Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 20:34 | 19/4/2021 Tối 19/4, từ Hà Nội, với vai trò Chủ tịch HĐBA LHQ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên thảo luận cấp cao mở, bằng hình thức trực tuyến của HĐBA với chủ đề “Tăng cường hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột”. Một số diễn giả chính của phiên thảo luận là TTK LHQ Antonio Guterres; Bộ trưởng Ngoại giao Brunei (nước Chủ tịch ASEAN); Cao ủy Liên minh châu Âu về chính sách đối ngoại và Chủ tịch Ủy ban châu Phi; nguyên TTK LHQ Ban Ki-moon. Sự kiện có sự tham dự của 22 lãnh đạo, nguyên thủ các nước thành viên LHQ. Khai mạc phiên thảo luận, từ Hà Nội, Thủ đô của hòa bình, hữu nghị, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chào nồng nhiệt nhất tới TTK LHQ Antonio Guterres, ông Ban-ki-moon, nguyên Tổng thư ký Liên hợp quốc và các thành viên Hội đồng bảo an tham dự sự kiện cấp cao quan trọng này. Việt Nam ý thức sâu sắc về vinh dự được đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng bảo an Liên hợp quốc LHQ và trách nhiệm to lớn đi kèm. Là thành viên tích cực và trách nhiệm của đồng quốc tế, Việt Nam nỗ lực hết mình để đóng góp vào nỗ lực chung, thúc đẩy mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, đề cao việc tuân thủ hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, đẩy mạnh ngăn ngừa và giải quyết xung đột, phát huy vai trò của tổ chức khu vực trong duy trì ổn định an ninh khu vực và quốc tế. Sau khi một số thành viên của LQH phát biểu, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu thảo luận quan trọng. Đài TNVN trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
|
Ngày phát hành 10:21 | 24/12/2020 Trong bài thứ 2 của loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc”, chúng tôi đã phân tích sự phi lý và không phù hợp với cách hiểu chung của cộng đồng quốc tế của chiến lược Tứ Sa mà Trung Quốc đang sử dụng. Đây cũng là lý do khiến nhiều nước trên thế giới gửi công hàm trình LHQ phán đối hành động phi lý của Trung Quốc.
Nhìn lại năm 2020, cuộc tranh luận công hàm về Biển Đông được Malaysia khởi xướng sau khi nước này trình Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) công hàm vào ngày 12/12/2019 để thông báo bổ sung về việc phân định thềm lục địa của nước này ở Biển Đông. Kể từ đó cho đến nay, rất nhiều quốc gia như Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Mỹ, Australia, Indonesia, Anh, Pháp và Đức…. đã trình lên LHQ hơn 20 công hàm và công thư. Thực tế này cho thấy những diễn biến tại Biển Đông giờ đây không chỉ là mối quan tâm của khu vực mà của cả thế giới. Nhưng đáng chú ý nhất, ngoài công hàm của Trung Quốc, tất cả các công hàm còn lại đều bác bỏ cũng như phản đối các yêu sách về Tứ Sa mà Trung Quốc đưa ra.
Trong bài 3, chúng tôi làm rõ vì sao các nước đồng loạt gửi công hàm, công thư trình lên LHQ, lên tiếng phản đối các hành động phi pháp của Trung Quốc:
|
Ngày phát hành 11:50 | 27/9/2023 Diễn ra từ ngày 18-26/09 với chủ đề “Xây dựng lòng tin và thúc đẩy đoàn kết toàn cầu: Tăng cường hành động về Chương trình nghị sự 2030 và các mục tiêu phát triển bền vững hướng tới hoà bình, thịnh vượng tiến bộ và bền vững cho tất cả mọi người”, Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 78 đã khép lại hôm qua, với tuyên bố chung khẳng định vai trò của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy các giải pháp tập thể cho những thách thức của nhân loại. Đây là sự kiện quốc tế quan trọng hàng đầu nhằm thảo luận và tìm giải pháp cho các vấn đề nóng toàn cầu.
|
Ngày phát hành 8:38 | 21/4/2021 Phát biểu tại khóa họp thường kỳ lần thứ 46 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc theo hình thức trực tuyến ngày 22/2 vừa qua tại Geneve, Thụy Sỹ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã thông báo việc Việt Nam, với tư cách ứng cử viên của ASEAN, tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Thông tin này ngay lập tức được nhiều thành viên LHQ hoan nghênh. Tuy nhiên, như thường lệ, một số trang mạng nước ngoài lại xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu nhân quyền của Việt Nam; cho rằng Việt nam không có đủ năng lực để ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ. Đây là chuyện không mới, và rõ ràng là những tiếng nói “lạc điệu” cố ý xuyên tạc tình hình Việt Nam; cố ý phủ nhận những thành tựu về quyền con người ở Việt Nam nhiều năm qua. Khách mời là Trung tướng Nguyễn Thanh Sơn, Cục trưởng Cục Đối ngoại (Bộ Công An), Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền Chính phủ sẽ bàn luận rõ về vấn đề này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 30/8/2020 - Đại sứ quán nước ta tại nhiều quốc gia trên thế giới long trọng tổ chức các hoạt động kỷ niệm 75 năm Quốc khánh mùng 2/9. Trong thông điệp chúc mừng Quốc khánh nước ta, Tổng thư ký Liên hợp quốc đánh giá cao vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. - Liên quan đến bệnh nhân số 1040 tử vong do Covid-19, tối qua Đà Nẵng đã tổ chức lấy mẫu 74 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân trong đám tang. - Đà Nẵng lên kế hoạch lấy mẫu 1 người đại diện trong gia đình của toàn thành phố, để xét nghiệm Virut SarCovi2. - Ngoài sản phẩm Pate Minh Chay, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo người dân không sử dụng 13 sản phẩm khác của nhà sản xuất Lối sống mới vì có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe. - Lần đầu tiên sau hơn 1 thập kỷ, Trung Quốc tiến hành sửa đổi danh mục các công nghệ bị cấm hay hạn chế xuất khẩu. - Lại xảy ra xả súng tại Philipine khiến 8 người thiệt mạng. - Bài bình luận: Bầu cử Mỹ và những biến số.
|
Ngày phát hành 7:4 | 27/2/2024 Phát biểu tại Chương trình Tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết “sự hy sinh thầm lặng”, nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mong muốn đội ngũ y tế đưa ngành nằm trong nhóm đầu các nước trong khu vực và vươn tầm thế giới - Việt Nam tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2026-2028, thúc đẩy đoàn kết quốc tế và phát triển bao trùm, bền vững - Sáng nay tại tỉnh Hưng Yên sẽ diễn ra lễ phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ dự án đường dây 500 kv mạch 3 từ Quảng Trạch, Quảng Bình đến Phố Nối, Hưng Yên - Thụy Điển sẽ trở thành thành viên thứ 32 của NATO sau khi Quốc hội Hungari thành viên cuối cùng của tổ chức này phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển - Quỹ Tiền tệ Quốc tế kêu gọi Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi G20 hợp tác về khí hậu và quản trị Trí tuệ nhân tạo AI
|
Ngày phát hành 11:18 | 7/2/2023 Hôm qua (6/2 – theo giờ Mỹ), Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tiếp tục họp bàn về tình hình Ukraine trong bối cảnh cuộc xung đột sắp tròn một năm. Cuộc họp vẫn cho thấy sự chia rẽ, bất đồng sâu sắc trong Hội đồng Bảo an trong vấn đề Ukraine. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cảnh báo cơ hội đạt được giải pháp hòa bình “ngày một mờ nhạt” và nguy cơ xung đột sẽ lan rộng.
|
Ngày phát hành 0:0 | 4/12/2020 - Việt Nam sẵn sàng đoàn kết và hành động cùng Liên hiệp quốc cũng như các quốc gia trong hành trình khó khăn chống lại đại dịch COVID-19. Thông điệp vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong trong bài phát biểu tại Phiên họp đặc biệt Đại hội đồng Liên hiệp quốc khoá 75. - Sáng nay chính thức khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ 2 năm 2020. - Cảnh báo nguy cơ xảy ra sạt lở đất ở vùng núi tỉnh Đắk Lắk. - Trong bối cảnh nhiều nước đã lên kế hoạch tiêm chủng đại trà thì Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo cho rằng sẽ không có có đủ lượng vaccine phòng COVID-19 trong giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tới. - Hàn Quốc bác bỏ thông tin hoãn hội nghị thượng đỉnh ba bên với Nhật Bản và Trung Quốc.
|
Ngày phát hành 0:0 | 8/12/2020 - Chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu phải trân trọng nghiêm túc, tiếp thu các ý kiến xác đáng để hoàn thiện Dự thảo các văn kiện Đại hội 13 của Đảng. - Hội đồng Đạo đức y sinh của Bộ Y tế ngày mai sẽ họp lần cuối, để xem xét, phê duyệt việc thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người ở nước ta. - Mục sự kiện bàn luận bàn về câu chuyện an ninh mạng, nhìn từ vụ việc Bộ Công an phát hiện một phần mềm gián điệp có tên gọi là “Bộ Công an” do các đối tượng xấu sử dụng, mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. - Quốc hội Oxtraylia thông qua dự luật mở đường cho việc hủy bỏ thỏa thuận Vành đai-Con đường mà nước này đã ký với Trung Quốc vào năm 2018. - Vương quốc Anh trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức sử dụng vaccine ngừa covid 19.
|
Ngày phát hành 0:0 | 22/12/2020 Một trong những diễn biến vô cùng đáng quan tâm tại Biển Đông năm 2020, là việc Trung Quốc bằng mọi cách hiện thực hoá khái niệm “Nam Hải Chư Đảo”, còn gọi là Tứ Sa. Với chiến lược Tứ Sa, Trung Quốc đã lồng ghép cả khái niệm nội thủy và lãnh hải, khiến tính chất của Tứ Sa nguy hiểm hơn hẳn so với cái gọi là Đường Lưỡi bò 9 đoạn trước đây, bị cộng đồng quốc tế bác bỏ. Và đây cũng là lý do khiến nhiều quốc gia trình hơn 20 Công hàm lên LHQ trong suốt năm 2020 phản đối mạnh mẽ các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
Từ góc nhìn của các học giả trong và ngoài nước, nhóm phóng viên Đài TNVN thực hiện loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông:Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc” phân tích rõ sự nguy hiểm của chiến lược Tứ Sa mà Trung Quốc đang áp dụng tại Biển Đông; lý giải vì sao cộng đồng quốc tế ngày càng cảnh giác trước những tính toán của Trung Quốc.
Bài đầu tiên của loạt bài có nhan đề “Hiện thực hoá chiến lược Tứ Sa: Bước đi đánh tráo khái niệm nguy hiểm mới trên Biển Đông”.
|
Ngày phát hành 8:2 | 10/2/2023 Theo các nhà chức trách, số người chết trong các trận động đất kinh tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria lên tới gần 20 nghìn người, hàng chục nghìn người khác bị thương. Con số này cao hơn hẳn so với trận động đất năm 1999 có cùng độ lớn 7,8 ở Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ khiến 17.000 người thiệt mạng.
|
Ngày phát hành 15:21 | 21/3/2024 Hôm qua 20/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã có cuộc thảo luận về tình hình xung đột và cuộc khủng hoảng lương thực tại Sudan. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh, xung đột kéo dài và bạo lực leo thang đang khiến khủng hoảng nhân đạo và mất an ninh lương thực trở nên trầm trọng tại quốc gia châu Phi này.
|
Ngày phát hành 17:0 | 23/12/2020 Trong bài đầu tiên của loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc” phát sóng hôm qua, chúng tôi đã phân tích rõ chiến lược Tứ Sa của Trung Quốc thực chất là sự tiếp nối của Đường 9 đoạn, nhưng có mức độ nguy hiểm hơn nhiều. Bởi vì, thông qua chiến lược Tứ Sa, Trung Quốc đồng thời đòi hỏi yêu sách chủ quyền với 4 nhóm đảo mà Trung Quốc gọi là Nam Hải Chư đảo và yêu sách vùng biển thậm chí rộng hơn cả Đường 9 đoạn. Đây tiếp tục là bước đi nhằm hiện thực hóa tham vọng độc chiếm gần như toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc.
Cho dù Trung Quốc có cố tình mập mờ cũng không thể thay đổi được thực tế rằng yêu sách trên Biển Đông mà Trung Quốc đưa ra dựa trên chiến lược Tứ Sa là hoàn toàn không có giá trị pháp lý. Trong bài 2 với tiêu đề “Sau đường 9 đoạn, Trung Quốc tiếp tục đuối lý về chiến thuật Tứ Sa”, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể vấn đề này qua những ý kiến đa chiều của các chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế.
|
Ngày phát hành 15:12 | 22/7/2023 Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hôm qua (21/7) nhóm họp để bàn về việc Nga không tiếp tục tham gia thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Biển Đen. Trước những lời chỉ trích của phương Tây, phía Nga một lần nữa khẳng định vẫn tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc, có tính đến các mối quan tâm của các quốc gia có nhu cầu.
|
Ngày phát hành 10:20 | 16/5/2021 Giáo hoàng là người có ảnh hưởng lớn về đạo đức có thể làm thay đổi quan điểm của cộng đồng trong cuộc chiến chống tình trạng ấm nóng toàn cầu hiện nay và ông nên tham dự hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26), dự kiến diễn ra tại Anh vào tháng 11 tới. Đây là nhận định của đặc phái viên Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry hôm qua (15/5), sau cuộc gặp Giáo hoàng Francis.
|