Ngày phát hành 10:39 | 3/8/2023
Đồng bằng sông Cửu Long - vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Không chỉ nổi
tiếng là vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước, ĐBSCL còn là trung tâm sản xuất thủy sản với 65% sản lượng và 60% giá trị xuất khẩu của cả nước. Với 28 địa phương giáp biển thì ĐBSCL có đến 7/13 tỉnh thành có ranh giới giáp biển, gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Đường bờ biển kéo dài từ Đông sang Tây có chiều dài trên 735 km, hơn
150 hòn đảo lớn nhỏ tạo ra thềm lục địa cho đánh bắt thủy sản gấp 2 lần đất
liền. Nhờ đó, Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai quan trọng về chiến lược
phát triển kinh tế biển quốc gia.
Hiện nay, hàng triệu ngư dân ĐBSCL đang sống nhờ vào nuôi trồng và
khai thác biển, nhưng biển và ngư dân cũng đang đối diện với nhiều nguy cơ
rủi ro từ biến đổi khí hậu, suy giảm hệ sinh thái, biến động của bất ổn kinh tế
toàn cầu...đe doạ đến an ninh lương thực, an ninh nguồn nước và sinh kế của
chính họ. Phát triển kinh tế biển xanh chính là chìa khóa để ĐBSCL giữ biển
mạnh giàu. Chuyên mục Mạnh giàu từ biển quê hương hôm nay với phóng sự “Kinh tế biển bền vững, bước đi từ tư duy kinh tế biển
xanh” do nhóm PV Đài TNVN thực hiện.