Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 5/4/2019 - Vụ việc bạo lực học đường ở tỉnh Hưng Yên đã và đang gây rúng động trong xã hội vì những hành động của học sinh với bạn quá bạo lực, lột quần áo đánh hội đồng. Cùng với việc xử lý những học sinh gây ra vụ việc thì ngành chức năng cần xử lý nghiêm đối với Hiệu trưởng nhà trường và giáo viên chủ nhiệm. - Những tình nguyện viên của Câu lạc bộ tuyên truyền văn hóa lịch sử trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội - Hướng dẫn viên du lịch miễn phí cho du khách tham quan ở Hà Nội.
|
Ngày phát hành 0:0 | 10/12/2020 Cách đây không lâu, một bé gái 12 tuổi ở Hà Nội bị cô giáo phê bình vì nói chuyện riêng trong lớp và yêu cầu làm bản kiểm điểm. Em đã tự tử. Đây là câu chuyện buồn được chia sẻ tại Hội thảo Rối loạn tâm thần tuổi học đường, tổ chức mới đây. Theo các chuyên gia đây là trường hợp trẻ mắc rối loạn tâm thần tuổi học đường để lại hậu quả nặng nề nhất, cách giải quyết vấn đề của trẻ hết sức bồng bột, manh động. Cần làm gì trước tình trạng rối loạn tâm thần tuổi học đường ngày càng gia tăng? Chúng tôi bàn nội dung này với sự tham gia của GS TS Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam.
|
Ngày phát hành 0:0 | 8/10/2018 - Trong khuôn khổ dự Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 10 và thăm Nhật Bản, sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. - Hội đồng nhân dân TP.HCM họp bất thường xem xét đề án sữa học đường và dự án xây dựng nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch với tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng. - Hôm nay, Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh những căng thẳng thương mại giữa hai nước đang leo thang. - Số nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa động đất và sóng thần tại Indonesia đã lên tới gần 2.000 người. Cơ quan giảm nhẹ thiên tai nước này cho biết: sẽ ngừng mọi hoạt động tìm kiếm nạn nhân mất tích từ ngày 11/10 tới. - Bình luận: Đừng để người nông dân đơn độc - sau nhiều năm diễn ra tình trạng “được mùa mất giá”.
|
Ngày phát hành 18:46 | 27/10/2021 Thời gian qua, những vụ việc như: 4 học sinh ở Hải Dương tẩm ma túy
vào thuốc lào rồi dùng điếu cày để hút; nữ quái; trộn cần sa vào trà sữa đóng
chai bán cho học sinh, sinh viên tại Lâm Đồng... khiến dư luận lo lắng về tình
trạng ma túy xâm nhập học đường. Mới đây, việc 13 học sinh trường Trung học phổ thông Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh dương tính với ma túy sau khi ăn
một loại “kẹo lạ” tiếp tục gây hoang mang trong xã hội. Dù công an tỉnh
Quảng Ninh vừa kết luận, đây chỉ là “vụ ngộ độc thực phẩm chức năng”,
không có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy, song sự việc này
một lần nữa cảnh báo tình trạng ma túy thẩm lậu vào học đường hiện nay với
những hình thức rất tinh vi. Tiến sỹ Lê Trung Tuấn,
Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Nghiên Cứu Tâm Lý Người Sử Dụng Ma
Túy (gọi tắt là PSD) bàn luận về vấn đề này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 12/10/2016 Khách mời là GS. TS. Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam.
|
Ngày phát hành 15:42 | 14/3/2023 Ngày 12.3, trên mạng lan truyền video dài hơn 2 phút ghi lại cảnh 1 nữ sinh bị nhóm người vật ngã, túm tóc, đánh hội đồng. Nạn nhân là em học sinh lớp 6, trường THCS Tân Phú, thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, bị tấn công trên đường đi học về. Hình ảnh được ghi lại cho thấy nữ sinh lưng đeo cặp, bị một nhóm người đạp ngã, túm tóc, giẫm đạp vào đầu, dùng mũ bảo hiểm đập vào đầu. Gia đình đã đưa em đến bệnh viện điều trị và giám định thương tật để có chứng cứ xử lý theo pháp luật đối với những kẻ đã hành hung em. Trước đó cũng có nhiều vụ việc học sinh bị đánh hội đồng, thậm chí dẫn đến tử vong. Đáng lo ngại, rất nhiều vụ việc chỉ bị phát hiện khi đã lan truyền các clip trên mạng xã hội. Vì sao tình trạng này vẫn tiếp diễn dù đã được cảnh báo nhiều lần? Cần làm gì để ngăn chặn triệt để những vụ
việc tương tự xảy ra? Bà Nguyễn Thị Mai Thoa, Uỷ viên Thường trực, Uỷ ban Văn hoá Giáo dục của Quốc hội cùng bàn luận câu chuyện này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 30/9/2017 Khách mời: Tiến sĩ Trần Thành Nam, Trưởng khoa Các Khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội; Chuyên viên tâm lý học đường Trần Thị Mạnh Linh, Trường Nguyễn Tất Thành.
|
Ngày phát hành 16:58 | 4/12/2023 Nghi vấn kẹo bày bán trước cổng trường học có chứa ma túy, khiến học sinh ngộ độc khi ăn phải đã làm nóng mạng xã hội trong tuần qua. Mặc dù công an 2 địa phương là Hà Nội và Lạng Sơn đã khẳng định, những mẫu kẹo này không chứa chất ma tuý nhưng câu chuyện vẫn khiến nhiều phụ huynh lo lắng bởi ma túy thế hệ mới, đa dạng hình thức, mẫu mã, màu sắc, đã và đang “tấn công” giới trẻ với nhiều cách thức tinh vi. Bộ Công an cũng cảnh báo, bên cạnh phương thức, thủ đoạn truyền thống, các đối tượng tội phạm còn chế biến và sản xuất những loại ma túy mới chưa có trong danh mục cấm. Với nhiều kiểu ngụy trang, núp bóng thực phẩm chức năng, bánh kẹo, đồ uống; bằng vỏ bọc nhiều màu sắc và nhìn rất vô hại, những loại ma túy mới với nhiều tên gọi, như: “nước dâu”, “nước vui”, cà phê trắng... âm thầm len lỏi, tấn công giới trẻ. Vậy cách nào để nhận diện ma túy mới ẩn mình dưới vỏ bọc thực phẩm, bánh kẹo? Giải pháp nào để ngăn ngừa loại hình tội phạm tinh vi này?Thượng tá Bùi Đức Thiêm, nguyên phó trưởng phòng 5, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an, cùng bàn luận về nội dung này.
|
Ngày phát hành 19:9 | 23/11/2021 Văn hóa học đường một lần nữa được đưa ra bàn thảo với sự lo lắng, sốt ruột thấy rõ của các chuyên gia và nhà giáo tại hội thảo “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ GD-ĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Tuy nhiên, những giá trị làm nên văn hóa học đường như sự noi gương của người lớn, cách ứng xử giữa các mối quan hệ, tính trung thực trong thi cử, thành tích giáo dục lại nặng về các hoạt động mang tính hình thức, phong trào; chưa được quan tâm thực sự... làm ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh nhà trường.Vậy làm sao để xây dựng văn hóa học đường phù hợp, thích ứng với đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt đời sống, xã hội trong đó có giáo dục và đào tạo?
|
Ngày phát hành 17:7 | 18/10/2023 Những ngày gần đây, nhiều phụ huynh bày tỏ bức xúc khi phát hiện suất ăn bán trú cho con tại trường THCS Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội vô cùng đạm bạc. Trước đó vài ngày, tại TP Hồ Chí Minh, gần 60 học sinh bị đau bụng, nôn ói sau bữa trưa tại trường THCS Vân Đồn, Quận 4. Đây chỉ là 2 trong số hàng chục vụ việc liên quan đến bữa ăn học đường thời gian qua, gióng lên hồi chuông báo động về chất lượng, dinh dưỡng, độ an toàn bữa ăn học đường đang bị “bỏ ngỏ” bấy lâu nay. PGS.TS Bùi Thị Nhung – Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề - Viện Dinh dưỡng Quốc gia sẽ cùng bàn luận câu chuyện này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 6/2/2017 - Bệnh học đường, không được thờ ơ. - Phòng ngừa bệnh lứa tuổi học đường: Cần xây dựng các mối quan hệ tôn trọng và bình đẳng.
|
Ngày phát hành 19:25 | 20/12/2023 Thay vì mỗi em được 1 gói mì tôm và 1 quả trứng, 11 học sinh một trường Phổ thông dân tộc bán trú ở Lào Cai đã phải chung nhau hai gói mì tôm pha loãng, ăn cùng với cơm. Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đề nghị UBND tỉnh Lào Cai xác minh rõ sự việc, đồng thời xử lý nghiêm tập thể và cá nhân liên quan nếu có vi phạm. Câu chuyện đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận với nhiều câu hỏi về đạo đức của một số thầy cô giáo và ban giám hiệu nhà trường. Ai sẽ phải chịu trách nhiệm trong vụ bê bối này? Cần làm gì để không lặp lại những vụ việc tương tự? Nên có cơ chế giám sát ra sao để trẻ có bữa ăn tương xứng với số tiền được Nhà nước hỗ trợ và cha mẹ đóng góp?
|
Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2019 - Văn hóa ứng xử học đường nhìn từ những vụ bạo lực học đường. - Những thầy cô đỡ đầu giúp học sinh nghèo vững bước đến trường.
|
Ngày phát hành 15:1 | 31/3/2023 Mặc dù câu chuyện nhà vệ sinh học đường thiếu hoặc không đạt chuẩn đã được nêu ra ở nhiều diễn đàn của ngành giáo dục, Chính phủ, Quốc hội…thế nhưng việc cải thiện nhà vệ sinh học đường vẫn hết sức chậm chạp, gây ức chế và hệ lụy cho nhiều thế hệ học sinh. Vẫn biết đây là mục tiêu không thể thực hiện trong một sớm một chiều. Song, để chấm dứt nỗi ám ảnh nhà vệ sinh “bẩn” trong các cơ sở giáo dục thì cần có nhận thức đầy đủ và giải pháp phù hợp, đi đôi với đó là sự chung tay của toàn xã hội. Đây là nội dung được chúng tôi đề cập trong bài cuối loạt bài “Nhà vệ sinh học đường: Nhịn... đến bao giờ?”.
|
Ngày phát hành 0:0 | 4/4/2019 Khách mời: Bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
|