Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 16:30 | 23/8/2024 Ngày 23/8/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị công bố Quyết định xác lập ví trí, ranh giới và diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải. Với quyết định này, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải được xác định rõ ràng về diện tích và tọa độ để tiếp tục được bảo vệ, phát triển, góp phần chống biến đổi khí hậu; đồng thời cũng sẽ chấm dứt những ý kiến trái chiều thời gian qua về diện tích thực tế của khu bảo tồn này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 5/2/2017 - Chủ tịch nước Trần Đại Quang dâng hương khai xuân tại Hoàng Thành Thăng Long. - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức mít tinh ngày Quốc tế Đất ngập nước với chủ đề "Đất ngập nước giúp giảm nhẹ thiên tai" và phát động chiến dịch trồng cây ngập mặn ven biển để ứng phó với biến đổi khí hậu. - Sau 2 vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng xảy ra hôm qua, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Trương Hòa Bình yêu cầu xóa hết đường ngang dân sinh trái phép và Chủ tịch UBND tỉnh phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng này. - Cơ quan cảnh sát điều tra Công huyện Chương Mỹ, Hà Nội thực hiện lệnh khởi tố vụ án để điều tra việc hành hung thương binh Hoàng Tiến Vin. - Trung Quốc phản đối mạnh mẽ quan hệ đồng minh của Mỹ và Nhật Bản, cũng như sự ủng hộ của Mỹ đối với Nhật Bản trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. - Rumani sẽ hủy bỏ sắc lệnh miễn truy tố và trả tự do cho một loạt chính trị gia bị cáo buộc lợi dụng chức vụ gây thất thoát tài sản nhà nước.
|
Ngày phát hành 11:2 | 30/3/2022 Để khắc phục tình trạng kém an toàn giao thông tại các điểm ngập nước ven các tuyến quốc lộ ở vùng ĐBSCL, các đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải đang triển khai nâng cấp mặt đường tại các “điểm nóng” này. Tuy nhiên các công trình này cần thi công khẩn trương và có phương án đảm bảo an toàn giao thông.
|
Ngày phát hành 19:4 | 1/2/2023 Công ước về các vùng đất ngập nước (gọi tắt là Công ước Ramsar) là một hiệp ước liên chính phủ được thông qua ngày 02 tháng 02 năm 1971 tại thành phố Ramsar ở phía bờ nam biển caspian của Iran. Ramsar Với sứ mạng “Bảo tồn và sử dụng một cách khôn khéo các vùng đất ngập nước thông qua hành động của địa phương, của khu vực, của quốc gia và hợp tác quốc tế nhằm góp phần đạt được mục tiêu phát triển bền vững trên toàn thế giới”, hiện nay đã có 172 quốc gia tham gia. Để kỷ niệm sự kiện quan trọng này, các quốc gia thành viên Công ước đã chọn ngày 02/02 hàng năm là Ngày Đất ngập nước Thế giới. Chủ đề của Ngày đất ngập nước Thế giới năm nay là: “Hãy phục hồi đất ngập nước ngay từ hôm nay - Hơn 35% diện tích đất ngập nước tự nhiên đã bị mất trong 50 năm qua. Lựa chọn, tiếng nói và hành động của bạn thúc đẩy xu hướng phục hồi đất ngập nước” nhằm nêu bật nhu cầu cấp thiết phải ưu tiên phục hồi các vùng đất ngập nước và kêu gọi tất cả mọi người thực hiện các hành động để phục hồi đất ngập nước bị suy thoái.
|
Ngày phát hành 0:0 | 15/8/2019
|
Ngày phát hành 0:0 | 9/2/2017 - Vai trò của rừng ngập mặn nói riêng và đất ngập nước nói chung với đời sống con người. - Đan Mạch sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có “Đại sứ kỹ thuật số”. Chức danh này được thiết kế nhằm xây dựng quan hệ với các đại gia công nghệ trên toàn cầu. - Hội hát Trống quân của người dân làng Bùi Xá (xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). - Những lời khuyên hữu ích của chuyên gia trong việc điều trị các bệnh lý về thận.
|
Ngày phát hành 16:27 | 30/7/2022 Việt Nam có gần 12 triệu ha đất ngập nước, trong đó chưa kể diện tích sông, suối ngập nước theo mùa và suối, điểm nước nóng, nước khoáng, chiếm 37% tổng diện tích đất tự nhiên toàn quốc, được phân bố ở mọi vùng sinh thái với sự đa dạng về các kiểu loại và phong phú về đa dạng sinh học. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển kinh tế, nhu cầu tiêu thụ tài nguyên lớn, các phương thức tiêu thụ, sử dụng tài nguyên vẫn còn chưa bền vững... đang khiến cho đa dạng sinh học tại các vùng đất ngập nước bị suy giảm với tốc độ nhanh. Nạn phá rừng, tiêu thụ trái phép động, thực vật hoang dã vẫn tiếp tục diễn ra, ô nhiễm môi trường là những mối đe dọa tới đa dạng sinh học tại các vùng đất ngập nước. Đây cũng là nội dung Chương trình Đối thoại ngày hôm nay với sự tham gia của các vị khách mời: Bà Trần Thị Kim Tĩnh, Phó trưởng phòng Sinh thái và Cảnh quan thiên nhiên, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường; TS Phạm Hữu Khánh, Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Vườn Quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai.
|
Ngày phát hành 10:55 | 20/2/2022
Lây-la Rút-am, Nữ DJ đầu tiên của Ba Ranh- một quốc gia Hồi giáo còn nhiều định kiến đối với nữ giới - Sản xuất nông nghiệp thuận tự nhiên chuyện ở vùng đất ngập nước ven vườn Quốc gia Xuân Thủy, thuộc xã Giao An, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định - Ấm áp đám cưới tập thể cho 20 cặp đôi y bác sĩ phải hoãn cưới để chống dịch
|
Ngày phát hành 11:10 | 2/8/2023 Việc bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái của các vùng đất ngập nước góp phần quan trọng cân bằng sinh thái, dinh dưỡng, sinh tồn của nhiều loài động vật hoang dã; lưu trữ carbon; ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, bảo vệ các vùng đất ngập nước cũng chính là bảo vệ sự sống của nhân loại.
|
Ngày phát hành 10:20 | 8/7/2022 Nhiều diện tích rừng ngập mặn được trồng tại vùng biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây đã bắt đầu phát huy tác dụng trong việc che chắn cho đất liền trong mùa mưa bão. Vành đai rừng ngập mặn được đầu tư, mở rộng, không chỉ giúp địa phương ứng phó vớibiến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp mà còn tạo sinh kế cho nhiều người dân ven phá Tam Giang.
|
Ngày phát hành 15:30 | 29/9/2022 Các vùng đất ngập nước phải được bảo tồn, sử dụng bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và tuân thủ các nghĩa vụ thành viên tại các Công ước quốc tế. Đây là mục tiêu của Chỉ thị số 1975 của Thủ tướng Chính phủ tại “Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2021 - 2030”.
|
Ngày phát hành 16:39 | 25/9/2022 Chúng tôi đến vườn quốc gia Cát Tiên đúng vào thời điểm mùa khô đang diễn ra gay gắt nhất. Vườn quốc gia Cát Tiên có diện tích gần 72.000 héc ta nằm trên địa bàn các huyện Cát Tiên và Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng và Tân Phú và Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Vườn được bảo tồn và chia thành 2 khu vực là Nam Cát Tiên và Tây Cát Tiên. Khu vực Cát Lộc, phía Bắc Cát Tiên cũng được bảo tồn.
|
Ngày phát hành 0:0 | 21/8/2015 - Thủ tướng Chính phủ đề nghị thành phố Hồ Chí Minh giải quyết tình trạng ngập nước trong 5 năm tới. - Tại Hà Nội, vụ vỡ đường ống nước sông Đà lần thứ 13 vẫn đang khiến hàng nghìn hộ dân mất nước sinh hoạt. Sở Xây dựng Hà Nội dự báo, nguy cơ vỡ đường ống nước này có khả năng tiếp tục xảy ra. - Quảng Ninh nỗ lực tìm kiếm nạn nhân cuối cùng sau vụ tai nạn lao động ở Công ty than Hòn Gai vào sáng qua. - Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường thường xuyên cập nhật thông tin xét nguyện vọng bổ sung từ ngày 25/8 đến hết ngày 15/9 tới. - Thủ tướng Campuchia yêu cầu áp dụng các biện pháp pháp lý đối với những đối tượng vu cáo chính phủ sử dụng bản đồ "giả mạo". - Cộng đồng quốc tế lo ngại về tình hình căng thẳng tái bùng phát trên Bán đảo Triều Tiên.
|
Ngày phát hành 15:16 | 7/4/2023 Nam Bộ đang vào cao điểm mùa khô nền nhiệt cao, nguy cơ hỏa hoạn rất khó lường. Trước tình hình này, Ban Quản lý khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen và các chủ rừng kinh tế triển khai nhiều giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng.
|
Ngày phát hành 17:11 | 13/9/2023 Vùng đất ngập nước có vai trò rất lớn đối với con người và thiên nhiên bởi nó có thể lọc các chất độc hại; lưu trữ carbon giúp chống lại các tác động của biến đổi khí hậu; giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực trong điều kiện thời tiết cực đoan; lưu trữ nước mưa, nước chảy tràn khi mưa bão giúp giảm lũ lụt và hỗ trợ cấp nước khi hạn hán. Tại Việt Nam, khu vực đất ngập nước có mức độ đa dạng sinh học cao, chứa đựng nhiều chức năng và giá trị quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của người dân cũng như đóng vai trò lớn trong đời sống văn hóa - xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực nhạy cảm cần phải chú trọng bảo tồn.
|