Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 5/6/2020 Liên tục trong các chương trình Theo dòng Thời sự trước chúng tôi đã phát sóng 4 phần của loạt bài “Đại dịch Covid-19, cơ hội để chuyển đổi, phát triển”. Qua Covid-19, dưới tác động nhiều chiều của dịch bệnh, đã thể hiện rõ những điểm mạnh- yếu, cũng như những cơ hội và thách thức đã xen trong đời trong sống kinh tế xã hội, trong mỗi con người Việt Nam. Bên cạnh những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết, chia ngọt sẻ bùi, sự chủ động, sáng tạo trong quá trình phòng chống đại dịch, phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân… cần được giữ gìn, phát huy. Cùng với tiến trình tái cơ cấu, chuyển đổi nền kinh tế - thực hiện theo các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành, qua đại dịch Covid-19 cũng cho thấy sự nhạy cảm, dễ bị tổn thương của nền kinh tế nước ta, với những nguy cơ cần tránh, bỏ - để tận dụng những cơ hội mới, ngành nghề mới, với tư duy đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Đây cũng là nội dung phần cuối của loạt bài viết này, với tựa đề “Tái cấu trúc nền kinh tế - những đòi hỏi từ thực tế”,
|
Ngày phát hành 8:51 | 1/9/2021 Dịch COVID-19 đã kéo dài hơn một năm rưỡi khiến cả thế giới chao đảo. Sức tàn phá khủng khiếp cả về tính mạng và tài sản do đại dịch này gây ra đã biến nó trở thành “một chất thử liều cao” đối với các thể chế chính trị, các chính phủ trong việc nhìn nhận, đánh giá và xử lý các vấn đề liên quan mật thiết đến đời sống người dân trong đại dịch. Nước ta cũng đang phải gánh chịu những tổn thất nặng nề trong làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư này. Dịch lan rộng, hàng nghìn người tử vong. Đối mặt với thực tế diễn biến phức tạp, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để vừa chống dịch, vừa đảm bảo an sinh xã hội theo tinh thần không một ai bị bỏ lại phía sau, tính mạng của mỗi người dân là đáng quý nhất. Thế nhưng, vẫn có không ít những phê phán, chỉ trích, thậm chí phủ nhận hoàn toàn những nỗ lực mà cả nước đang thực hiện… Nhiều cá nhân còn lợi dụng lá bài “dân chủ” “nhân quyền” gán ghép vào nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời tung tin giả, tin sai sự thật để lèo lái dư luận, nhằm ý đồ phá hoại công cuộc chống dịch của cả nước. Nhận thức đúng cách thức chống dịch của Chính phủ và cùng hành động, chung tay đẩy lùi đại dịch là chủ đề của Chuyên mục “Nhìn thẳng - Nói đúng” với sự tham gia của Đại biểu Quốc hội khóa 15 Phạm Văn Hòa.
|
Ngày phát hành 14:55 | 19/1/2022 Việc kiểm toán công tác nghiên cứu, tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách trong công tác phòng chống dịch cần đặt trong bối cảnh dịch bệnh bất thường, bảo đảm tính khách quan, công bằng, minh bạch cũng như phải làm rõ có việc trục lợi của cá nhân, tổ chức khi tham mưu, ban hành, tổ chức triển khai các cơ chế, chính sách hay không, những thông tin đáng chú ý tại Hội thảo khoa học “Kiểm toán chuyên đề việc quản lý, sử dụng các nguồn lực phòng, chống dịch Covid 19” do Kiểm toán Nhà nước tổ chức sáng nay (19/01)
|
Ngày phát hành 0:0 | 20/5/2020 - Khai mạc kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 14. Lần đầu tiên trong lịch sử, Quốc hội họp trực tuyến với 63 điểm cầu. Ngay trong phiên sáng nay, Quốc hội đã nghe các báo cáo, đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh châu Âu; Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu mở ra cơ hội đầu tư kinh doanh mới cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên. - Chuyến bay chở 340 công dân Việt Nam mắc kẹt tại Ấn Độ do đại dịch Covid 19 đã về tới sân bay Cần Thơ vào sáng nay, kết thúc một chiến dịch bảo hộ công dân kéo dài gần ba tháng. - Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La xác định có những thỏa thuận trị giá tiền tỷ trong vụ nâng điểm thi ở Sơn La trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018. - Đại hội đồng Tổ chức Y tế Thế giới WHO chính thức thông qua nghị quyết yêu cầu điều tra độc lập về ứng phó Covid-19. - Liên Hợp Quốc quan ngại về chiến sự leo thang ở Libya trong tháng lễ Ramadan khi liên tiếp có các cuộc tấn công nhắm vào dân thường và cơ sở dân sự trong những ngày qua.
|
Ngày phát hành 17:54 | 23/12/2021 Đại dịch Covid 19 đã khiến các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực gặp khó khăn chồng chất. Nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ngưng trệ. Trong bối cảnh khó khăn chung như vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn tìm cách vượt qua, duy trì ổn định sản xuất, từng bước khôi phục hoạt động kinh doanh, triển khai có hiệu quả Nghị quyết 128 của Chính phủ. Các doanh nghiệp đã tìm kiếm cách thức, giải pháp duy trì, phục hồi và phát triển. Trong chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, chúng tôi mời tới phòng phát thanh trực tiếp doanh nhân, Anh hùng lao động Nguyễn Quang Mâu, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Gốm Đất Việt để trao đổi về chủ đề: “Cách nào để doanh nghiệp tự tin vượt qua khó khăn đại dịch Covid 19?”.
|
Ngày phát hành 0:0 | 14/2/2020 Đã khoảng 1 tháng, kể từ khi phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh Covid 19, cả hệ thống chính trị ở nước ta đã vào cuộc thực hiện phương châm của Chính phủ “chống dịch như chống giặc”. Đóng góp công sức vào việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh tại nước ta không thể không nhắc tới những tập thể, cá nhân đã nỗ lực với công việc khoanh vùng, dập dịch, điều trị cho bệnh nhân. Đó là những cán bộ y tế dự phòng không quản hiểm nguy khi có mặt tại vùng tâm dịch, để khoanh vùng, cách ly mầm bệnh.
|
Ngày phát hành 13:50 | 18/8/2021 - Triển vọng kinh tế của khu vực Đông Nam Á bấp bênh do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 - Đại dịch Covid 19 làm đảo ngược thành quả kinh tế của Philippines
|
Ngày phát hành 9:35 | 3/9/2021 19 tỉnh, thành phía Nam đồng loạt thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để ứng phó với dịch bệnh Covid 19. Trong khi những mặt hàng như rau, củ, quả được lưu thông khá tốt thì tôm – ngành sản xuất đang mang lại giá trị kinh tế khá cao cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và của Việt Nam nói chung lại đang gặp khó, đòi hỏi phải có giải pháp tháo gỡ kịp thời.
|
Ngày phát hành 0:0 | 14/2/2020 Dịch Covid 19 đang tác động nặng nề đến xuất khẩu nông sản của nước ta, khi các cửa khẩu ở các tỉnh phía Bắc phải hạn chế, thậm chí là tạm dừng thông quan để tuân thủ yêu cầu phòng chống dịch. Ách tắc ở cửa khẩu, rớt giá ở vùng sản xuất - đó là những gì đã và đang xảy ra với một số mặt hàng trái cây. Nhiều cuộc giải cứu được các địa phương, đơn vị và thậm chí là cả cá nhân triển khai trong những ngày qua. Liệu nông sản Việt có thực sự cần giải cứu khi năng lực tiêu thụ trong nước còn rất lớn? Dịch Covid 19 đang đặt ra những vấn đề gì trong tiêu thụ nông sản ở thị trường trong nước?
|
Ngày phát hành 14:6 | 17/8/2021 Đợt dịch Covid-19 bùng phát mạnh lần thứ tư đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống chính trị và người dân thủ đô trong việc tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch bênh... Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, vai trò của cấp ủy cơ sở được phát huy mạnh mẽ, trong đó, tính tiên phong, gương mẫu của đội ngũ đảng viên là điểm tựa cho phòng chống dịch có hiệu quả.
|
Ngày phát hành 0:0 | 3/6/2020 Trong “nguy có cơ”. Nhiều chuyên gia nhận định, song song với những kết quả đáng tự hào của công cuộc phòng, chống dịch Covid-19, bảo vệ cuộc sống bình yên cho người dân, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để bứt phá về kinh tế. Qua đại dịch Covid 19 đang cho thấy rõ xu hướng chuyển dịch mới, thậm chí phân bố lại chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu và đây là cơ hội của những nền kinh tế đi sau như Việt Nam. Vậy chúng ta cần hoàn thiện các chương trình cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng như thế nào để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh phù hợp với yêu cầu và điều kiện mới sau đại dịch?
|
Ngày phát hành 22:27 | 28/3/2022 Từng bước "bình thường hóa" với dịch COVID-19 là tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 tiếp tục có diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự báo; thuận lợi, thời cơ ít hơn khó khăn và thách thức.
Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, song cũng không hoang mang, bám sát tình hình để có giải pháp phù hợp trong phòng, chống dịch, tiếp tục thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh theo Nghị quyết 128 của Chính phủ ngày 11/10/2021.
|
Ngày phát hành 11:30 | 9/10/2021 Trong những ngày qua, đề xuất bỏ giới hạn làm thêm tối đa 40 giờ mỗi tháng, áp dụng tổng số giờ làm thêm tối đa 200 - 300 giờ trong năm cho tất cả các ngành nghề, công việc của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã thu hút sự quan tâm của nhiều người lao động. Vậy, điều này sẽ tác động như thế nào đến người lao động và doanh nghiệp? Và trong bối cảnh sống chung với dịch Covid 19, những điều chỉnh chính sách nào là cần thiết để đảm bảo cuộc sống của người lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt nam và bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện khoa học lao động và xã hội, Bộ Lao động Thương binh và xã hội
|
Ngày phát hành 0:0 | 27/2/2020 - Khánh Hòa trở thành địa phương đầu tiên công bố hết dịch Covid 19 trên địa bàn. - Tránh "bổ nhiệm thần tốc", lãnh đạo phải có 3 năm hoàn thành tốt chức trách. Quy định mới trong dự thảo Nghị định quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính Nhà nước nhận được ý kiến đa chiều từ dư luận. - Sáng kiến chế biến bún, bánh tráng từ dưa hấu, thanh long của doanh nghiệp Việt được nhiều thị trường các nước ưa chuộng và đặt hàng. - Thủ tướng Ấn Độ kêu gọi người dân kiềm chế sau các vụ đụng độ ở thủ đô New Deli vì mâu thuẫn giáo phái làm hàng chục người thiệt mạng.
|
Ngày phát hành 17:50 | 30/7/2021 Thực hiện giãn cách xã hội làm gia tăng nhu cầu mua bán online. Trong thời gian giãn cách, TPHCM vẫn cho đội ngũ giao hàng hay còn gọi là shipper hoạt động bình thường và Thành phố Hà Nội cũng mới cấp phép cho hơn 14.000 shipper vận chuyển hàng hóa thiết yếu. Nhiều ý kiến đang lo ngại việc các shipper đi lại nhiều sẽ làm dịch lây lan. Làm sao để hoạt động giao hàng shipper đảm bảo được an toàn trong điều kiện dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, khó lường là nội dung được bàn luận trong Dòng chảy sự kiện hôm nay.
|