Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 12/6/2020 Tình trạng dạy thêm, học thêm trong nhiều năm qua đã và đang làm xáo trộn xã hội, đã bị thị trường hóa, tiền tệ hóa. Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Kế hoạch - Đầu tư về việc đưa “dịch vụ dạy thêm, học thêm văn hóa theo chương trình giáo dục phổ thông” vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đề xuất này đang nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội. Có cần thiết phải đưa dạy thêm, học thêm vào quản lý trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không. Và nếu dạy thêm, học thêm là dịch vụ kinh doanh có điều kiện thì có giảm áp lực học thêm cho học sinh hay không?
|
Ngày phát hành 0:0 | 16/1/2018 - Đề xuất bỏ lệnh cấm thi tuyển lớp 6 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Nhiều người lo ngại, tình trạng dạy thêm, học thêm gia tăng. - Cơn sốt Bitcoin tấn công thị trường bất động sản Mỹ. - Nghệ sỹ nhân dân Thái Bảo chia sẻ về nghề. - Cẩn trọng khi mua rượu ngoại dịp cuối năm.
|
Ngày phát hành 19:35 | 6/1/2025 Dạy thêm học thêm là vấn đề nóng, gây tranh cãi trong nhiều năm nay. Nhiều ý kiến cho rằng, học sinh đang phải quay cuồng học thêm trong trường, ngoài trường đến kiệt sức. Thực tế, dạy thêm học thêm xuất phát từ nhu cầu của học sinh, phụ huynh lẫn người dạy. Do đó, Bộ GD&ĐT nên có quy định rõ ràng để quản lý. Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 29 ngày 30.12.2024 quy định về dạy thêm, học thêm, có hiệu lực từ 14 tháng 02 năm 2025. So với dự thảo, thông tư đã thay đổi, điều chỉnh, cắt bỏ cho phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm, vẫn còn một số băn khoăn. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là chuyên gia giáo dục Trần Mạnh Tùng.
|
Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2016 - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân đã chủ trì tiệc chiêu đãi đoàn ngoại giao nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Quốc khánh. - Dự kiến cuối tháng 9, Chính phủ sẽ quyết định phân bổ mức bồi thường thiệt hại cho ngư dân do cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung. - Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đuổi việc nếu giáo viên dạy thêm ngoài giờ học. - Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố: Quân sự không phải là giải pháp cho vấn đề ở Biển Đông. - Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không ngừng bắn với nhóm vũ trang người Kurd ở Syria.
|
Ngày phát hành 6:52 | 7/9/2024 Thông tư 17 ngày 16/5/2012 ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm mà Bộ GD&ĐT ban hành hơn 10 năm trước đã tồn tại nhiều bất cập. Tình trạng dạy thêm, học thêm cho học sinh phổ thông trong những năm vừa qua diễn ra khá phức tạp. Cho dù là chương trình 2006 hoặc bây giờ là chương trình 2018 thì dạy thêm, học thêm vẫn phức tạp, khó quản lý.
|
Ngày phát hành 8:36 | 11/1/2025 - Thông tư mới về dạy thêm: Quy định trúng và đúng, ngăn chặn hiện tượng tiêu cực - Nhiều phụ huynh, học sinh ở Vũng Tàu tán thành nghỉ học ngày thứ 7 - Hồng Kông: Trường quốc tế trụ vững giữa "bão" đóng cửa
|
Ngày phát hành 0:0 | 8/8/2016 - Dạy thêm, học thêm gây ra nhiều hệ lụy và bức xúc trong xã hội. - Nhật Hoàng gửi thông điệp “đặc biệt” đến người dân Nhật Bản. - Nhóm nhạc Cá hồi hoang – nhóm nhạc bơi ngược dòng nước tìm kiếm tự do. - Học nghề đang mở ra cơ hội mới cho những người trẻ.
|
Ngày phát hành 8:39 | 3/12/2023 Dạy thêm, học thêm không chỉ gây tốn kém cho phụ huynh, quá tải cho học sinh mà còn phô bày một hình ảnh xấu xí về người thầy khi nơi này nơi kia phản ánh có tình trạng giáo viên ép học sinh học thêm, các nhà trường tổ chức dạy thêm với hình thức “tự nguyện kiểu ép buộc”. Tệ hơn, có chuyện học sinh bị trù dập, đối xử không công bằng chỉ vì không chịu đi học thêm. Vì thế, trên diễn đàn Quốc hội, vấn đề dạy thêm, học thêm một lần nữa trở thành chủ đề thảo luận của đại biểu và lãnh đạo ngành giáo dục. Trả lời trước Quốc hội, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và một số đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung dạy thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện để có cơ sở pháp lý xử lý bên ngoài trường học. Nếu coi dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện có giúp giảm áp lực dạy thêm, học thêm hiện nay? Cần quản lý ra sao để tránh biến tướng?
|
Ngày phát hành 0:0 | 7/6/2020 Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Kế hoạch - Đầu tư về việc đưa “dịch vụ dạy thêm, học thêm văn hóa theo chương trình giáo dục phổ thông” vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Một số ý kiến thì cho rằng, việc đưa hoạt động dạy thêm vào nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ giúp quản lý tốt hơn, hạn chế các trung tâm tự phát và tránh được những trường hợp ảnh hưởng xấu đến học sinh. Thế nhưng, nhiều giáo viên và chuyên gia cũng lo ngại nếu không có cơ chế quản lý và giám sát thì sẽ không giải quyết được vấn nạn dạy thêm vốn đang gây bức xúc hiện nay. Ghi nhận của PV Minh Hường.
|
Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2014
|
Ngày phát hành 18:16 | 27/8/2024 Thông tư 17 ngày 16/5/2012 ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm mà Bộ GD&ĐT ban hành hơn 10 năm trước đã tồn tại nhiều bất cập. Tình trạng dạy thêm, học thêm cho học sinh phổ thông trong những năm vừa qua diễn ra khá phức tạp. Cho dù là chương trình 2006 hoặc bây giờ là chương trình 2018 thì dạy thêm, học thêm vẫn phức tạp, khó quản lý. Bộ GD&ĐT vừa đưa ra dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm để lấy ý kiến góp ý, với hy vọng chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm và góp phần hạn chế những tiêu cực trong giáo dục. Một số thay đổi về quy định dạy thêm đã thu hút dư luận và tạo nên nhiều luồng ý kiến. PGS TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu - Đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam sẽ cùng bàn luận vấn đề này.
|
Ngày phát hành 17:48 | 21/4/2023 Bộ GD&ĐT cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ, đề xuất Quốc hội đưa hoạt động dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bộ cũng nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm (sửa Thông tư số 17), nhằm bảo đảm phù hợp, thuận lợi cho công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.
Đề xuất về việc bổ sung dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Bộ GD&ĐT có giải quyết được căn nguyên của vấn nạn dạy thêm, học thêm tràn lan hay sẽ tạo ra giấy phép con và tiêu cực từ cơ chế “xin – cho”? Việc đưa hoạt động dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, liệu có phù hợp với thực tiễn hiện nay hay không?
|
Ngày phát hành 16:55 | 25/10/2022 Câu chuyện dạy thêm, học thêm được đề cập từ nhiều năm nay, nhưng vẫn gây nhiều tranh cãi trong xã hội. Câu chuyện này càng có thêm nhiều ý kiến tranh luận, khi TP Hồ Chí Minh có chỉ đạo về dạy thêm, học thêm, tổ chức hoạt động ngoài giờ tại trường tiểu học. Theo đó, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh yêu cầu giáo viên phải lập kế hoạch dạy thêm trên cơ sở nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa. Đặc biệt chú ý đến đặc điểm học sinh, từ đặc điểm vùng miền, hoàn cảnh gia đình, kết quả học tập cuối năm để có cách dạy học phù hợp. Thực tế, việc dạy thêm, học thêm là xuất phát từ nhu cầu chính đáng của người học và cả người dạy, khi học sinh muốn cải thiện những kỹ năng còn thiếu hụt, phát triển những năng lực cần thiết cho bản thân. Nhưng nếu lạm dụng việc học thêm một cách tràn lan thì lại là điều đáng bàn. Cần làm gì để dạy thêm, học thêm không trở thành gánh nặng “cơm áo gạo tiền” đối với nhiều gia đình? Làm sao để quản lý dạy thêm chặt chẽ hơn thay vì cấm nửa vời hoặc thả nổi, để dạy thêm không thành dạy chính? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là chuyên gia giáo dục Trần Mạnh Tùng
|
Ngày phát hành 0:0 | 15/4/2019
|
Ngày phát hành 0:0 | 13/9/2018 Đến hẹn lại lên, cứ vào đầu năm học mới, cùng với lạm thu, thì học thêm kiểu “cưỡng bức” lại trở thành vấn đề nhức nhối. Ngành giáo dục năm nào cũng nêu quyết tâm, ra văn bản, nghị quyết chấn chỉnh, nhưng rồi đâu lại vào đấy. “Học thêm cưỡng bức” không chỉ gây quá tải cho học sinh, lãng phí thời gian, mà hệ lụy còn lớn hơn rất nhiều. Bình luận của Biên tập viên Mỹ Hà.
|