Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 4/10/2018 - Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 dành cả ngày thảo luận về Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa 10 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Nhân sự kiện này, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam có bài viết, nhan đề “Thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020:Tăng cường thông tin, tuyên truyền, phủ sóng phát thanh trên vùng biển, đảo của ta”. - Chủ trì Hội nghị 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam với chủ đề “Tầm nhìn và cơ hội mới trong kỷ nguyên mới”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, khu vực đầu tư nước ngoài là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế Việt Nam và đang đồng hành với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. - Ngân hàng Thế giới nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay từ 6,5% lên 6,8%. - Mỹ đã quyết định rút ra khỏi 2 thỏa thuận quốc tế, sau một thời gian bị chính phủ Iran và Palestine đệ đơn kiện lên Tòa Công lý quốc tế về những chính sách bị coi là “thù địch” đối với hai quốc gia này. - Ấn Độ khánh thành sân bay được xây dựng trên dãy Himalaya với độ cao hơn 1 nghìn 300 mét so với mực nước biển. Dự kiến, chuyến bay đầu tiên sẽ chính thức diễn ra vào hôm nay.
|
Ngày phát hành 11:2 | 17/12/2021 Những năm qua, khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam là điểm đến của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 8 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tuy chỉ chiếm 20% dân số, nhưng đóng góp 45% GDP của cả nước. Riêng thành phố Hồ Chí Minh được ví như "trụ cột phát triển" của cả vùng, chiếm 42% tổng dân số, 56% vốn đầu tư xã hội, và đóng góp 51% vào GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Đáng chú ý, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là nơi tập trung số lượng các khu công nghiệp lớn nhiều nhất trong cả nước. Theo đó, nguồn vốn FDI mà các nhà đầu tư nước ngoài rót vào vùng chiếm gần một nửa tổng giá trị thu hút FDI của cả nước. Qua đó, giúp các địa phương này tăng thu ngân sách đồng thời tạo việc làm cho người dân.
Để đảm bảo an sinh xã hội, các địa phương và doanh nghiệp FDI đều chú trọng thực hiện tốt chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN). Tuy nhiên, chính sách này còn có điểm bất cập cần sớm được tháo gỡ.
|
Ngày phát hành 0:0 | 18/6/2020 Dù vướng dịch bệnh Covid-19 nhưng trong 5 tháng đầu năm 2020, TPHCM vẫn thu hút được 1 tỷ 600 triệu USD vốn FDI. Theo dự báo, dịch Covid-19 khiến dòng vốn FDI sẽ có sự dịch chuyển từ Trung Quốc sang một số nước trong khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Là nơi kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, TPHCM đã chuẩn bị gì để đón dòng vốn đầu tư này. Lệ Hằng, phóng viên thường trú tại TP.HCM có bài đề cập:
|
Ngày phát hành 9:36 | 27/12/2023 Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính đến 20/12/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 36,6 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2022. Vốn giải ngân khoảng 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022. Đây là mức giải ngân kỷ lục từ trước tới nay.
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, trong tổng vốn đăng ký hơn 36,6 tỷ USD, thì vốn đăng ký mới đạt gần 20,19 tỷ USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ. Số dự án đăng ký mới cũng đạt 3.188 dự án, tăng 56,6%. Như vậy, cả dự án mới và vốn đăng ký mới đều tăng mạnh. Đây là một điểm rất đáng ghi nhận. Ngoài vốn đăng ký mới, năm 2023 cũng ghi nhận 1.262 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt hơn 7,88 tỷ USD. Trong khi đó, vốn đầu tư thông qua góp vốn mua cổ phần đạt hơn 8,5 tỷ USD, tăng 65,7% so với cùng kỳ. Nhờ quy mô vốn góp tăng nên dù lượt giao dịch góp vốn, mua cổ phần trong năm 2023 chỉ đạt 3.451 lượt, giảm 3,2% so với cùng kỳ, nhưng vốn góp lại tăng cao. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài (có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư…), như TP.HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai. Riêng 10 địa phương này đã chiếm tới 78,6% số dự án mới và 74,4% số vốn của cả nước trong năm 2023.
Năm 2023, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 23,5 tỷ USD, chiếm 64,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 39,9% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 4,67 tỷ USD, chiếm hơn 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 4,8% so với cùng kỳ.
Xét về đối tác, trong năm 2023, đã có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 6,8 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 5,4% so với cùng kỳ 2022. Tiếp đến là Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan...
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong năm nay đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên để thu hút dòng vốn FDI có chất lượng trong thời gian tới, Việt Nam cần thực thi nhiều giải pháp hiệu quả, như: nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch, gắn quy hoạch với tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, xác định đúng định hướng thu hút đầu tư của thành phố trong từng thời kỳ, tăng cường hiệu quả và đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư cả trong và ngoài nước, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh, tạo bước chuyển thật sự về chất mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với doanh nghiệp, công dân nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, tập trung đầu tư, nâng cấp đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
|
Ngày phát hành 0:0 | 18/4/2019 35 nghìn tỷ đồng là tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp khối FDI được ưu đãi miễn giảm hàng năm. Trong khi đó, khoảng 10.500 doanh nghiệp khối này báo lỗ lũy kế tới gần 398.000 tỷ đồng. Riêng năm 2017, trong số hơn 16 nghìn doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài báo cáo, thì có tới hơn một nửa kê khai lỗ hơn 86.000 tỷ đồng nhưng vẫn mở rộng sản xuất. Thực tế này vừa được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nêu ra khiến dư luận không khỏi giật mình và lo ngại về tình trạng chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp FDI, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Có phải đã đến lúc không thể cứ mở rộng cơ chế, thể chế với những ưu đãi tràn lan? Càng không thể cứ mở cửa đón rước ào ạt các doanh nghiệp mang tên ngoại, khoác áo ngoại mà không tường tỏ họ sản xuất, kinh doanh cái gì? Và cần phải có những thay đổi nào trong chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để lựa chọn được những doanh nghiệp xứng tầm và có tâm với nền kinh tế Việt Nam?
|
Ngày phát hành 14:18 | 19/3/2024 Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI và tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên với chủ đề "Doanh nghiệp FDI tiên phong thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh". - Phái đoàn 50 doanh nghiệp lớn nhất Hoa Kỳ tới Việt Nam sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, đánh dấu bước tiến lớn trong quan hệ hợp tác song phương. - Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội bắt đầu xét xử 15 bị cáo trong vụ án Tân Hoàng Minh phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt hơn 8.600 tỷ đồng. - Mỹ, Nga và Trung Quốc bất đồng sâu sắc trong vấn đề giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân tại phiên họp của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc do Nhật Bản chủ trì. - Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Ixraen Benjamin Netanyahu điện đàm về các vấn đề liên quan cuộc xung đột ở Dải Gaza. - Trung Quốc công bố sách Xanh khẳng định, thị trường Đông Nam Á sẽ trở thành cực tăng trưởng mới về thương mại điện tử xuyên biên giới của nước này.
|
Ngày phát hành 11:58 | 29/5/2022 Đến thời điểm này, đại dịch COVID 19 đã tạm lắng và hầu như các hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh tế đang trở lại bình thường và phục hồi. Nhiều động lực tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đang quay trở lại dần như trước đại dịch Covid-19 và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có bước phục hồi và tăng trưởng, đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng dương của GDP trong những tháng đầu năm nay. Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, 11,71 tỷ USD là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt nam trong 5 tháng đầu năm. Trong khi vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài đạt 7,71 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cũng cho thấy, dòng vốn đầu tư nước ngoài đã đi vào phục vụ các ngành sản xuất- kinh doanh, góp phần phục hồi kinh tế.
Trong bối cảnh thế giới tiến vào kỷ nguyên của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, Việt nam kiên định ưu tiên thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là các ngành nghề mới trên nền tảng công nghiệp 4.0, dòng vốn này đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, rất cần những cơ chế, chính sách để Việt nam thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài này. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật trực tiếp với chủ đề “Thu hút FDI chất lượng cao- triển vọng và thách thức”. Khách mời là ông Phan Hữu Thắng- nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư và ông Nguyễn Văn Toàn- Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
|
Ngày phát hành 13:25 | 27/5/2024 Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KHĐT, tính đến 20/05/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà ĐTNN đạt hơn 11 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 8,25 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2023. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với hơn 7,4 tỉ USD, chiếm 67,1% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 11,9% so với cùng kỳ.
|
Ngày phát hành 0:0 | 25/9/2020 Như Đài TNVN đưa tin sáng nay, Đại hội Đảng bộ đại biểu tỉnh Bắc Ninh lần thứ XX nhiệm kỳ 2020-2025, đã chính thức khai mạc. Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đề nghị tỉnh Bắc Ninh tiếp tục là “điểm sáng” cả nước trong thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời ưu tiên xây dựng tỉnh Bắc Ninh phát triển bền vững trên 03 trụ cột cơ bản: Phát triển về kinh tế; Tiến bộ về xã hội; Đảm bảo về môi trường. Phản ánh của nhóm phóng viên Việt Cường và Sơn Lâm:
|
Ngày phát hành 13:4 | 12/12/2023 Thu hút FDI chưa đạt kỳ vọng : thực tiễn và giải pháp. - Phát triển thương mại điện tử bền vững – còn nhiều thách thức ! - Tiêu điểm kinh tế địa phương có nội dung “Thành phố Hồ Chí Minh - Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tăng trưởng ấn tượng”
|
Ngày phát hành 0:0 | 15/9/2020 Sau những tháng đầu năm bị chững lại, dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Nam đã tăng mạnh trong các tháng vừa qua. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/8, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt 19,54 tỷ USD, bằng 86,3% so với cùng kỳ năm 2019. Có thể thấy, việc mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hoạt động đầu tư vẫn chưa tạo được động lực cần thiết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô; trong đó, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ thể chế kinh tế, tổ chức hệ thống và quản lý kinh tế. Chính vì vậy, tập trung rà soát loại bỏ những thủ tục, quy định đang làm phức tạp, khó khăn, cản trở thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế là nhiệm vụ đang đặt ra đối với nước ta hiện nay:
|
Ngày phát hành 14:59 | 30/6/2023 6 tháng đầu năm, thành phố Hải Phòng thu hút 1,98 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đạt 99% kế hoạch cả năm; trong đó, riêng thu hút đầu tư trong Khu công nghiệp, khu kinh tế ước đạt 1,9 tỷ USD. Đây là "trái ngọt" của một chiến lược bài bản trong việc chủ động xúc tiến đầu tư, đổi mới và tăng nội lực của nền kinh tế, biến các thách thức, thời cơ thành cơ hội.
|
Ngày phát hành 0:0 | 7/9/2016 Khách mời là Luật sư Trần Hữu Huỳnh, nguyên Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.
|
Ngày phát hành 18:49 | 8/10/2021 Sáng 8/10, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với trường Đại học Hải Phòng, trường Đại học Thương mại và Ban quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “FDI toàn cầu và ứng biến của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong bối cảnh mới”.
Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng từ bối cảnh chung toàn cầu. Mặc dù vậy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta trong 9 tháng năm nay vẫn đạt hơn 22 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một kết quả khả quan, thể hiện niềm tin của các nhà đầu tư, chọn Việt Nam là điểm đến hấp dẫn để sản xuất, kinh doanh. Theo đánh giá của các chuyên gia, là đối tượng trực tiếp chịu tác động cũng như nhận thức được cả các cơ hội lẫn thách thức từ bối cảnh mới, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã có những điều chỉnh chiến lược, chính sách đa dạng để chống chịu, khôi phục trong và sau đại dịch.
|
Ngày phát hành 6:7 | 11/5/2022 Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam vẫn đạt được kết quả khả quan và là điểm sáng trong bức tranh kinh tế 2021. Trong 4 tháng đầu năm nay, thu hút FDI của nước ta đạt gần 11 tỷ USD. Mặc dù vậy, trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, để thu hút được dòng vốn FDI chất lượng cao, Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm.
|