Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 17/12/2017 - Những đứa trẻ làng chài nghèo lưu giữ hồn cốt dân ca bài chòi. - UNESCO và nỗ lực "Tái định hình văn hóa toàn cầu".
|
Ngày phát hành 0:0 | 17/4/2019 9 tháng sau “cơn địa chấn điểm thi” liên quan đến Hà Giang, rồi sau đó là Sơn La, Hoà Bình, tới giờ, một phần sự thật về những gian lận đã hé lộ. Tuy nhiên, danh tính về những phụ huynh “chạy” điểm và con em họ, những người đánh cắp giấc mơ giảng đường của người khác vẫn còn che giấu. Sai phạm trước sau gì cũng bị xử lý, nhưng những vị phụ huynh đã và sẽ phải trả một cái giá quá đắt: Đó là sự dằn vặt khi tự mình đánh cắp tương lai, danh dự và nhân phẩm của những đứa con được sinh ra lành lặn. Bình luận của Biên tập viên Mỹ Hà, qua sự thể hiện của phát thanh viên Hồng Huệ.
|
Ngày phát hành 0:0 | 7/6/2019 - Có hay không việc kinh doanh tôn giáo? - Mái ấm Đức Quang, chùa Vạn Đức: “Mái nhà chung” của những đứa trẻ bất hạnh. - Hạnh phúc là sự bình an.
|
Ngày phát hành 19:42 | 24/12/2021 Noel là dịp để nhiều đứa trẻ vòi vĩnh cha mẹ mua cho những món đồ chơi đắt tiền hay được đưa đi chơi đây đó. Thế nhưng, với bọn trẻ nghèo ở vùng cao Lạng Sơn, Cao Bằng hay Bắc Kạn... thì mơ ước chỉ giản dị với chiếc áo khoác hay đôi giầy ấm để chống chọi với cái lạnh giá mùa đông miền núi.
|
Ngày phát hành 13:31 | 23/1/2022 Trong số những vụ bạo hành trẻ em gần đây, không ít vụ việc đau lòng xảy ra do cha mẹ ly hôn, khiến dư luận phẫn nộ. Vụ việc một bé gái 8 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh tử vong do nhân tình của bố bạo hành chưa nguôi thì lại xảy ra việc cháu bé 3 tuổi ở huyện Thạch Thất, Hà Nội bị nhân tình của mẹ ghim 9 chiếc đinh vào đầu. Những vụ việc đau lòng này phần nào cho thấy hậu quả của những cuộc hôn nhân đổ vỡ để lại là sự thiệt thòi của con trẻ. Đặc biệt, có những người bố, người mẹ vì hạnh phúc riêng mà làm tổn thương các con. Làm thế nào để bảo vệ những đứa trẻ trong một gia đình không hạnh phúc?
|
Ngày phát hành 18:16 | 5/9/2022 Đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng để trẻ “tựu trường an toàn và vui trung thu -Hikmet Kaya - Chiến binh phủ xanh nhiều cánh rừng ở Thổ Nhĩ Kỳ - Nhà giáo ưu tú Trương Thị Ngọc Hà – cô giáo của những đứa trẻ kém may mắn - Đạo diễn trẻ Hà Nguyên Long và việc đưa nghệ thuật truyền thống đến với giới trẻ bằng việc kết hợp với nhạc hiện đại qua các sân khấu là những sân chơi trong các khu dân cư và nền tảng số
|
Ngày phát hành 0:0 | 17/1/2017 - Chính trường Ai Cập nóng lên khi tòa án Ai Cập bác bỏ kế hoạch của Chính phủ trao 2 hòn đảo cho A rập Xê-út. - Chris Vogt- Người tù nhân thay đổi cuộc sống của những đứa trẻ tự kỷ ở Mỹ.
|
Ngày phát hành 19:58 | 15/9/2021 Hơn 1.500 đứa trẻ tại TPHCM mồ côi cha, mẹ hoặc thậm chí mồ côi cả cha lẫn mẹ khi cơn bão COVID-19 lần thứ 4 quét qua. Đột ngột mất người thân, đặc biệt là cha mẹ vì Covid-19 là nỗi đau rất lớn mà các em sẽ phải trải qua với những khủng hoảng lâu dài. Cuộc sống thiếu vắng cha, mẹ khó khăn biết chừng nào.
|
Ngày phát hành 13:42 | 8/6/2023 # Hơn 28 năm qua, bà Phan Thị Phúc (ở số 24, ngõ 47 Nguyên Hồng, Ðống Ða, Hà Nội), miệt mài dạy múa, hát, miễn phí, dạy làm người cho những đứa trẻ khuyết tật dù bà đã ở tuổi 82. Tình nguyện là người thầy, người mẹ của những số phận bất hạnh. Hy sinh thầm lặng, cất giấu những ước muốn riêng tư, hàng ngày bà Phúc tiếp thêm động lực cho mỗi bước đi của những đứa trẻ khuyết tật. Không chỉ dạy múa hát, bà Phúc và các cộng sự của mình còn mở các lớp đào tạo nghề như may vá, sửa chữa điện dân dụng…). với mong muốn các em tự lập, có thể tự nuôi sống bản thân, sống hòa nhập với xã hội. Trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi giới thiệu về bà Phan Thị Phúc cùng những nỗ lực không ngừng nghỉ của bà vì trẻ em khuyết tật.
|
Ngày phát hành 0:0 | 3/9/2014 - Cuộc sống của những đứa trẻ phải sống cùng mẹ tại trại giam Phú Sơn 4, tỉnh Thái Nguyên. - Thực trạng tội phạm cờ bạc qua Internet.
|
Ngày phát hành 23:0 | 2/8/2022 Mượn chốn không gian yên bình nơi cửa Phật, cô giáo Lê Thị Hòa, giáo viên
trường tiểu học Đông Sơn đã đứng ra mở lớp học tình thương cho trẻ khuyết tật bẩm sinh
nặng, không thể hòa nhập với môi trường Sư phạm bình thường. Dù bận bịu công việc cơ
quan và gia đình, nhưng 17 năm qua, cô Hòa “như cánh chim không mỏi” miệt mài mang
tri thức và tình cảm của mình giúp các em kém may mắn. Để rồi mỗi dịp cuối tuần, “mái
ấm” nhỏ giữa thôn Đông Cựu lại rộn ràng bước chân đến lớp.
|
Ngày phát hành 9:13 | 19/12/2023 Hình ảnh gây bức xúc dư luận mấy ngày qua là cảnh 11 học sinh tiểu học bán trú ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai phải chia nhau 2 gói mì tôm trong bữa ăn sáng, mà lẽ ra, các em phải được hưởng khẩu phần gấp nhiều lần thế. Hiệu trưởng nhà trường đã nhận sai và bị tạm đình chỉ công tác phục vụ điều tra của ngành chức năng. Câu hỏi đặt ra là vì sao những người làm quản lý giáo dục lại có thể làm như thế với những đứa trẻ con nhà nghèo ở miền núi phải vất vả đi tìm cái chữ cho đời mình.
|
Ngày phát hành 9:44 | 18/11/2024 Hơn 10 năm qua, Đại úy Lê thị Hồng Lụa - cô giáo mang quân hàm công an gắn bó với ngôi Trường Giáo dưỡng số 2 thuộc Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc đặt tại xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Học sinh của cô ở đây rất đặc biệt, đều ở tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đa số có hoàn cảnh bất hạnh, lại quen lối sống buông thả ngoài xã hội. Việc quản lý đã khó khăn, việc dạy chữ còn khó khăn hơn bởi đa số các em trước khi vào trường đã bị đuổi học, bỏ học, thất học…Nhưng bằng cả tâm huyết và trách nhiệm, cô giáo công an Lê Thị Hồng Lụa đã kiên trì rèn giũa, lồng ghép bài giảng với bài học cuộc sống để cảm hóa, giúp các em nhận ra lỗi lầm và suy nghĩ tích cực, quyết tâm trở thành người tốt, sống có ích. Cô giáo, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa vinh dự được tuyên dương trong Chương trình chia sẻ cùng thầy cô do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Tập đoàn Thiên Long tổ chức tối 15/11/2024 tại Hà Nội.
|
Ngày phát hành 16:43 | 18/11/2024 Hơn 10 năm qua, Đại úy Lê thị Hồng Lụa - cô giáo mang quân hàm công an gắn bó với ngôi Trường Giáo dưỡng số 2 thuộc Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc đặt tại xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Học sinh của cô ở đây rất đặc biệt, đều ở tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đa số có hoàn cảnh bất hạnh, lại quen lối sống buông thả ngoài xã hội. Việc quản lý đã khó khăn, việc dạy chữ còn khó khăn hơn bởi đa số các em trước khi vào trường đã bị đuổi học, bỏ học, thất học…Nhưng bằng cả tâm huyết và trách nhiệm, cô giáo công an Lê Thị Hồng Lụa đã kiên trì rèn giũa, lồng ghép bài giảng với bài học cuộc sống để cảm hóa, giúp các em nhận ra lỗi lầm và suy nghĩ tích cực, quyết tâm trở thành người tốt, sống có ích. Cô giáo, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa vinh dự được tuyên dương trong Chương trình chia sẻ cùng thầy cô do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Tập đoàn Thiên Long tổ chức tối 15/11/2024 tại Hà Nội.
|
Ngày phát hành 12:23 | 22/3/2022 Tại Hà Nội, một Ngân hàng Sữa mẹ đầu tiên đã khai trương sáng nay (22/3), ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Đây cũng là mô hình Ngân hàng sữa mẹ đầu tiên trên cả nước được thiết lập và vận hành tại bệnh viện chuyên khoa nhi, mở ra cơ hội sống cho hàng nghìn trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân, mắc bệnh lý, đặc biệt là những trẻ vừa mới sinh ra nhưng mẹ bị nhiễm Covid-19.
|