Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 16:53 | 15/11/2021 Tại Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (COP26) vừa diễn ra (từ ngày 31/10 đến 12/11 ở Glasgow - Vương Quốc Anh), các nhà lãnh đạo của Liên minh Nước và Khí hậu đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp về hành động tổng hợp bảo vệ nguồn nước. Theo các chuyên gia, biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nước và các rủi ro liên quan đến nước. Hiện có khoảng 3,6 tỷ người không được tiếp cận với nước trong ít nhất một tháng mỗi năm, và con số này dự kiến sẽ tăng lên hơn 5 tỷ người vào năm 2050. Ở Việt Nam, nước không chỉ phục vụ mục đích sinh hoạt trong đời sống, nuôi trồng trong nông nghiệp và các ngành kinh tế mà còn có vai trò quan trọng trong sản xuất điện, hiện cung cấp khoảng 35 - 40% sản lượng điện cho đất nước. Thời gian qua, do tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến nơi thì phải xả lũ vì mưa bão, nơi thì khô hạn, khan hiếm nước… gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Nhưng tựu chung, Việt Nam là một quốc gia thiếu nước, khan hiếm nước! Chương trình chuyên gia của bạn hôm nay có chủ đề: “Những vấn đề đặt ra trong việc sử dụng hiệu quả nguồn nước, nguồn điện ở Việt Nam” với sự tham gia của ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam.
|
Ngày phát hành 0:0 | 30/1/2015 Khách mời là ông Đỗ Mộng Hùng, Trưởng ban Kỹ thuật sản xuất, Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
|
Ngày phát hành 21:20 | 10/1/2022 Để đảm bảo nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân năm 2022 của khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, theo kế hoạch có 3 đợt xả nước từ các hồ thuỷ điện ở miền Bắc xuống hạ du. Đợt đầu tiên đã hoàn thành, từ ngày 04/01 đến ngày 06/01. Theo kế hoạch, đợt 2 các tỉnh Trung du và Đồng Bằng Bắc Bộ sẽ lấy nước từ ngày 15/01 đến ngày 22/01 và đợt 3, từ ngày 13/02 đến ngày 17/02. Trong điều kiện nguồn nước đang ngày càng trở nên khan hiếm, biến đổi khí hậu diễn biến bất thường, trong khi nhu cầu nước cho các ngành kinh tế, đời sống và môi trường ngày càng tăng. “Sử dụng hiệu quả nguồn điện, nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2022” là chủ đề của Chương trình Chuyên gia của bạn. Chương trình có sự tham gia của ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Công trình thuỷ lợi, Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và ông Nguyễn Quốc Chính, Phó Trưởng Ban kỹ thuật sản xuất, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
|
Ngày phát hành 16:48 | 16/10/2024 Theo Quy hoạch Điện VIII, đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện chạy bằng nhiên liệu khí LNG có thể đạt 22.400 MW (chiếm ~ 26.5% so với công suất đặt thời điểm hiện tại của hệ thống điện); Công suất nguồn điện gió ngoài khơi đạt 6.000 MW (chiếm ~ 4% công suất đặt của hệ thống điện). Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có các cơ chế (về sản lượng điện huy động, giá điện) để phát triển điện khí thiên nhiên trong nước, điện khí LNG hay điện gió ngoài khơi (ĐGNK). Điều này sẽ tạo ra rào cản, không thu hút được các nhà đầu tư và có nguy cơ làm chậm tiến độ các nguồn điện theo Quy hoạch Điện VIII. Thông tin được đưa ra tại toạ đàm “Luật điện lực sửa đổi: Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung” (theo tinh thần Nghị quyết 55-NQ/TW, Kết luận 76-KL/TW của Bộ chính trị) do Hội dầu khí Việt Nam (VPA) tổ chức hôm nay (16/10/2024).
|
Ngày phát hành 0:0 | 23/11/2014 Khách mời là Ông Văn Phú Chính - Phó Chánh văn phòng thường trực - Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Ông Đỗ Đức Quân - Vụ trưởng Vụ Thủy điện, Tổng cục Năng lượng, Bộ Công thương và Ông Nguyễn Hồng Thạch - Ban An toàn - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
|
Ngày phát hành 16:53 | 19/8/2023 Là quốc gia đang phát triển, nhu cầu sử dụng năng lượng của Việt Nam rất lớn. Theo tính toán, điện năng đang chiếm hơn 70% tổng năng lượng tiêu thụ trên toàn quốc. Nhu cầu tiêu thụ điện thương phẩm giai đoạn 2016-2022 tăng trưởng bình quân 7,72%/năm. Đáng kể, tại nhiều thời điểm mùa khô, phụ tải điện toàn quốc tăng cao đột biến (tăng tới hơn 12%). Trong khi các nguồn nhiên liệu có hạn, Việt Nam đã phải nhập khẩu tất cả các nguồn năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện như than, dầu, khí. Vì vậy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những nội dung quan trọng, được nhấn mạnh trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh các nguồn nguyên nhiên liệu trên thế giới ngày càng trở nên khan hiếm và đắt đỏ.
|
Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2016 Khách mời tham gia chương trình là ông Vũ Xuân Khu, Phó giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
|
Ngày phát hành 0:0 | 13/1/2018 Khách mời: Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ông Nguyễn Quốc Chính, Phó trưởng ban Kỹ thuật sản xuất, Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
|
Ngày phát hành 0:0 | 18/7/2016 - "Băng giá” ngấp nghé trở lại với mối quan hệ giữa Iran với Mỹ. - Biến hồ tử thần Ki-vu thành nguồn điện năng.
|
Ngày phát hành 13:40 | 16/5/2023 Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điện 8 - Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai các dự án nguồn điện, lưới điện quốc gia. - Hơn 9 nghìn chỉ tiêu việc làm tại phiên giao dịch việc làm trực tuyến, kết nối 8 tỉnh, thành phố. - Doanh nghiệp thích ứng với tiêu chí xanh, đáp ứng yêu cầu giữ thị trường và tăng giá trị xuất khẩu. - Đoàn Thể thao Việt Nam vượt chỉ tiêu thành tích tại SEA Games 32 với 124 huy chương vàng. - Liên Hợp Quốc lần đầu tiên tổ chức tưởng niệm Ngày Thảm họa của người Palestin, kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực nhiều hơn để tìm kiếm giải pháp hòa bình và lâu dài cho cuộc xung đột giữa Palestin và Israel. - Brazil xác nhận trường hợp mắc cúm gia cầm đầu tiên ở chim hoang dã. - Trong khi đó, nhiều quốc gia Đông Nam Á có bước điều chỉnh, sau thông báo của Tổ chức Y tế thế giới chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với đại dịch COVID-19
|
Ngày phát hành 16:17 | 18/7/2024 Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống 06 tháng đầu năm 2024 ước đạt khoảng 152 tỷ kWh, tăng hơn 12,4% so với cùng kỳ năm 2023. Mức tăng này đã cao hơn nhiều so với dự báo nhu cầu điện giai đoạn 2023-2025 (tại Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo là khoảng 8,5%/năm). Do vậy, việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả phải được xem là giải pháp quan trọng, cấp bách nhằm tiếp tục duy trì ổn định an ninh năng lượng, tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững.
Chương trình chuyên gia của bạn hôm nay có chủ đề: “Coi trọng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn điện: đường đến phát triển bền vững”, với sự tham gia của ông Trần Viết Nguyên - Phó Trưởng ban Kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
|
Ngày phát hành 0:0 | 28/11/2019 Khách mời là ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng ban Kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
|
Ngày phát hành 0:0 | 20/6/2014 Khách mời tham gia chương trình là ông Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN và PTNT và ông Đỗ Mộng Hùng, Trưởng ban kỹ thuật sản xuất, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
|
Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2017
|
Ngày phát hành 13:30 | 19/7/2024 Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 20/CT-TTg về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo, “các cơ sở sử dụng năng lượng có điện năng tiêu thụ từ 01 triệu kWh/năm trở lên phải tiết kiệm ít nhất 2% điện năng tiêu thụ trên một đơn vị sản phẩm mỗi năm, hoặc phải tiết kiệm ít nhất 2% tổng điện năng tiêu thụ trong năm”. Trên thực tế, tiềm năng tiết kiệm điện trong khối sản xuất nói riêng, trong tiêu dùng điện nói chung ở nước ta còn lớn hơn nhiều. Việc sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh cho chính doanh nghiệp mà còn giảm phải đầu tư thêm nguồn điện mới. Qua đó, góp phần giảm cường độ năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, đưa mục tiêu phát thải ròng về không vào năm 2050 theo cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP 26. Bài viết: Sử dụng hiệu quả nguồn điện trong sản xuất: Lợi ích "3 trong 1” của PV Nguyên Long đề cập nội dung này:
|