doanh nghiệp hay kẻ côn đồ. - Vì sao Việt Nam lựa chọn nhiệt điện than trong Chiến lược phát triển điện lực quốc gia giai đoạn đến năm 2030? - Bầu cử tổng thống Hàn Quốc, những hy vọng mới.
|
Ngày phát hành 11:9 | 5/12/2024 Tiếp tục loạt bài “Chuyển đổi xanh: Thách thức từ các nhà máy nhiệt điện than”, Bài 2 với chủ đề: “Nhiệt điện than: Công nghệ truyền thống và những nỗi lo cũ, mới”. - Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tín dụng để phát triển sản xuất dịp cuối năm.
|
Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2017
|
Ngày phát hành 15:41 | 6/12/2024 Trong hai chương trình trước chúng tôi đã phát sóng hai kỳ của loạt bài “Chuyển đổi xanh: Thách thức từ các nhà máy nhiệt điện than”, trong đó ghi nhận những nỗ lực bước đầu trong tiến trình chuyển đổi xanh của các nhà máy nhiệt điện truyền thống, thực hiện mục tiêu đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Đáng kể là việc thay đổi diện mạo môi trường sinh thái như trồng cây xanh, cải tạo hệ thống xử lý chất thải; coi trọng công tác quản lý, vận hành để sử dụng hiệu quả tài nguyên than, tiết kiệm năng lượng. Cũng đã chỉ ra những khó khăn, thách thức căn bản trong việc chuyển đổi nhiên liệu từ “nâu” sang “xanh”, nghĩa là chuyển đổi từ việc đốt than sang sử dụng các loại nhiên liệu khác thay thế như biomass, amoniac, hydro xanh…
“Tiến trình đến Net zero của các nhà máy nhiệt điện than: Những khuyến nghị chính sách” là nội dung bài ba, cũng là bài cuối của loạt bài này sẽ được các PV Nguyên Long và Quang Huy tiếp tục chỉ ra các thách thức gắn với các giải pháp được đề xuất từ nhà quản lý, doanh nghiệp và chuyên gia.
|
Ngày phát hành 0:0 | 23/8/2018
|
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2016 Khách mời: GS.TS Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Nhiệt Việt Nam và ông Lê Văn Lực, Vụ trưởng Vụ Nhiệt điện và Điện hạt nhân, Tổng cục Năng lượng, Bộ Công thương.
|
Ngày phát hành 0:0 | 18/10/2016 Khách mời tham gia chương trình: Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam
|
Ngày phát hành 10:58 | 25/2/2022 - Nhiều nhà máy nhiệt điện than vi phạm các quy định về môi trường - Việt Nam nỗ lực thực hiện các cam kết về phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính - Biến đổi khí hậu đe dọa “kho tàng” đồ đá cổ nổi tiếng của nước Anh
|