Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 18:50 | 19/2/2024 Năm qua, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đứng vững, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đạt được đà tăng trưởng và là một “điểm sáng” trong “bức tranh màu xám” của nền kinh tế toàn cầu, được quốc tế ghi nhận, tạo hiệu ứng tích cực và niềm tin cho nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp. Trong đó, khai thác hiệu quả thị trường trong nước với 100 triệu dân luôn được Chính phủ đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thực hiện.
Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1163 ngày 13 tháng 7 năm 2021 đã đặt ra mục tiêu: “Phát triển thương mại trong nước hiện đại, văn minh, tăng trưởng nhanh và bền vững, là bệ đỡ, điểm tựa vững chắc cho sản xuất trong nước ngày càng đổi mới, phát triển; xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước và của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc để tham gia hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới”.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 “Giữ thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh với tỷ lệ trên 85% tại các kênh phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, thương mại điện tử...) tại Quyết định số 386 phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025.
|
Ngày phát hành 15:50 | 24/10/2022 Sau 13 năm triển khai thực hiện, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã đạt được những kết quả khả quan, việc kết nối cung cầu hàng hóa đã góp phần bình ổn thị trường, bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ tiêu thụ nông sản và hàng công nghiệp nông thôn, thiết lập chuỗi cung ứng sản phẩm thực phẩm an toàn phục vụ người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy vậy, kinh tế nước ta có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng, những cam kết trong các hiệp định thương mại về lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng hóa cũng đặt nền kinh tế Việt Nam đứng trước cuộc cạnh tranh gay gắt. Chương trình Chuyên gia của bạn có chủ đề “Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng Việt – sau 13 năm thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với sự tham gia của khách mời là ông Vũ Xuân Trường, Giảng viên Trường Đại học Thương mại, Chuyên gia Thương hiệu, Viện Nghiên cứu Chiến lược Cạnh tranh và Thương hiệu.
|
Ngày phát hành 15:20 | 25/11/2024 Qua 15 năm thực hiện, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Cuộc vận động không chỉ làm thay đổi nhận thức, thói quen người tiêu dùng trong ưu tiên chọn lựa, sử dụng hàng Việt Nam, mà còn thể hiện lòng yêu nước và khơi dậy niềm tự hào hàng Việt. Từ hôm nay (25-11) đến hết ngày 1-12, Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024) được Bộ Công Thương tổ chức với nhiều hoạt động mang thông điệp “Tự hào hàng Việt Nam”. Đây là dịp hội tụ tinh hoa hàng Việt, trưng bày các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự hào dân tộc và khẳng định cam kết của Bộ Công Thương trong việc đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường. Cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của khách mời là bà Trịnh Thị Ngân - Trưởng Ban cố vấn, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
|
Ngày phát hành 8:2 | 22/4/2023 Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển mạnh sang việc phải chinh phục người tiêu dùng bằng cách nâng cao chất lượng, mẫu mã, giảm chi phí đầu vào và tăng dịch vụ hậu mãi để tăng sức cạnh tranh. Sự chuyển biến về nhận thức của các doanh nghiệp cũng được thể hiện rõ thông qua việc tích cực tham gia các hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
|
Ngày phát hành 19:20 | 11/12/2023 “Sau hơn 14 năm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, hàng Việt Nam có thế mạnh đã, đang và tiếp tục bao phủ rộng khắp các mạng lưới phân phối từ các kênh phân phối truyền thống tới các hệ thống phân phối hiện đại”, đây là những thông tin đáng chú ý tại Diễn đàn thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng hàng Việt Nam do Bộ Công Thương tổ chức chiều nay (11/12), tại Hà Nội.
|
Ngày phát hành 0:0 | 4/6/2015 - Triển vọng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn tiếp tục khả quan. - Khối doanh nghiệp Trung ương với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
|
Ngày phát hành 0:0 | 14/10/2014 - Tình trạng hằn, lún mặt đường- nguyên nhân và giải pháp khắc phục”. - Công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước: Cần rõ cơ chế. - Vị thế hàng Việt sau 5 năm thực hiện cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Còn nhiều thách thức. - Phần 2 loạt bài: Đào tạo đại học, cao đẳng ở Tây Nguyên- Thừa hay thiếu? - Phân tích về nỗ lực tái thiết Gaza của cộng đồng quốc tế.
|
Ngày phát hành 13:0 | 6/4/2023 Sáng nay (6/4), tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam năm 2023. Đồng chí Đỗ Văn Chiến – Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động chủ trì hội nghị.
|
Ngày phát hành 0:0 | 30/11/2017 - Để “Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đi vào thực chất hơn. -
Điện lực Quảng Ninh: Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
|
Ngày phát hành 0:0 | 12/6/2019
|
Ngày phát hành 0:0 | 7/8/2019 Qua 10 năm triển khai thực hiện, cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã góp phần phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và cổ vũ, tiếp sức cho các nhà sản xuất, doanh nghiệp sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tới một số nước trên thế giới.
|
Ngày phát hành 0:0 | 10/5/2015 - Nhìn lại những điểm còn chưa tốt trong cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". - Chuẩn bị tốt nhân lực và tài chính để đầu tư hạ tầng.
|
Ngày phát hành 15:31 | 18/11/2024 Qua 15 năm thực hiện, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Cuộc vận động không chỉ làm thay đổi nhận thức, thói quen người tiêu dùng trong ưu tiên chọn lựa, sử dụng hàng Việt Nam, mà còn thể hiện lòng yêu nước và khơi dậy niềm tự hào hàng Việt. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn bộ phận người tiêu dùng chưa thật sự tin tưởng chất lượng hàng hóa, sản phẩm Việt. “Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng Việt - sau 15 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là chủ đề của Chương trình Chuyên gia của bạn với sự tham gia của khách mời là bà Trịnh Thị Ngân - Trưởng Ban cố vấn, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
|
Ngày phát hành 11:59 | 21/8/2024 Hôm qua (20/8), Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
|
Ngày phát hành 10:28 | 5/9/2023 Sau gần 15 năm thực hiện Cuộc vận động "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt", từ việc vận động dùng hàng Việt, giờ đây người tiêu dùng đã chủ động tiếp cận, chủ động sử dụng hàng Việt khi mua sắm hàng hóa, từ sự thân quen, gần gũi đã trở thành niềm tin, không ít người tiêu dùng đã chọn hàng Việt Nam là số một trong giỏ hàng hóa mua sắm của gia đình. Tuy nhiên, kinh tế nước ta có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng, nhiều thách thức mới, hàng hóa nước ngoài nhập khẩu nhiều hơn, trong khi đó, quy mô của các doanh nghiệp nước ta nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao... Chương trình Dòng chảy kinh tế có chủ đề “Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Lan toả niềm tự hào Việt Nam” với sự tham gia bàn luận của PGS.TS Phan Chí Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
|