logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 169 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Loạt bài: Lời giải nào cho bài toán thiếu điện ở Việt Nam? - Bài 1: “Căng thẳng nguồn cung điện… 2020” (24/12/2019)

Loạt bài: Lời giải nào cho bài toán thiếu điện ở Việt Nam? - Bài 1: “Căng thẳng nguồn cung điện… 2020” (24/12/2019)

Ngày phát hành 0:0 | 24/12/2019

Chúng ta đang bước vào những ngày cuối cùng của năm 2019, chứng kiến rất nhiều kết quả đạt được khá ấn tượng, trong đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm đạt trên 6,8% - thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực và trên thế giới. Có được điều đó, phải kể đến nỗ lực trong việc không ngừng đầu tư, hoàn thiện các cơ sở hạ tầng quan trọng, thiết yếu, trong đó có điện. Về cơ bản, điện đã được đảm bảo cho phát triển kinh tế và đời sống, với mức tăng trưởng điện đạt 8,93% so với năm 2018. Thế nhưng, nhìn lại năm 2019, có thể nói, “điện” vẫn là từ “nóng” nhất, được gọi tên nhiều nhất - từ nghị trường Quốc hội cho đến mỗi người dân. Khí hậu bất thường, nắng mưa, khô hạn - nhà nhà bàn về điện. Cao điểm mùa khô, cháy rừng ở miền Trung nhưng người người canh cánh nỗi lo mất điện miền Bắc. Năm 2019 có lẽ cũng là năm cho kết quả ghi nhận sự quan tâm đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực điện năng. Bằng chứng là trong suốt quá trình phát triển 65 năm, ngành điện mới có 147 nhà máy - tính công suất nguồn từ 30 MW trở lên được hòa lưới, đi vào vận hành. Nhưng chỉ trong 3 tháng (4,5,6) của năm 2019, đã có gần 90 nhà máy điện mới được đóng điện an toàn, hòa vào hệ thống điện quốc gia (cho dù công suất và tính năng của mỗi nguồn điện có khác nhau). Đây thực sự là một kỷ lục trong lịch sử của ngành Điện Việt Nam. Cũng có lẽ, chưa bao giờ đằng sau một chữ “điện” thôi nhưng lại xuất hiện nhiều những cụm từ đáng phải quan tâm đến thế. Từ những cảnh báo về “nguy cơ” thiếu điện do “vỡ” Quy hoạch đến đề xuất tăng “nhập khẩu” điện; Từ sự “tắc nghẽn cục bộ” của đường dây tải điện ở một vài địa phương đến đề xuất “xã hội hóa” hệ thống truyền tải điện… Đề xuất ấy, mong muốn thôi thúc ấy - có lẽ là bởi những cảnh báo về việc “thiếu điện” không còn là nguy cơ nữa, mà nó có thể bắt đầu ngay trong năm tới đây - năm mà chúng ta tăng tốc phát triển để hoàn thành, về đích các mục tiêu của giai đoạn 5 năm (2016-2020) và 10 năm (2011-2020); Và thiếu điện sẽ ngày càng trầm trọng hơn từ năm 2021 - khi bước vào giai đoạn phát triển mới (2021-2030). Cụ thể thì “điện” sẽ thế nào trong năm 2020? Nhập khẩu điện dễ hay khó? Xã hội hóa lưới điện ra sao? Và điều quan trọng là làm gì để có điện? Tiếp theo loạt bài “Làm gì để Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia không bị phá vỡ?” phát sóng mới đây, từ hôm nay (24/12) Đài Tiếng nói Việt Nam tiếp tục phát sóng loạt bài phân tích “Lời giải nào cho bài toán thiếu điện ở Việt Nam?” của phóng viên Nguyên Long. Bài đầu tiên có tựa đề “Căng thẳng nguồn cung điện… 2020”.

Trước tình hình giá lợn tăng tới 200% so với năm ngoái và Việt Nam trở thành nước có giá thịt lợn cao nhất thế giới, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đã ra công văn hoả tốc yêu cầu các tỉnh thống kê và có biện pháp ổn định gấp nguồn cung mặt hàng thịt lợn (Thời sự đêm 5/8/2018)

Trước tình hình giá lợn tăng tới 200% so với năm ngoái và Việt Nam trở thành nước có giá thịt lợn cao nhất thế giới, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đã ra công văn hoả tốc yêu cầu các tỉnh thống kê và có biện pháp ổn định gấp  nguồn cung mặt hàng thịt lợn (Thời sự đêm 5/8/2018)

Ngày phát hành 0:0 | 5/8/2018

- Lai Châu vẫn đang nỗ lực tìm kiếm 6 người mất tích trong mưa lũ, đồng thời hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại. Các địa phương khác như Cao Bằng, Hòa Bình, Điện Biên cũng đang nỗ lực ngày đêm, khi dự báo đêm nay và sáng mai các tỉnh Bắc Bộ tiếp tục có mưa, có nơi mưa to.
- Trước tình hình giá lợn tăng tới 200% so với năm ngoái và Việt Nam trở thành nước có có giá thịt lợn cao nhất thế giới, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đã ra công văn hoả tốc yêu cầu các tỉnh thống kê và có biên pháp ổn định nguồn cung mặt hàng thịt lợn gấp.
- 40 trường Đại học Cao đẳng công bố điểm xét tuyển năm nay, trong đó hầu hết mặt bằng điểm xét tuyển đều giảm từ 1-3 điểm so với năm ngoái.
- Nga áp dụng mức thuế mới đối với hàng loạt hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, nhằm đáp trả mức thuế đánh vào thép và nhôm mà Mỹ áp dụng với Nga.
- Indonesia đưa ra cảnh báo sóng thần sau trận động đất mạnh 7 độ Ritte xảy ra vào chiều tối nay.

Giá dầu thế giới tăng cao: Bàn về câu chuyện đảm bảo nguồn cung và điều hành giá xăng, dầu tại thị trường Việt Nam

Giá dầu thế giới tăng cao: Bàn về câu chuyện đảm bảo nguồn cung và điều hành giá xăng, dầu tại thị trường Việt Nam

Ngày phát hành 9:5 | 24/2/2022

Tác động từ tăng giá xăng dầu tới tăng trưởng chung của nền kinh tế cũng như áp lực lạm phát đang ngày càng hiện hữu. Để giảm áp lực lạm phát, phấn đấu tăng trưởng cả năm đạt từ 6-6,5% (theo mục tiêu Quốc hội đề ra) thì bắt buộc phải “tránh tăng giá đột biến các mặt hàng thiết yếu”, trong đó có xăng, dầu.
Công điện số 160 ngày 22/2/2022của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước đã chỉ rõ: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, quan trọng, nhạy cảm, dễ ảnh hưởng đến tâm lý người dân, tác động trực tiếp đến ổn định vĩ mô, do đó phải được quản lý, điều hành một cách khoa học, chặt chẽ, theo đúng quy định của pháp luật. “Giá dầu thế giới tăng cao: Bàn về câu chuyện điều hành giá xăng, dầu tại thị trường Việt Nam” là chủ đề của câu chuyện thời sự, với sự tham gia bàn luận của Chuyên gia NL, PGS. TS Bùi Xuân Hồi (ĐHBK Hà Nội).

Theo dòng thời sự ngày 03/02/2015: Hàng hóa phục vụ Tết có đảm bảo nguồn cung?

Theo dòng thời sự ngày 03/02/2015: Hàng hóa phục vụ Tết có đảm bảo nguồn cung?

Ngày phát hành 0:0 | 3/2/2015

- Xây dựng Đảng trước yêu cầu đổi mới.
- Hàng hóa phục vụ Tết có đảm bảo nguồn cung?
- Ngành giấy lao đao vì những khó khăn đã được báo trước.
- Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2015: Môn Địa lý và Vật lý "lên ngôi".
- Vì sao Hy Lap xúc tiến việc thuyết phục các nước đối tác chấp thuận cứu trợ vỡ nợ mới dành cho nước này?

Đảm bảo nguồn cung và giá xăng dầu - nhìn từ việc giải trình, chất vấn tại Phiên họp thứ 9 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (17/3/2022)

Đảm bảo nguồn cung và giá xăng dầu - nhìn từ việc giải trình, chất
vấn tại Phiên họp thứ 9 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (17/3/2022)

Ngày phát hành 8:55 | 17/3/2022

Giá các mặt hàng xăng dầu tăng liên tục trong vòng 3 tháng qua đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân. Nhiều mặt hàng đã tăng theo giá xăng dầu, nhất là khi giá xăng được điều chỉnh thêm hơn 2.900 đồng, tiến sát ngưỡng 30.000 đồng/lít hôm 11/3 vừa qua. Giá xăng dầu và việc đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu đã “ nóng” trong phiên chất vấn của Đại biểu Quốc hội với các thành viên Chính phủ và giải trình, trả lời chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài chính tại Phiên họp thứ 9 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội diễn ra hôm qua (16/03).
Đâu là giải pháp đảm bảo nguồn cung và giá cả - trong bối cảnh nhu cầu thế giới tăng cao và giá dầu thế giới vẫn tiếp tục biến động bất thường?

Kinh tế ngày 06/01/2015: Ngành Công thương tăng cường kiểm tra kiểm soát chất lượng, giá cả và đảm bảo nguồn cung hàng hóa Tết nguyên đán Ất Mùi.

Kinh tế ngày 06/01/2015: Ngành Công thương tăng cường kiểm tra kiểm soát chất lượng, giá cả và đảm bảo nguồn cung hàng hóa Tết nguyên đán Ất Mùi.

Ngày phát hành 0:0 | 6/1/2015

- Tăng cường kiểm tra kiểm soát chất lượng, giá cả và đảm bảo nguồn cung hàng hóa Tết nguyên đán Ất Mùi là nhiệm vụ trọng tâm ngành Công thương quý đầu năm 2015.
- Đẩy mạnh các giải pháp thi công an toàn các công trình giao thông.

Giải pháp ổn định nguồn cung thịt lợn cuối năm (20/11/2019)

Giải pháp ổn định nguồn cung thịt lợn cuối năm (20/11/2019)

Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2019

- Giải pháp nhằm ổn định nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm.
- Hướng dẫn trồng ngô ngọt cho năng suất cao.
- Tiềm năng du lịch ở đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị.

THỜI SỰ 18H CHIỀU 7/11/2022: Petrolimex và PVOil cam kết bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước từ nay đến cuối năm.

THỜI SỰ 18H CHIỀU 7/11/2022: Petrolimex và PVOil cam kết bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước từ nay đến cuối năm.

Ngày phát hành 19:49 | 7/11/2022

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ thăm chính thức Vương Quốc Campuchia từ ngày mai. Lĩnh vực kinh tế - thương mại - đầu tư Việt Nam – Campuchia sẽ là tiêu điểm của chuyến thăm.
- Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường, thảo luận dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, cùng một số dự án luật.
- Tại tọa đàm khoa học quốc tế “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới và ý nghĩa đối với thế giới đương đại”, nhiều đại biểu cho rằng, thực tế hiện nay đòi hỏi các nước xã hội chủ nghĩa phải tăng cường hơn nữa tình đoàn kết để vượt qua khó khăn.
- Hai doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn là Petrolimex và PVOil cam kết tăng lượng hàng nhập khẩu nhằm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước từ nay đến cuối năm.
- Nga kỷ niệm 105 năm Cách mạng Tháng mười - Cuộc cách mạng đã làm thay đổi tiến trình của lịch sử thế giới, mở ra giai đoạn đấu tranh giành độc lập, tự do và xây dựng nhà nước kiểu mới cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
- Chiến dịch vận động sự ủng hộ của Đảng Cộng hòa và Dân chủ tại Mỹ đang bước vào giai đoạn nước rút, trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ chính thức diễn ra vào ngày mai.

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 (10/1/2020)

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 (10/1/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 10/1/2020

- Dự báo điểm nóng an ninh mạng 2020.
- Bảo đảm nguồn cung hàng hóa dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
- Chile phát động chiến dịch du lịch ưa mạo hiểm.
- Khai mạc Olympic Thanh niên mùa Đông 2020 ở Thụy Sĩ.
- Học sinh đi trải nghiệm thực tế: Làm sao kiểm soát được rủi ro?
- Vở nhạc kịch "Hồ Thiên nga" phiên bản Việt, được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện văn hóa thể thao du lịch nổi bật năm 2019.

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 (12/12/2022)

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 (12/12/2022)

Ngày phát hành 15:26 | 12/12/2022

Năm nay, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán gần nhau nên dự kiến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa sẽ tăng và tập trung trong một giai đoạn ngắn. Dự trữ hàng hóa dịp này sẽ tăng khoảng 10 - 12% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu đối với một số mặt hàng thiết yếu như gạo, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến...Những tháng cuối năm là thời điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua sắm, tiêu dùng được đẩy mạnh nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ gia tăng vi phạm trong lưu thông, kinh doanh hàng hóa…Vấn đề là làm sao phải thực sự đảm bảo về số lượng, chất lượng hàng hoá, khuyến mại giảm thật, từ đó thúc đẩy sức mua của thị trường nội địa trong dịp cuối năm. Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội và đại diện một doanh nghiệp phân phối bán lẻ, bà Nguyễn Thùy Dương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bán lẻ BRG (BRG Retaill) cùng bàn luận vấn đề này.

Sử dụng xăng sinh học: Giải pháp phát triển nguồn cung bền vững (4/12/2017)

Sử dụng xăng sinh học: Giải pháp phát triển nguồn cung bền vững (4/12/2017)

Ngày phát hành 0:0 | 4/12/2017

- Đảm bảo nguồn cung xăng sinh học: Những cam kết từ doanh nghiệp.
- Đảm bảo nguồn nguyên liệu bền vững cho sản xuất xăng E5: Khuyến nghị từ chuyên gia.

Yêu cầu đặt ra trong việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho vùng dịch phải thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg- thực tế từ TP Hồ Chí Minh

Yêu cầu đặt ra trong việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho vùng dịch phải thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg- thực tế từ TP Hồ Chí Minh

Ngày phát hành 11:50 | 18/7/2021

Đợt dịch covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam đã và đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp, nhiều thách thức với đa ổ dịch, đa nguồn lây và đa biến chủng. Hiện nay, dịch covid-19 đã xuất hiện ở 58/63 tỉnh, thành trong cả nước. Ngay trong ngày hôm qua, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo quy định tại Chỉ thị số 16 đối với 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam (bao gồm cả TP Hồ Chí Minh). Nhìn lại thời gian qua, có thể thấy, mặc dù đã có sự chủ động trong việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân, tuy nhiên, ở nhiều nơi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh những ngày gần đây vẫn xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, thậm chí đã có tình trạng người dân không tiếp cận được với nguồn thực phẩm thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày… Nguyên nhân do đâu? Những vấn đề gì đặt ra - cần phải tháo gỡ trong việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho vùng dịch - nhìn thực tế từ TP Hồ Chí Minh? Nội dung này được bàn luận trong 45 phút của Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của hai vị khách mời là ông Hoàng Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương và ông Nguyễn Duy Minh - Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (tại TP. Hồ Chí Minh):

Nguồn cung bất động sản thành phố Hồ Chí Minh giảm mạnh (11/7/2019)

Nguồn cung bất động sản thành phố Hồ Chí Minh giảm mạnh (11/7/2019)

Ngày phát hành 0:0 | 11/7/2019

- Nguồn cung bất động sản thành phố Hồ Chí Minh giảm mạnh.
- Tập đoàn CMC chào bán 25 triệu cổ phần cho Samsung.

Những vấn đề đặt ra khi Điện là trung tâm chuyển đổi năng lượng - Bài 2: Nguồn cung nào đảm bảo khi nhu cầu điện tăng cao?

Những vấn đề đặt ra khi Điện là trung tâm chuyển đổi năng lượng - Bài 2: Nguồn cung nào đảm bảo khi nhu cầu điện tăng cao?

Ngày phát hành 13:46 | 7/7/2022

Trong bài đầu tiên của loạt bài “Những vấn đề đặt ra khi Điện là trung tâm chuyển đổi năng lượng” đã chỉ rõ, với sự tiện dụng của điện, lại an toàn, hiệu quả, ít phát thải hơn so với các loại nhiên liệu truyền thống khác (như xăng, dầu, than, gas…) trong tiêu dùng của nhiều bà nội trợ; kể cả những tính toán được - hơn trong hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải… điện đang trở thành trung tâm chuyển đổi năng lượng của nhiều nước trên thế giới, mà Việt Nam không là ngoại lệ.
Vấn đề đặt ra là làm sao để đảm bảo điện phục vụ cho sự phát triển - khi bản thân ngành điện cũng phải chuyển đổi năng lượng - thực hiện lộ trình xanh hơn, sạch hơn, từ ít phát thải hơn đến đưa phát thải về 0 vào năm 2050 theo cam kết Net-Zero của Chính phủ tại COP 26? Bài 2 của loạt bài “Những vấn đề đặt ra khi Điện là trung tâm chuyển đổi năng lượng” đề cập nội dung này.

THỜI SỰ 21H30 ĐÊM 31/7/2023: Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết đã có nguồn cung thuốc điều trị bệnh tay chân miệng

THỜI SỰ 21H30 ĐÊM 31/7/2023: Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết đã có nguồn cung thuốc điều trị bệnh tay chân miệng

Ngày phát hành 21:5 | 31/7/2023

Nghị quyết của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến năm 2030 Cần Thơ là thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc văn hóa sông nước vùng ĐBSCL
- Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp theo trình tự, thủ tục rút gọn
- Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết đã có nguồn cung thuốc điều trị bệnh tay chân miệng
- Liên minh Châu Âu, Đức và Pháp tuyên bố ngừng viện trợ tài chính cũng như hợp tác phát triển với Ni-giê sau vụ đảo chính lật đổ Tổng thống tại quốc gia này
- Bộ Ngoại giao Iran khẳng định sẵn sàng quay trở lại tiến trình đàm phán với với phương Tây để tìm kiếm giải pháp cho vấn đề hạt nhân

12345678910...

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h59-6h00 Báo giờ
6h28-6h30 Quảng cáo
7h00-8h30 Theo dòng TS
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Đối thoại
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: