Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 20:34 | 19/4/2021 Tối 19/4, từ Hà Nội, với vai trò Chủ tịch HĐBA LHQ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên thảo luận cấp cao mở, bằng hình thức trực tuyến của HĐBA với chủ đề “Tăng cường hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột”. Một số diễn giả chính của phiên thảo luận là TTK LHQ Antonio Guterres; Bộ trưởng Ngoại giao Brunei (nước Chủ tịch ASEAN); Cao ủy Liên minh châu Âu về chính sách đối ngoại và Chủ tịch Ủy ban châu Phi; nguyên TTK LHQ Ban Ki-moon. Sự kiện có sự tham dự của 22 lãnh đạo, nguyên thủ các nước thành viên LHQ. Khai mạc phiên thảo luận, từ Hà Nội, Thủ đô của hòa bình, hữu nghị, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chào nồng nhiệt nhất tới TTK LHQ Antonio Guterres, ông Ban-ki-moon, nguyên Tổng thư ký Liên hợp quốc và các thành viên Hội đồng bảo an tham dự sự kiện cấp cao quan trọng này. Việt Nam ý thức sâu sắc về vinh dự được đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng bảo an Liên hợp quốc LHQ và trách nhiệm to lớn đi kèm. Là thành viên tích cực và trách nhiệm của đồng quốc tế, Việt Nam nỗ lực hết mình để đóng góp vào nỗ lực chung, thúc đẩy mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, đề cao việc tuân thủ hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, đẩy mạnh ngăn ngừa và giải quyết xung đột, phát huy vai trò của tổ chức khu vực trong duy trì ổn định an ninh khu vực và quốc tế. Sau khi một số thành viên của LQH phát biểu, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu thảo luận quan trọng. Đài TNVN trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
|
Ngày phát hành 17:0 | 24/12/2020 Trong bài thứ 2 của loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc”, chúng tôi đã phân tích sự phi lý và không phù hợp với cách hiểu chung của cộng đồng quốc tế của chiến lược Tứ Sa mà Trung Quốc đang sử dụng. Đây cũng là lý do khiến nhiều nước trên thế giới gửi công hàm trình LHQ phán đối hành động phi lý của Trung Quốc.
Nhìn lại năm 2020, cuộc tranh luận công hàm về Biển Đông được Malaysia khởi xướng sau khi nước này trình Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) công hàm vào ngày 12/12/2019 để thông báo bổ sung về việc phân định thềm lục địa của nước này ở Biển Đông. Kể từ đó cho đến nay, rất nhiều quốc gia như Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Mỹ, Australia, Indonesia, Anh, Pháp và Đức…. đã trình lên LHQ hơn 20 công hàm và công thư. Thực tế này cho thấy những diễn biến tại Biển Đông giờ đây không chỉ là mối quan tâm của khu vực mà của cả thế giới. Nhưng đáng chú ý nhất, ngoài công hàm của Trung Quốc, tất cả các công hàm còn lại đều bác bỏ cũng như phản đối các yêu sách về Tứ Sa mà Trung Quốc đưa ra.
Trong bài 3, chúng tôi làm rõ vì sao các nước đồng loạt gửi công hàm, công thư trình lên LHQ, lên tiếng phản đối các hành động phi pháp của Trung Quốc.
|
Ngày phát hành 11:18 | 30/9/2022 Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm nay (30/09) sẽ nhóm họp theo đề nghị từ phía Nga, sau khi dấy lên những đồn đoán về việc hai đường ống dẫn dầu của Nga sang châu Âu đã bị tấn công có chủ đích. Châu Âu cũng cam kết sẽ hỗ trợ Nga điều tra sự cố vụ rò rỉ đường ống Dòng chảy Phương Bắc 1 và 2 đầu tuần này, đồng thời đưa ra phản ứng "mạnh mẽ" trước bất kỳ hành động phá hoại nào, nếu có, nhằm mục đích làm gián đoạn cơ sở hạ tầng năng lượng của khối.
|
Ngày phát hành 8:38 | 21/4/2021 Phát biểu tại khóa họp thường kỳ lần thứ 46 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc theo hình thức trực tuyến ngày 22/2 vừa qua tại Geneve, Thụy Sỹ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã thông báo việc Việt Nam, với tư cách ứng cử viên của ASEAN, tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Thông tin này ngay lập tức được nhiều thành viên LHQ hoan nghênh. Tuy nhiên, như thường lệ, một số trang mạng nước ngoài lại xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu nhân quyền của Việt Nam; cho rằng Việt nam không có đủ năng lực để ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ. Đây là chuyện không mới, và rõ ràng là những tiếng nói “lạc điệu” cố ý xuyên tạc tình hình Việt Nam; cố ý phủ nhận những thành tựu về quyền con người ở Việt Nam nhiều năm qua. Khách mời là Trung tướng Nguyễn Thanh Sơn, Cục trưởng Cục Đối ngoại (Bộ Công An), Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền Chính phủ sẽ bàn luận rõ về vấn đề này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 22/12/2020 Một trong những diễn biến vô cùng đáng quan tâm tại Biển Đông năm 2020, là việc Trung Quốc bằng mọi cách hiện thực hoá khái niệm “Nam Hải Chư Đảo”, còn gọi là Tứ Sa. Với chiến lược Tứ Sa, Trung Quốc đã lồng ghép cả khái niệm nội thủy và lãnh hải, khiến tính chất của Tứ Sa nguy hiểm hơn hẳn so với cái gọi là Đường Lưỡi bò 9 đoạn trước đây, bị cộng đồng quốc tế bác bỏ. Và đây cũng là lý do khiến nhiều quốc gia trình hơn 20 Công hàm lên LHQ trong suốt năm 2020 phản đối mạnh mẽ các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
Từ góc nhìn của các học giả trong và ngoài nước, nhóm phóng viên Đài TNVN thực hiện loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông:Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc” phân tích rõ sự nguy hiểm của chiến lược Tứ Sa mà Trung Quốc đang áp dụng tại Biển Đông; lý giải vì sao cộng đồng quốc tế ngày càng cảnh giác trước những tính toán của Trung Quốc.
Bài đầu tiên của loạt bài có nhan đề “Hiện thực hoá chiến lược Tứ Sa: Bước đi đánh tráo khái niệm nguy hiểm mới trên Biển Đông”.
|
Ngày phát hành 7:4 | 27/2/2024 Phát biểu tại Chương trình Tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết “sự hy sinh thầm lặng”, nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mong muốn đội ngũ y tế đưa ngành nằm trong nhóm đầu các nước trong khu vực và vươn tầm thế giới - Việt Nam tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2026-2028, thúc đẩy đoàn kết quốc tế và phát triển bao trùm, bền vững - Sáng nay tại tỉnh Hưng Yên sẽ diễn ra lễ phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ dự án đường dây 500 kv mạch 3 từ Quảng Trạch, Quảng Bình đến Phố Nối, Hưng Yên - Thụy Điển sẽ trở thành thành viên thứ 32 của NATO sau khi Quốc hội Hungari thành viên cuối cùng của tổ chức này phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển - Quỹ Tiền tệ Quốc tế kêu gọi Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi G20 hợp tác về khí hậu và quản trị Trí tuệ nhân tạo AI
|
Ngày phát hành 18:0 | 23/12/2020 Trong bài đầu tiên của loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc” phát sóng hôm qua, chúng tôi đã phân tích rõ chiến lược Tứ Sa của Trung Quốc thực chất là sự tiếp nối của Đường 9 đoạn, nhưng có mức độ nguy hiểm hơn nhiều. Bởi vì, thông qua chiến lược Tứ Sa, Trung Quốc đồng thời đòi hỏi yêu sách chủ quyền với 4 nhóm đảo mà Trung Quốc gọi là Nam Hải Chư đảo và yêu sách vùng biển thậm chí rộng hơn cả Đường 9 đoạn. Đây tiếp tục là bước đi nhằm hiện thực hóa tham vọng độc chiếm gần như toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc.
Cho dù Trung Quốc có cố tình mập mờ cũng không thể thay đổi được thực tế rằng yêu sách trên Biển Đông mà Trung Quốc đưa ra dựa trên chiến lược Tứ Sa là hoàn toàn không có giá trị pháp lý. Trong bài 2 với tiêu đề “Sau đường 9 đoạn, Trung Quốc tiếp tục đuối lý về chiến thuật Tứ Sa”, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể vấn đề này qua những ý kiến đa chiều của các chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế.
|
Ngày phát hành 11:46 | 20/12/2022 Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm qua (19/12) tổ chức buổi họp báo cuối cùng của năm 2022, đề cập nhiều vấn đề nóng được dư luận đặc biệt quan tâm. Trong hàng loạt các vấn đề nóng của thế giới, Tổng thư ký Liên hợp quốc đặc biệt chú ý đến 2 vấn đề lớn và dành nhiều thời lượng để đề cập. Đó là biến đổi khí hậu và cuộc xung đột tại Ukraine.
|
Ngày phát hành 11:19 | 25/4/2023 “Thế giới đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng đan xen và chưa từng có.” Đây là cảnh báo của Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tại cuộc họp Hội đồng bảo an Liên hợp quốc diễn ra hôm qua dưới sự chủ trì của Nga, nước hiện giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng bảo an. Cuộc họp là nhằm thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và ngoại giao vì hoà bình trong giải quyết những thách thức toàn cầu.
|
Ngày phát hành 7:31 | 16/2/2021 Khóa họp lần thứ 59 của Ủy ban Phát triển Xã hội của Liên hợp quốc (CsoD) đang được tổ chức từ ngày 08/02 tới 17/02 với chủ đề “Chuyển đổi công bằng xã hội hướng tới phát triển bền vững: Vai trò của công nghệ số đối với phát triển xã hội và phúc lợi cho tất cả mọi người”. Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc thúc đẩy phát triển xã hội thông qua công nghệ số.
|
Ngày phát hành 9:39 | 30/11/2023 Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78 ngày 28/11 đã tổ chức thảo luận về vấn đề Palestine dưới đề mục thường niên của chương trình nghị sự của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hơn 70 năm qua.
|
Ngày phát hành 14:20 | 12/10/2022 Ngày 11/10/2022 tại Trụ sở Liên hợp quốc, New York, Mỹ, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu 14 quốc gia trong đó có Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Đây là lần thứ 2, Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Điều này khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được củng cố và nâng cao. Ngay sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố, Việt Nam đã nhận được nhiều lời chúc mừng của bạn bè quốc tế.
|
Ngày phát hành 0:0 | 21/9/2020 - Tiếp sau Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam, ngày mai sẽ diễn ra Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái. - Công tác văn kiện và công tác nhân sự- hai nội dung quan trọng nhất của mỗi kỳ Đại hội đã được các địa phương chuẩn bị tốt, theo đúng tinh thần Chỉ thị số 35 của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng. - Một người quốc tịch Sri lanka được phát hiện mắc Covid-19 sau khi rời TPHCM. Công tác khoanh vùng, rà soát người tiếp xúc được cơ quan y tế địa phương nhanh chóng triển khai. - Đối tượng cầm đầu nhóm khủng bố trụ sở công an phường ở TP.HCM bị đề nghị mức án từ 22 đến 24 năm tù - Liên Hợp quốc kỷ niệm 75 năm thành lập trong bối cảnh dịch COVID-19 đang thử thách tính hiệu quả, cũng như tình đoàn kết của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh này.Gửi thông điệp nhân ngày Hòa bình năm nay, Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi người dân trên khắp thế giới chia sẻ những cách thức để giúp đẩy lùi đại dịch COVID-19 - Căng thẳng Trung-Mỹ xoay quanh các diễn biến liên quan đến vùng lãnh thổ Đài Loan tiếp tục leo thang.
|
Ngày phát hành 11:20 | 10/4/2024 Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên hợp quốc ECOSOC ngày 09/04 đã nhất trí bầu Việt Nam vào Hội đồng Chấp hành Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) nhiệm kỳ 2025-2027.
|
Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2020 - Việt Nam chủ trì cuộc họp nhóm nước Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ. - Tại Hà Nội, sáng nay khai mạc Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia lần thứ 14. - 11 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam góp mặt trong Bảng xếp hạng đại học châu Á 2021 của Tổ chức xếp hạng Quacquarelli Symonds. - Chủ tịch Tập Cận Bình gửi điện chúc mừng ông Biden đắc cử Tổng thống Mỹ trong đó hy vọng hai nước sẽ tuân thủ tinh thần không xung đột, không đối đầu. - Đêm qua theo giờ Việt Nam, cầu thủ huyền thoại Diego Maradona đã đột ngột qua đời ở tuổi 60. - Cổ phần hóa không đạt tiến độ - không thể đổ tại khách quan.
|