Ngày phát hành 9:49 | 5/12/2022
Việc áp giá trần 60 USD/thùng đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga do nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), Australia và Liên minh châu Âu (EU) đưa ra, dự kiến có hiệu lực. Đây là biện pháp trừng phạt mới nhất của các nước phương Tây nhằm hạn chế nguồn thu lớn của Nga. Theo kế hoạch của châu Âu, phối hợp với Mỹ, G7 và các đồng minh phương Tây khác, nếu giá thị trường của dầu Nga giảm xuống dưới 60 đôla một thùng, giá trần sẽ được hạ xuống tới khi thấp hơn 5% so với giá thị trường.
Trong khi đó, trong một phản ứng trước đề xuất áp giá trần khí đốt của châu Âu, Chủ tịch ủy ban đối ngoại của Hạ viện Nga nói rằng EU đang gây nguy hiểm cho an ninh năng lượng của chính họ. Vậy,
lệnh trừng phạt này có mang ý nghĩa tượng trưng? Và việc châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt này liệu sẽ tạo ra sự khác biệt trong thời gian tới? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực châu Âu phân tích vấn đề này.