Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2020 Một thông tin thu hút sự quan tâm của người hâm mộ bóng đá là lần đầu tiên sẽ có 3 cầu thủ nữ của Việt Nam sang một câu lạc bộ ở châu Âu đá bóng. Giấc mơ cầu thủ nữ xuất ngoại đã thành hiện thực. 3 nữ tuyển thủ Huỳnh Như, Tuyết Dung và Hải Yến được câu lạc bộ Lank, một câu lạc bộ thuộc giải hạng nhì Bồ Đào Nha tuyển mộ theo hợp đồng cho mượn có thời hạn 1 năm. Trước 3 cô gái vàng này, chúng ta cũng có một Trần Thị Hồng Nhung sang chơi cho câu lạc bộ Chonburi theo dạng hợp đồng cho mượn và giành chức vô địch Thái Lan năm ngoái. Sau nhiều năm "thống trị" Đông Nam Á, tiếp đó là với sự thể hiện ấn tượng trong các trận đấu thuộc khuôn khổ vòng loại Olympic Tokio 2021, giờ đây các cô gái vàng trong làng bóng đá nước nhà tiếp tục trinh phục thử thách mới, một hành trình mới: được thi đấu ở các câu lạc bộ nước ngoài. Cùng bàn về nội dung này vứ vị khách mời là huấn luyện viên đội tuyển nữ quốc gia Mai Đức Chung – ông được coi là linh hồn của đội bóng.
|
Ngày phát hành 0:0 | 6/6/2014
|
Ngày phát hành 0:0 | 1/1/2020 - Nhìn lại những dấu ấn kinh tế đạt được trong năm qua, những hành trang nào giúp nền kinh tế tiếp tục vững vàng, phát triển trong năm nay, năm cuối thực hiện Kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020, cũng là năm cuối thực hiện Chiến lược 10 năm 2011-2020. - Nhận diện khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế khi chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển mới, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư diễn biến nhanh chóng, len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống chính trị-kinh tế-xã hội toàn cầu. - Trong giai đoạn phát triển mới, 10 năm và xa hơn -25 năm nữa-kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam có thể “bứt tốc”, trở thành quốc gia phát triển, thịnh vượng hay không? Đó là câu hỏi lớn, là mục tiêu, là khát vọng của cả dân tộc. Khách mời là một chuyên gia uy tín, có nhiều đóng góp, hiến kế cho phát triển kinh tế đất nước - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Minh Khương, giảng viên cao cấp Trường chính sách công Lý Quang Diệu - Đại học Quốc gia Singapore sẽ cùng bàn luận về nội dung này.
|
Ngày phát hành 12:56 | 19/12/2023 Trong năm 2023 có tới 4/5 lĩnh vực hoạt động chính của Tập đoàn dầu khí Việt Nam gặp khó khăn, đó là tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu, khí, điện, chế biến và phân phối, dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Song, nhờ nền tảng văn hoá doanh nghiệp đã được xây dựng nhiều năm với hệ giá trị cốt lõi là “khát vọng, trí tuệ, chuyên nghiệp, nghĩa tình” đã hiện thực hoá “khát vọng tăng trưởng” - bằng việc hoàn thành sớm toàn bộ các chỉ tiêu đặt ra trong năm 2023 để tạo đà cho năm 2024 và các năm tiếp theo. Thông tin được đưa ra tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Petrovietnam - Về đích sớm kế hoạch năm 2023, hiện thực hóa khát vọng tăng trưởng” do Báo Lao động tổ chức hôm nay, 16/12 tại Hà Nội. PV Nguyên Long thông tin:
|
Ngày phát hành 0:0 | 29/11/2018 Khách mời là ông Nguyễn Ngọc Bảo, đại biểu quốc hội khóa 13, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư và du lịch Thiên Sơn.
|
Ngày phát hành 16:28 | 20/10/2023 Mới đây chính phủ Ấn Độ cho biết, nước này đặt mục tiêu đưa người lên thám hiểm Mặt Trăng vào năm 2040, trong bối cảnh Thủ tướng nước này Narendra Modi đã chỉ thị xây dựng một trạm vũ trụ vào năm 2035. Tham vọng không gian của Ấn Độ được thúc đẩy khi nước này phóng thành công tàu thám hiểm lên bề mặt Mặt Trăng hồi tháng 8 năm nay. Chưa biết liệu hành trình hiện thực hóa tham vọng này của Ấn Độ có sớm thành công hay không; nhưng có một thực tế, cuộc đua không gian giữa các nước đang càng lúc càng nóng bỏng!
|
Ngày phát hành 0:0 | 9/3/2020 Thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong sinh viên đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Mặt khác, nghiên cứu khoa học đặc biệt cần thiết giúp các em tiếp cận và làm quen với môi trường khoa học, cũng như rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo…. Đặc biệt đối với nghiên cứu phát triển, việc ươm mầm và hiện thực hóa sản phẩm nghiên cứu khoa học ra ngoài thị trường là rất cần thiết. Nhận thức rõ điều này, thời gian qua, Trường Đại học Thủy lợi luôn khuyến khích, động viên sinh viên nghiên cứu các đề tài có tính khả thi cao và có khả năng phát triển sản phẩm ra thị trường. Chương trình hôm nay, PGS. TS.Nguyễn Ngọc Doanh - Phó Trưởng Phòng KHCN, Trường Đại học Thủy lợi bàn câu chuyện “Khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học, ươm mầm và hiện thực hóa sản phẩm nghiên cứu khoa học ra thị trường”.
|
Ngày phát hành 8:49 | 29/3/2021 Những ngày này, cụm từ “Khát vọng 2045” được nói tới rất nhiều. Không chỉ là quyết tâm nơi lãnh đạo Chính phủ - trên hết, đó là một chủ trương nhận được sự đồng thuận, quyết tâm cao của toàn xã hội. Hành trình 25 năm nữa – ¼ thế kỷ, chúng ta có thể biến khát vọng này trở thành hiện thực như thế nào, theo cách thức nào, vững chãi tới đâu? Mỗi người sẽ có cách tiếp cận-hình dung riêng, nhưng tựu chung, chúng ta đều hiểu: đất nước đang rất cần những hiền tài – cần nguyên khí quốc gia “phát lộ”, và quan trọng là có thể hội tụ vào những thời điểm đất nước đang có những bước đà-hanh thông nhất. PGS.TS Vũ Minh Khương, Giảng viên Cao cấp Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore bàn luận về nội dung này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 1/2/2020 Trao đổi với TS. Nguyễn Trọng Tĩnh - Viện trưởng Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam).
|
Ngày phát hành 21:20 | 26/11/2023 Chiều 26/11, tại Hà Nội, Tổ chức Giáo dục IEG Global tổ chức Hội thảo “Cỗ máy chuẩn hóa hay đưa trẻ thành nhân?” dưới sự dẫn dắt của TS. Nguyễn Chí Hiếu cùng các diễn giả là các bạn học sinh của các trường THCS, THPT và Đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
|
Ngày phát hành 12:56 | 4/7/2021 Có lẽ chưa bao giờ “startup - khởi nghiệp” lại được quan tâm nhiều như thời gian gần đây. Thú vị hơn khi hoạt động này sôi nổi trong giới học sinh, sinh viên, ở nhiều ngôi trường trên cả nước, đặc biệt tại Thủ đô. Để tạo được hiệu ứng tích cực này, bên cạnh vai trò hỗ trợ, thúc đẩy của nhiều cá nhân, tổ chức - có thể là nguồn quỹ tư nhân, có thể là ngân sách địa phương, ngân sách quốc gia - không thể không nhắc đến vai trò “bà đỡ”, vai trò kết nối của chính các trường học. Chương trình hôm nay, chúng ta hãy cùng chia sẻ những thông tin này với các vị khách mời, đó là: PGS.TS Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và Tiến sĩ Phạm Hùng Tiến - Phó Giám đốc Quốc gia Viện Friedrich Naumann (Đức) đang có nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp.
|
Ngày phát hành 0:0 | 11/1/2016 - Lấy nghiên cứu khoa học làm tiêu chí thi đua toàn quốc. - Hiện thực hóa "giấc mơ" nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long cần vai trò lãnh đạo quyết liệt hơn của Đảng. - Tín ngưỡng thờ Mẫu và hành trình đến với thế giới. - Sự đối đầu trong quan hệ Nga – NATO.
|
Ngày phát hành 8:46 | 21/11/2022 Sau 2 ngày làm việc kéo dài, Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) tại Ai Cập đã đạt được Thỏa thuận mang tính “lịch sử” về việc thành lập một quỹ đền bù cho những nước nghèo chịu tác động nghiêm trọng của tình trạng thời tiết cực đoan. Đây được coi là một bước tiến sau nhiều năm đem lại “sự công bằng” cho những đối tượng bị tổn thương do thiệt hại về môi trường. Mặc dù vậy, đây mới chỉ là Thỏa thuận mang tính ban đầu, những nội dung cụ thể như nguồn tài trợ, quy chế hoạt động của Quỹ sẽ được các bên tiếp tục thảo luận tại Hội nghị COP28 vào năm 2023 thông qua một “Ủy ban chuyển tiếp”. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng việc thành lập Quỹ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các nước nhỏ kém phát triển.
|
Ngày phát hành 22:5 | 29/7/2023 Theo thống kê của Bộ Y tế, hàng năm có đến 41.000 trẻ tại Việt Nam bị dị tật bẩm sinh như Down, Patau hay Edwards... Song song đó, các bệnh lặn đơn gen như rối loạn chuyển hóa đường galactose; phenylketon niệu; thiếu hụt men G6PD; tan máu bẩm sinh Thalassemia cũng khá phổ biến ở trẻ. Các bệnh lý di truyền nói trên là rất nguy hiểm, gây nhiều nỗi đau về tinh thần và gánh nặng kinh tế cho các gia đình có con mắc phải. Vì vậy, việc sàng lọc, chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh di truyền, đặc biệt trong hỗ trợ sinh sản ngày càng quan trọng và cần được quan tâm. Với những tiến bộ vượt bậc trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, lĩnh vực chẩn đoán di truyền và hỗ trợ sinh sản đang mang đến cơ hội sinh con khỏe mạnh cho hàng vạn cặp vợ chống vô sinh, hiếm muộn tại Việt Nam.
Sự kết hợp này đang được thực hiện ra sao và mang lại những lợi ích gì cho hàng chục triệu người dân mang gen các bệnh lý di truyền, góp phần nâng cao chất lượng dân số Việt Nam? Để tìm hiểu về những tiến bộ trong chẩn đoán di truyền và hỗ trợ sinh sản, trong chương trình Đối thoại, chúng tôi sẽ trao đổi để cùng vị khách mời trò chuyện về nội dung này.
|
Ngày phát hành 8:40 | 27/11/2023 Chiều 26/11, tại Hà Nội, Tổ chức Giáo dục IEG Global tổ chức Hội thảo “Cỗ máy chuẩn hóa hay đưa trẻ thành nhân?” dưới sự dẫn dắt của TS. Nguyễn Chí Hiếu cùng các diễn giả là các bạn học sinh của các trường THCS, THPT và Đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
|