Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 10:1 | 25/5/2021 Trong buổi làm việc với Bộ GD&ĐT mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu “học thật, thi thật, nhân tài thật”. Yêu cầu này cũng chính là 3 khâu đột phá lớn mà Bộ GD&ĐT cần giải quyết dứt điểm để tạo động lực có tác động lan tỏa mạnh trong ngành giáo dục. Bởi con người là nhân tố quan trọng, trong đó “nhân tài thật” quyết định cho sự thành bại của sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người. Chính phủ cũng vừa phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030 (gọi tắt là Đề án 89). Theo đó, dự kiến trong 10 năm tới sẽ đào tạo khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ và trên 300 giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ. Điều đáng nói là trước Đề án 89 thì Việt Nam đã có hai đề án về đào tạo tiến sĩ cho các cơ sở giáo dục Đại học bằng ngân sách nhà nước là Đề án 322, Đề án 911. Mỗi đề án đều có kinh phí hàng nghìn tỷ nhưng dư luận cũng đặt rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của những đề án này. GS Phạm Hồng Quang, Giám đốc Đại học Thái Nguyên bàn luận về nội dung này:
|
Ngày phát hành 20:43 | 27/3/2023 Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài. Nhiều địa phương đã tích cực triển khai các chính sách cụ thể như ưu tiên tuyển thẳng, ưu đãi cấp nhà, chính sách lương và hỗ trợ ban đầu, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, ... để thu hút nhân tài về làm việc trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, kinh tế, kỹ thuật- công nghệ.
Tuy nhiên, các chính sách này chưa phát huy hiệu quả như mong muốn; sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, người có trình độ học vị, học vấn cao đăng ký tuyển vào các cơ quan, tổ chức hành chính sự nghiệp chưa cao.
|
Ngày phát hành 0:0 | 16/11/2017 - Phát biểu tại lễ trao giải Nhân tài Đất Việt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi một xã hội học tập và sáng tạo không ngừng để phát triển đất nước. - Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn với phần chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng và Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn. - Báo động nạn hàng giả, hàng nhái khiến doanh nghiệp làm ăn chân chính điêu đứng. - Cần Thơ xác nhận ca tử vong đầu tiên trong năm nay vì bệnh chân tay miệng. Còn tại Bình Dương xảy ra trường hợp hy hữu khi 2 phụ nữ nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì bị pháp sư đánh... trừ tà. - Chỉ vài giờ sau khi Tòa án Tối cao Campuchia ra phán quyết giải thể Đảng Cứu quốc, Thủ tướng Campuchia khẳng định tổng tuyển cử năm tới vẫn diễn ra đúng kế hoạch. - Bình luận: Phải coi rau quả là sản phẩm chủ lực quốc gia.
|
Ngày phát hành 17:32 | 28/5/2021 - "Nhân tài thật": Nhìn từ câu chuyện đào tạo tiến sỹ. - Chọn trường nghề, hướng đi cho học sinh không thi vào lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh.
|
Ngày phát hành 19:30 | 1/9/2023 Bộ Giáo dục Trung Quốc cùng 9 cơ quan chính phủ khác của nước này vừa công bố kế hoạch hành động nhằm khuyến khích tuyển dụng lại những giáo viên đã nghỉ hưu để tận dụng kinh nghiệm và chuyên môn của những cán bộ này. Đây là một phần trong chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục cơ bản, khắc phục điểm yếu của giáo dục Trung Quốc là mất cân bằng giữa các vùng miền, từng bước hiện thực hóa tham vọng “cường quốc nhân tài” mà các nhà lãnh đạo nước này đã đề ra trong kỷ nguyên mới. Góc nhìn của PV Tuấn Đạt - Thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc.
|
Ngày phát hành 8:36 | 27/9/2023 Các chính sách thu hút nhân tài ở Hà Nội hiện tại mới chỉ tập trung vào tuyển dụng đối với một số đối tượng cụ thể; chưa chú trọng đến môi trường làm việc, mức lương, thu nhập, cơ hội học tập, thăng tiến và các chế độ đãi ngộ khác; chưa tạo được sự cạnh tranh so với khu vực tư, nên chưa đủ sức hấp dẫn. Đây là thực tế được Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu tại phiên họp thứ 26 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khi bàn về Dự án Luật Thủ đô ( sửa đổi) diễn ra vào ngày 20/9 vừa qua. Có thể thấy Hà Nội đang rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao, bởi đây là lực lượng có đóng góp quan trọng vào phát triển Thủ đô. Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét vào kỳ họp tháng 10 tới, quy định cụ thể về đối tượng thu hút, chế độ đãi ngộ nhân tài. “Luật hóa” cơ chế thu hút, đãi ngộ nhân tài trong Luật Thủ đô sửa đổi có thực sự trao cơ hội cho nhân tài thể hiện, phát triển và khơi thông những điểm nghẽn trong thu hút nguồn lực con người hay không?
|
Ngày phát hành 17:0 | 25/7/2024 Sáng nay, tại Hà Nội, Học viện Hành chính Quốc gia phối hợp với Quỹ đổi mới sáng tạo VinGroup tổ chức Hội thảo khoa học “Lãnh đạo thích ứng trong bối cảnh nhiều thay đổi – từ lý luận đến thực tiễn”. Hội thảo có sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, chuyên gia và doanh nghiệp. Các đại biểu cho rằng: “Lãnh đạo thích ứng” là khả năng nhìn nhận môi trường nhanh chóng, thích ứng và tạo giải pháp sáng tạo cho những thách thức mới. Lãnh đạo có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ quan, đơn vị, tổ chức thích ứng nhanh chóng với các thay đổi trong ngành công nghiệp, công nghệ, thị trường và văn hóa tổ chức. Do đó, cần có chính sách và chương trình đột phá hơn nữa để thu hút và trọng dụng nhân tài.
|
Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2020 - Bồi dưỡng, đặc cách nhân tài làm sao để tránh được bất công? - Cuộc sống mưu sinh của nhiều người miền Tây di cư lên Sài Gòn. - Những sắc màu Giáng sinh lấp lánh, ấm áp.
|
Ngày phát hành 23:9 | 8/1/2021 Có được thành tích trong học tập là cả một quá trình nỗ lực phấn đấu của các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh. Tuy nhiên, để những nhân tài của đất nước đã được nhận diện qua các kỳ thi quốc tế phát huy được khả năng, trí tuệ của mình đóng góp cho sự phát triển của đất nước là cả câu chuyện đáng bàn. Bộ GDĐT đã có chủ trương thế nào trong việc phát hiện và bồi dưỡng những học sinh xuất sắc này? Ông Phạm Quốc Khánh, Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đơn vị chủ trì trực tiếp tham mưu tổ chức các kỳ thi sẽ cùng trao đổi về vấn đề này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 29/1/2016 - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm, chúc Tết và nói chuyện thân mật với cán bộ chiến sĩ Học viện Hậu cần. - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1 năm nay. - Theo kết quả bảng xếp hạng mới đây, năng lực cạnh tranh nhân tài của Việt Nam đang bị tụt lại khá xa so với các nước trong khu vực. - Hôm nay các ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa Mỹ tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp thứ 7 trên truyền hình nhằm giành tấm vé duy nhất đại diện cho đảng này trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Tuy nhiên, cuộc tranh luận này không có sự tham gia của tỷ phú Donal Trump, ứng cử viên nặng ký, khi ông bất ngờ tuyên bố tẩy chay cuộc tranh luận này. - Nhiều nước Mỹ Latinh và Ca-ri-bê tiến hành hàng loạt các biện pháp mạnh để đối phó với dịch Zi-ka. Động thái này diễn ra sau khi Tổ chức Y tế Thế giới ra cảnh báo, loại vi-rút này đang lan nhanh một cách bùng nổ với mức độ báo động.
|
Ngày phát hành 15:44 | 9/8/2023 Thu hút, trọng dụng nhân tài luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Các bộ, ngành, địa phương cũng đã triển khai nhiều chính sách cụ thể để thu hút nhân tài trong các lĩnh vực như: y tế, tài chính, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ,…Vậy nhưng, trong thực tế, các chính sách này chưa phát huy hiệu quả như mong muốn nên chưa giữ chân được người tài và chưa thúc đẩy được những đóng góp của họ vào lợi ích chung của đất nước.
|
Ngày phát hành 11:49 | 26/2/2022 Loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán Sơ-uýp (SWIFT-một mạng lưới bảo mật cao kết nối hơn chục nghìn tổ chức tài chính khắp thế giới) và chặn hoạt động xuất khẩu dầu, khí đốt của Nga là các lựa chọn cứng rắn hơn mà phương Tây có thể áp đặt sau khi Nga thực hiện chiến dịch đặc biệt tại miền Đông Ukraine. Tuy nhiên những biện pháp này được cho là không chỉ tác động đến nền kinh tế Nga mà còn cả các quốc gia phương Tây cũng như phần còn lại của thế giới, khiến các nước đang phải cân nhắc thận trọng.
|
Ngày phát hành 0:0 | 28/7/2016 Quốc hội khóa 14 vừa chính thức lựa chọn người đứng đầu Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, đặt lên vai Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc những trọng trách nặng nề - đầy thách thức. Bài phát biểu đầu tiên trước kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 14 của tân Thủ tướng Chính phủ đã tạo ra nhiều hy vọng và cảm hứng về một bộ máy Chính phủ liêm chính và chân thành, sẽ cống hiến tận lực trong điều hành đất nước. Bình luận của biên tập viên Thu Liên.
|
Ngày phát hành 7:53 | 22/9/2023 Các chính sách thu hút nhân tài ở Hà Nội hiện tại mới chỉ tập trung vào tuyển dụng đối với một số đối tượng cụ thể; chưa chú trọng đến môi trường làm việc, mức lương, thu nhập, cơ hội học tập, thăng tiến và các chế độ đãi ngộ khác; chưa tạo được sự cạnh tranh so với khu vực tư, nên chưa đủ sức hấp dẫn. Đây là thực tế được Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu tại phiên họp thứ 26 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khi bàn về Dự án Luật Thủ đô ( sửa đổi). Phiên họp vừa diễn ra cách đây 2 ngày. Hà Nội đang rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao, bởi đây là lực lượng có đóng góp quan trọng vào phát triển Thủ đô. Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét vào kỳ họp tháng 10 tới, quy định cụ thể về đối tượng thu hút, chế độ đãi ngộ nhân tài. “Luật hóa” cơ chế thu hút, đãi ngộ nhân tài trong Luật Thủ đô sửa đổi có thực sự trao cơ hội cho nhân tài thể hiện, phát triển và khơi thông những điểm nghẽn trong thu hút nguồn lực con người?
|
Ngày phát hành 0:0 | 29/6/2016 Khách mời: Ông Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.
|