Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 17:5 | 13/7/2021 Một trong những thông tin thu hút sự quan tâm của dư luận trong những ngày vừa qua là dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng mà Bộ Thông tin và truyền thông vừa đưa ra. Nghị định này nhằm siết chặt quản lý các hoạt động livestream, kiếm tiền trên mạng xã hội, buộc các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phải tuân thủ những quy định của pháp luật. Dự thảo Nghị định 72 được đưa ra trong bối cảnh việc livestream trên mạng xã hội dẫn đến rất nhiều hệ lụy tiêu cực như: bán hàng lậu, hàng cấm; lừa đảo; khiêu dâm; xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân, tổ chức; truyền bá tin giả. Hệ thống facebook, google đã tiếp tay cho những người lợi dụng kẽ hở luật pháp như thế nào? Cần phải làm gì để xử lý những hành vi vi phạm trên mạng xã hội và xây dựng một môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam? BTV Lê Tuyết trao đổi cùng bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trưởng phòng Thông tin Điện tử, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông; Luật sư Nguyễn Danh Huế, Đoàn Luật sư TP Hà Nội về nội dung này.
|
Ngày phát hành 19:14 | 8/10/2021 Việt Nam có khoảng 25 triệu trẻ em trong đó khoảng 2/3 có cơ hội tiếp cận với Internet. Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay mọi hoạt động đều dịch chuyển lên Internet, kéo theo rủi ro lớn cho phụ huynh, trẻ em như lộ lọt thông tin, bị lừa đảo, đánh cắp dữ liệu, dụ dỗ lôi kéo, tiếp cận thông tin giả mạo. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số số 830 phê duyệt chương trình ”Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025. Đây là lần đầu tiên Việt Nam ban hành một chương trình ở cấp quốc gia về riêng vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Vậy, làm thế nào để chương trình này là lá chắn để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Khách mời là ông Bùi Duy Thành, chuyên gia an toàn mạng - ChildFund Viet Nam sẽ bàn luận rõ hơn về nội dung này.
|
Ngày phát hành 15:42 | 18/12/2023 Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có lượng người dùng Internet lớn nhất thế giới, với gần 70 triệu người dùng, chiếm khoảng 70% dân số. Đáng chú ý, có tới hơn 15 triệu trẻ em ở nước ta có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet, 82% trẻ trong độ tuổi 12-13 tuổi đã sử dụng Internet. Cùng với những tiện tích mang lại, do tiếp cận quá sớm các thiết bị điện thoại, Internet đã dẫn đến việc các em tương tác trên môi trường mạng trong khi chưa có kiến thức, kỹ năng an toàn. Đây là một trong những thách thức dẫn đến rủi ro trên môi trường mạng của trẻ ngày càng gia tăng, khiến trẻ trở thành đối tượng dễ bị tổn thương và để lại hậu quả nặng nề. Phòng tránh cho trẻ bị xâm hại trên môi trường mạng - nội dung được bàn luận trong Chương trình Cuyên gia của bạn hôm nay.
|
Ngày phát hành 9:6 | 30/7/2023 Theo kết quả đánh giá của Google, tính đến hết năm 2022, độ tuổi trung bình trẻ em Việt Nam sở hữu điện thoại là 9 tuổi - trong khi tỉ lệ này với trẻ em trên thế giới là 13 tuổi. Hoạt động trực tuyến phổ biến nhất của trẻ em trên không gian mạng là học tập, vui chơi giải trí và kết nối liên lạc với bạn bè, người thân. Đáng chú ý, có tới hơn 15 triệu trẻ em ở nước ta có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet, 82% trẻ trong độ tuổi 12-13 tuổi đã sử dụng Internet. Cần nhìn nhận rằng, việc sử dụng điện thoại, Internet mang đến khá nhiều lợi ích cho trẻ em khi được tiếp cận các kiến thức một cách trực quan, sinh động. Tuy vậy theo các chuyên gia, nhiều trẻ em Việt Nam đang được tiếp cận với điện thoại, internet quá sớm. Điều này dẫn đến việc các em tương tác trên môi trường mạng trong khi chưa có kiến thức, kỹ năng an toàn. Đây là một trong những thách thức dẫn đến rủi ro trên môi trường mạng của trẻ ngày càng gia tăng, đòi hỏi cần có các giải pháp hướng dẫn trẻ em cách tiếp cận và sử dụng điện thoại và mạng internet một cách hợp lý.
|
Ngày phát hành 0:0 | 4/6/2018 - "Thử thách cá voi xanh", trò chơi bạo lực, nguy hiểm đang có nguy cơ phổ biến trên toàn thế giới, thông qua môi trường mạng. - Các trường học Trung Quốc thử nghiệm camera thông minh theo dõi học sinh. - Miền xanh, truyện dài đậm đặc phong vị học trò miền Tây sông nước. - Trại hè quốc tế Vic Việt Nam.
|
Ngày phát hành 14:21 | 20/4/2023 Hôm nay, ngày 20/4, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tổ chức Hội nghị tập huấn về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử cho lực lượng chức năng các tỉnh Tây Nguyên và tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên.
|
Ngày phát hành 15:24 | 12/12/2024 Mạng xã hội ngày nay hấp dẫn giới trẻ, đặc biệt với trẻ em, bởi nó là kho khổng lồ chứa đựng các hình thức giải trí, có lượng kiến thức đa dạng, nội dung hấp dẫn và mới mẻ, đồng thời có thể kết nối bạn bè, chia sẻ, phổ biến kinh nghiệm. Tuy nhiên, đi cùng với những lợi ích thì mạng xã hội cũng chứa đầy những rủi ro tiềm ẩn, nhất là nguy cơ bị xâm hại tình dục. Vì vậy, việc trang bị những kỹ năng cần thiết trong phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng đang là yêu cầu cấp thiết đặt ra với những người làm cha, mẹ trong bối cảnh hiện nay.
|
Ngày phát hành 14:47 | 16/11/2021 - Bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên môi trường mạng trong thời dịch covid-19. - Dự án The Eyes Project: Xoá nhoà khoảng cách giữa người khiếm thị và người mắt sáng.
|
Ngày phát hành 13:0 | 27/3/2021 - Những nguy cơ hiện hữu khi trẻ em tham gia môi trường mạng. - Một số giải pháp bảo mật dữ liệu cá nhân trên mạng xã hội.
|
Ngày phát hành 20:6 | 19/12/2022 Theo kết quả khảo sát của Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, có 89% trẻ em truy cập và sử dụng Internet, trong số này có 87% sử dụng hằng ngày. Ngoài thời gian học tập, trung bình trẻ em dành tới 5-7 tiếng/ngày để lên mạng. Tuy nhiên, chỉ có 36% trẻ em (hầu hết ở độ tuổi 16-17) được giáo dục về việc đảm bảo an toàn trên mạng. Thống kê từ Tổng đài Bảo vệ trẻ em 111, các cuộc gọi tư vấn, hỗ trợ liên quan đến không gian mạng đã tăng trong thời gian gần đây. Cụ thể, trong 7 tháng năm 2022, có 268 cuộc gọi đến tổng đài yêu cầu được tư vấn, với 3 nhóm vấn đề lớn: Xâm hại tình dục (trẻ em trên môi trường mạng (31%); cách sử dụng Internet an toàn (31,3%); tư vấn khi trẻ em bị dụ dỗ, gạ gẫm chiếm (gần 17%).
Hãy đồng hành và trang bị kỹ năng sử dụng internet thông minh và an toàn cho trẻ em để mỗi em nhỏ trở thành công dân số trong xã hội số văn minh. Đó là thông điệp mà chúng tôi muốn gửi đến các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo, nhưng người gần gũi với các em nhất.
|
Ngày phát hành 0:0 | 18/8/2020 - Thẻ căn cước công dân gắn chíp: có thực sự cần thiết? - Châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu. - Một số giải pháp đảm bảo an toàn thông tin trong môi trường mạng. - Điện ảnh Quân đội nhân dân vừa ra mắt phim Đỏ nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám thành công. - Những ca khúc góp phần khích lệ tinh thần cả nước đồng lòng chống dịch Covid-19.
|
Ngày phát hành 23:4 | 29/7/2021 - Làm thế nào bảo vệ an toàn cho trẻ em trên không gian mạng? - Lạng Sơn nhanh chóng đưa Nghị quyết 68 của Chính phủ vào cuộc sống.
|
Ngày phát hành 0:0 | 1/6/2020 Sự bùng nổ mạng xã hội và ứng dụng di động đã tạo nên thay đổi lớn trong thói quen sinh hoạt của con người và trẻ em không phải là ngoại lệ. Mặc dù quy định về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đã có rất nhiều, tuy nhiên còn thiếu các thiết chế bảo vệ trẻ em. Theo thống kê, trong năm 2018, Việt Nam có hơn 700 nghìn vụ báo cáo về hình ảnh, video xâm hại tình dục trẻ em trên mạng, đứng thứ hai trong ASEAN. Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng không phải cấm hay hạn chế các em kết nối mạng Internet mà cần có giải pháp hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng, nhận biết và ứng phó với những nguy hiểm tiềm ẩn có thể gây hại cho các em. Phóng viên Kim Thanh có bài viết.
|
Ngày phát hành 14:44 | 16/12/2022 Môi trường mạng internet mang đến nhiều điều bổ ích cho trẻ em, song cũng là "cái bẫy" gây ra những hậu quả khôn lường. Thực tế, đã có không ít trẻ em ở lứa tuổi 10 đến 18 đã bị dụ dỗ chụp ảnh nhạy cảm, dọa tung lên mạng; thậm chí bị xâm hại tình dục...
|
Ngày phát hành 14:58 | 31/5/2023 Sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng kèm theo những rủi ro cho trẻ em, nhất là trong thời đại công nghệ số, kỷ nguyên số, công dân số như hiện nay. Trẻ em ngày càng dành nhiều thời gian sử dụng Internet với nhiều mục đích khác nhau, việc này khiến em phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Trẻ bị bắt nạt, xâm hại qua môi trường mạng nguy hiểm không kém đời thực, bởi những nội dung, hình ảnh được phát tán trên môi trường mạng có thể hiện hữu bất cứ lúc nào, gây tổn thương dai dẳng cho trẻ.
|