Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 9:5 | 29/3/2022 - Giải pháp để kiểm soát tốt quyền lực trong công tác cán bộ. - Hải Phòng, chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân. -Tiết mục học và làm theo Bác: Sùng A Lý - Bí thư chi bộ gương mẫu ở xã Nậm Vì, huyện Mường Nhé, tỉnh Điên Biên.
|
Ngày phát hành 0:0 | 30/6/2017 Trao đổi với nhà báo Nguyễn Đức Hiển, Tổng Thư ký tòa soạn báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh.
|
Ngày phát hành 0:0 | 3/2/2017 Khách mời: PGS-TS Hồ Tấn Sáng- Học viện chính trị khu vực III.
|
Ngày phát hành 0:0 | 4/4/2017 Những ngày qua lại rộ lên nhiều sự vụ liên quan đến công tác cán bộ. Từ chuyện chỉ ra nhiều cái sai về quy định, quy trình trong việc bổ nhiệm thần tốc một Trưởng phòng thuộc Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa, đến một số cán bộ ở tỉnh Hải Dương bị kỷ luật trong việc ra quyết định trái pháp luật, bổ nhiệm con ruột làm lãnh đạo không qua thi tuyển; bổ nhiệm 44 người giữ chức danh lãnh đạo trong một đơn vị chỉ có 46 người; rồi Hội Nông dân tỉnh Thái Bình có 21 cán bộ, chuyên viên, nhân viên, thì có đến 14 người làm lãnh đạo. Thực trạng ấy cho thấy có nhiều bất ổn trong việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ; trong việc lạm dụng quyền lực để củng cố quyền lực của cá nhân và nhóm lợi ích; và nó cũng lộ ra những điểm yếu trong quá trình giám sát, kiểm soát quyền lực. Đàm Hoa có bình luận nhan đề: Kiểm soát quyền lực – Điểm yếu của hệ thống luật pháp
|
Ngày phát hành 14:8 | 18/1/2022 Tăng cường kiểm soát quyền lực.Hải Phòng tạo đột phá trong công tác cán bộ.Thượng tá Y Miên Ktul – cán bộ quân đội người Ê đê học và làm theo gương Bác.
|
Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2016 - Lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm – công cụ kiểm soát quyền lực. - Giám sát an toàn thực phẩm: Quy trách nhiệm đến cùng.
|
Ngày phát hành 0:0 | 20/10/2016 Chưa bao giờ vấn đề kiểm soát quyền lực lại được nói đến nhiều như giai đoạn hiện nay. Khi tiếp xúc cử tri kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 14, vấn đề này được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục khẳng định với quyết tâm kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa 11. Là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, Quốc hội cần thể hiện vai trò kiểm soát quyền lực thực chất và hiệu quả. Bình luận của Ngọc Chi với nhan đề : "Quốc hội và kiểm soát quyền lực"
|
Ngày phát hành 10:27 | 7/6/2021 Hàng nghìn tỷ đồng được cơ quan thanh tra, kiểm toán kiến nghị xử lý, thu hồi, hàng trăm vụ án với hàng nghìn bị can phạm tội về tham nhũng bị điều tra, truy tố, xét xử được nêu ra trong báo cáo hàng năm của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng. Vậy nhưng, không ít địa phương lại thông tin, qua tự kiểm tra nội bộ chưa phát hiện và xử lý trường hợp tham nhũng nào hoặc không có trường hợp nào vi phạm quy định về kê khai tài sản, thu nhập... Trong khi đó, số sai phạm được phát hiện, xử lý bởi cơ quan thanh tra hay cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án của địa phương tại chính những địa phương này lại không hề nhỏ. Từ thực tế này cho thấy công tác tự kiểm tra nội bộ nói riêng và rộng hơn là vấn đề kiểm soát quyền lực trong phòng chống tham nhũng hiện nay đang là có những điểm nghẽn, những điểm yếu cần khắc phục. Vậy những điểm nghẽn, điểm yếu đó là gì? Và cần làm thế nào để việc kiểm soát quyền lực đủ mạnh, đủ hiệu quả trong phòng chống tham nhũng? Tiến sỹ Nguyễn Đình Quyền, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội bàn luận về vấn đề này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 3/5/2018
|
Ngày phát hành 0:0 | 19/10/2016 "Nhốt quyền lực vào trong lồng quy chế"- Đây là lần thứ hai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc tới quan điểm này khi nói về công tác phòng chống tham nhũng. Quyền lực nếu được sử dụng đúng đắn, hiệu quả, sẽ mang lại lợi ích cho cả cộng đồng, nhưng quyền lực cũng làm tha hóa đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên. Bởi vậy, hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực của người có chức có quyền là một đòi hỏi cấp thiết. Bình luận của Đàm Hoa với nhan đề: "Quyền lực và kiểm soát quyền lực"
|
Ngày phát hành 0:0 | 8/10/2019 - Phóng viên Lại Hoa chia sẻ những nội dung đáng chú ý trong Quy định 205 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. - Dịch tả lợn bùng phát trở lại diễn biến phức tạp. Nguyên nhân là sự chủ quan của chính quyền các cấp và người dân. - Phóng viên Tấn Phong chia sẻ về tình trạng sạt lở nghiêm trọng ở đồng bằng sông Cửu Long, đang đặt ra những thách thức nghiêm trọng với khu vực vừa là vựa lúa, vừa là vựa thủy sản lớn nhất của đất nước.
|
Ngày phát hành 10:11 | 8/12/2022 Nghị quyết 27 yêu cầu nghiên cứu thành lập các thiết
chế mới về kiểm soát quyền lực để ngăn chặn hiệu quả tình trạng tham
nhũng, tiêu cực. Đây là lần đầu tiên Trung ương đề ra những giải pháp kiểm
soát quyền lực nhà nước theo nguyên tắc: mọi quyền lực đều được kiểm soát
chặt chẽ bằng cơ chế, phải được ràng buộc bằng trách nhiệm; quyền lực đến
đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao, trách nhiệm càng lớn và lạm
dụng, lợi dụng quyền lực phải bị truy cứu trách nhiệm, xử lý vi phạm. Vậy cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước cần phải được xây dựng như thế nào để ngăn chặn hiệu quả tham nhũng, tiêu cực? Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Phan Xuân Sơn, Viện Chính trị học,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh bàn luận câu chuyện này.
|
Ngày phát hành 20:54 | 13/7/2021 Kiểm soát quyền lực được Đảng ta xác định là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, đã làm “xuất hiện những quan hệ không lành mạnh giữa các doanh nghiệp của tư nhân và cơ quan quản lý nhà nước, can thiệp vào quá trình xây dựng, thực thi chính sách để có đặc quyền, đặc lợi, hình thành “lợi ích nhóm”, gây hậu quả xấu về kinh tế - xã hội, làm suy giảm lòng tin của nhân dân”. Kết quả phát hiện, xử lý nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, liên quan tới một số cán bộ lãnh đạo cao cấp gần đây cho thấy, tình trạng lợi dụng, lạm dụng quyền lực đang ở mức đáng báo động, trở thành một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành đất nước. Do đó, việc nhận diện và kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong xã hội, ngăn ngừa các hành vi lạm dụng, sử dụng sai trái quyền lực để tham nhũng là yêu cầu cấp thiết trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng.
|
Ngày phát hành 8:39 | 16/12/2022 Chính trường châu Âu rung chuyển liên quan tới cuộc điều tra tham nhũng hối lộ xảy ra tại Nghị viện châu Âu. Các cơ quan chức năng đã bắt giữ và thẩm vấn nhiều nhân viên của Nghị viện châu Âu. Nghị viện châu Âu đã bãi nhiệm bà Ê-va Kai-ki khỏi vị trí Phó chủ tịch vì nghị sĩ người Hy Lạp này bị cáo buộc nhận hối lộ của Qatar. Tổ chức Minh bạch Quốc tế, một tổ chức phi chính phủ chống tham nhũng, nhận định vụ việc là "bê bối hối lộ và tham nhũng có quy mô lớn", đòi hỏi "cải cách tận gốc hệ thống đạo đức và liêm chính của các thể chế EU". Vụ việc không chỉ tác động đến uy tín của các cơ quan công quyền Liên minh châu Âu (EU) mà còn có nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ tới mối quan hệ với Qatar- nước được cho là liên quan vụ việc này.
|
Ngày phát hành 9:32 | 22/2/2022 Vừa qua tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện kết luận và quy định của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu: “ Thời gian tới sẽ thực hiện thí điểm một số chủ trương như người đứng đầu được lựa chọn giới thiệu và phải chịu trách nhiệm về việc giới thiệu cán bộ trong quy hoạch để thực hiện quy trình bầu cử, bổ nhiệm cấp phó của mình...”. Việc này nếu được thực hiện một cách bài bản, khoa học sẽ là bước đột phá trong công tác cán bộ và cũng là một trong những giải pháp kiểm soát quyền lực có hiệu quả.
|