Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 11:56 | 11/9/2022 Hôm qua, kết thúc cuộc họp bất thường ở Brúc-xen (Bỉ), bộ trưởng năng lượng 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về 4 giải pháp cấp bách để bảo vệ người dân trước giá năng lượng tăng cao và ngăn chặn các công ty năng lượng phá sản trong bối cảnh Nga dần cắt nguồn cung khí đốt. Tuy nhiên, việc áp trần giá khí đốt của Nga vẫn tiếp tục gây bất đồng giữa các thành viên của EU.
|
Ngày phát hành 9:8 | 7/12/2023 Làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ hỏa hoạn? - Người tiêu dùng, khách tham quan được tiếp cận các thông tin hữu ích nhằm nhận diện, phân biệt sản phẩm thật và sản phẩm vi phạm nhãn hiệu. - Xung đột Nga – Ucraina vẫn chia rẽ châu Âu. - Li-bi nỗ lực cứu các di sản bị hư hại do lũ lụt
|
Ngày phát hành 0:0 | 28/6/2020 Trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) đang dự định mở lại các đường biên giới châu Âu từ ngày 1/7 tới, sau một loạt cuộc đàm phán kéo dài nhiều ngày qua, các nước thành viên đến nay vẫn đang chia rẽ về việc, liệu có tiếp tục cấm du khách từ các nước vẫn đang phải chống chọi với đại dịch hay không. Đáng nói là khi giới chức khu vực còn đang bàn thảo chưa thể thống nhất thì tại một vài nước, chính quyền thậm chí đã mở cửa sân bay đón du khách từ các nước ngoài khu vực châu Âu. Cộng thêm những khác biệt và mâu thuẫn có sẵn, châu Âu vẫn tiếp tục rối bời trong xử lý các vấn đề trong và sau dịch Covid-19.
|
Ngày phát hành 0:0 | 19/2/2019 Biên tập viên Thúy Ngọc trao đổi cùng anh Ngọc Thạch, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại Ai Cập.
|
Ngày phát hành 0:0 | 13/7/2020 Cùng với điểm nóng Mỹ-Trung và cuộc tổng tuyển cử tại Singapore, việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không thể gia hạn Nghị quyết nhân đạo xuyên biên giới Syria, cho dù nghị quyết đã chính thức hết hạn hôm 10/7. Đây là lần thứ hai trong tuần này, Hội đồng Bảo an không tìm được tiếng nói chung trong vấn đề Syria. Trong cuộc bỏ phiếu hôm 10/7, Nga và Trung Quốc đã bác bỏ yêu cầu kéo dài hoạt động cứu trợ nhân đạo ở Syria. Đáp lại, Mỹ, Anh, Pháp, Đức lại lên tiếng phản đối Nga và Trung Quốc. Vì sao Hội đồng Bảo an vẫn không thể thông qua một nghị quyết nhân đạo trong vấn đề Syria? Và tác động của nó tới tình hình khu vực ra sao? Trao đổi với phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập theo dõi khu vực Trung Đông.
|
Ngày phát hành 0:0 | 1/7/2016 Trao đổi với phóng viên Thùy Vân, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Pháp, theo dõi khu vực châu Âu.
|
Ngày phát hành 0:0 | 30/9/2016
|
Ngày phát hành 8:57 | 23/8/2022 Đến nay một số nước ở khu vực Baltic và Bắc Âu đã quyết định hạn chế, thậm chí cấm công dân Nga nhập cảnh, nhằm gia tăng áp lực buộc EU ban hành một lệnh hạn chế thị thực với công dân Nga trên toàn EU. Tuy vậy, vấn đề này chưa nhận được sự ủng hộ của một số thành viên chủ chốt như Đức, Pháp và Hà Lan. Theo dự kiến, các cuộc thảo luận về lệnh cấm thị thực với người Nga sẽ diễn ra trong cuộc họp Ngoại trưởng các nước thành viên châu Âu vào cuối tháng này tại Đức. Đề xuất này là một biện pháp trừng phạt cứng rắn hay chỉ mang tính biểu tượng cho nỗ lực cô lập Nga?
|
Ngày phát hành 8:34 | 25/11/2022 Các bộ trưởng năng lượng EU hôm qua đã thất bại trong việc thống nhất mức trần giá khí đốt để giảm thiểu khủng hoảng năng lượng ở châu Âu trong bối cảnh chia rẽ sâu sắc về một đề xuất ban đầu bị nhiều người cho là “trò đùa” và không thực tế.
|
Ngày phát hành 6:41 | 17/5/2022 Quá trình “thoát” năng lượng Nga của các nước châu Âu tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Các đối tác châu Âu trong nhiều tuần qua đã chật vật để tìm cách vừa đáp ứng sắc lệnh thanh toán khí đốt bằng đồng rúp của Nga, vừa không vi phạm các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Moscow vì chiến dịch quân sự ở Ukraine. Để giải quyết các thách thức, Liên minh châu Âu (EU) vừa đưa ra giải pháp giúp các nhà nhập khẩu tránh vi phạm lệnh trừng phạt khi mua khí đốt từ Nga, mà vẫn đáp ứng yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp. Tuy vậy, cách giải quyết này vẫn chưa nhận được sự đồng thuận của toàn bộ thành viên trong liên minh.
|
Ngày phát hành 10:13 | 31/5/2022 Trong 2 ngày 30 và 31/5, Liên minh châu Âu (EU) tổ chức Hội nghị thượng đỉnh bất thường đánh giá và thảo luận tình hình khủng hoảng ở Ucraina, hợp tác quốc phòng, chi phí năng lượng và an ninh lương thực. Trong bối cảnh khối này vẫn đang bế tắc trong việc tìm kiếm sự đồng thuận nội bộ về gói trừng phạt tổng thể mới nhằm vào các nguồn năng lượng từ Nga, Hội nghị lần này đang bị bao phủ một bầu không khí căng thẳng bởi các lo ngại chia rẽ và rạn nứt. Liệu hội nghị bất thường lần này có thể gợi mở giải pháp nào để thu hẹp bất đồng, hay sẽ lại “bi quan” như chính giới chức EU lo ngại rằng, chưa bao giờ sự đoàn kết thống nhất của Liên minh châu Âu lại đứng trước nhiều thách thức như hiện nay? Phóng viên Quang Dũng - Thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu phân tích rõ hơn vấn đề này
|
Ngày phát hành 10:28 | 11/3/2021 Đã tròn 1 năm kể từ khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức tuyên bố, sự lây lan của chủng virus SARS CoV-2 là đại dịch toàn cầu - ngày 11/3/2020. Sau một thời gian chần chừ về việc “định danh” và đánh giá mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh thế nào cho đúng, thậm chí vấp phải nhiều ý kiến chỉ trích về việc chủ quan, chậm trễ và thiếu chính xác, cuối cùng, Tổ chức Y tế thế giới cũng đã “chỉ đúng mặt, gọi đúng tên” về COVID-19: nỗi ám ảnh của toàn thế giới.Việc COVID-19 được WHO tuyên bố là đại dịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khi mở ra cơ chế phản ứng rộng khắp với cấp độ quốc tế trong việc ứng phó, chứ không co cụm ở một quốc gia hay khu vực nào. Nhìn lại 1 năm qua, từ tuyên bố của WHO, cuộc chiến chống đại dịch đã huy động sự vào cuộc của cả thế giới, vắc-xin đã được điều chế một cách thần tốc, việc kiểm soát dịch bệnh đã có những tiến triển.... Nhưng mặt khác, vẫn còn rất nhiều việc phải làm!
|
Ngày phát hành 0:0 | 1/7/2020 - Bỏ biên chế suốt đời đối với giáo viên: Làm sao để xóa bỏ rào cản khiến giáo viên dạy giỏi “quay lưng”? - Những hoạt động Chuyện trò và Kết nối đã và đang là sợi dây hàn gắn chia rẽ sắc tộc ở Mỹ. - Cuốn sách: "Những cậu bé kẽm” của nhà văn Nhà văn Svetlana Alexievich. - Đại úy Nguyễn Quang Quyết, 1 trong 100 cá nhân điển hình hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2020 về gần 17 năm hoạt động hiến máu tình nguyện.
|
Ngày phát hành 8:46 | 3/3/2024 Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (gọi tắt là G20) đang đứng trước thách thức bị chia rẽ trầm trọng khi cuộc họp đầu tiên trong năm của các Bộ trưởng Tài chính đã không ra được tuyên bố chung sau 2 ngày họp. Thay vì thực hiện nhiệm vụ chính là thúc đẩy các cuộc thảo luận mang tính xây dựng cởi mở về các vấn đề liên quan đến ổn định của tài chính, kinh tế toàn cầu, Hội nghị Bộ trưởng tài chính G20 lại lấy các vấn đề xung đột là tâm điểm. Những mâu thuẫn này làm dấy lên lo ngại tiến trình thảo luận về các vấn đề toàn cầu sẽ bị cản trở.
|
Ngày phát hành 0:0 | 5/12/2018 Trao đổi cùng phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Pháp.
|