Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 5/4/2019 Trao đổi với Nhà báo Yên Ba, Trưởng phòng Quốc tế, Báo Quân đội nhân dân.
|
Ngày phát hành 8:46 | 3/3/2024 Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (gọi tắt là G20) đang đứng trước thách thức bị chia rẽ trầm trọng khi cuộc họp đầu tiên trong năm của các Bộ trưởng Tài chính đã không ra được tuyên bố chung sau 2 ngày họp. Thay vì thực hiện nhiệm vụ chính là thúc đẩy các cuộc thảo luận mang tính xây dựng cởi mở về các vấn đề liên quan đến ổn định của tài chính, kinh tế toàn cầu, Hội nghị Bộ trưởng tài chính G20 lại lấy các vấn đề xung đột là tâm điểm. Những mâu thuẫn này làm dấy lên lo ngại tiến trình thảo luận về các vấn đề toàn cầu sẽ bị cản trở.
|
Ngày phát hành 11:56 | 11/9/2022 Hôm qua, kết thúc cuộc họp bất thường ở Brúc-xen (Bỉ), bộ trưởng năng lượng 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về 4 giải pháp cấp bách để bảo vệ người dân trước giá năng lượng tăng cao và ngăn chặn các công ty năng lượng phá sản trong bối cảnh Nga dần cắt nguồn cung khí đốt. Tuy nhiên, việc áp trần giá khí đốt của Nga vẫn tiếp tục gây bất đồng giữa các thành viên của EU.
|
Ngày phát hành 10:27 | 8/3/2021 Thời gian gần đây, khái niệm “hộ chiếu vaccine” đang dần trở nên quen thuộc với thế giới. Trong bối cảnh dịch COVID19 vẫn tiếp tục hoành hành, kinh tế nhiều quốc gia suy giảm mạnh, câu chuyện hộ chiếu vaccine càng nóng hơn bao giờ hết, thậm chí đẩy quan hệ giữa các quốc gia vào tình thế căng thẳng cũng như nới rộng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia, các châu lục.
|
Ngày phát hành 0:0 | 15/5/2016 Trong tuần qua, tình hình Biển Đông không có diễn biến thực sự nổi bật song lại diễn ra những bước đi đầy tính chiến thuật của Trung Quốc. Đó là việc Trung Quốc đạt được thỏa thuận với Malaysia về nguyên tắc giải quyết tranh chấp tại Biển Đông. Tiếp theo tuyên bố về việc đạt được thỏa thuận với Brunei, Cambodia và Laos vào cuối tháng trước cho thấy, Trung Quốc đang làm điều mà không láng giềng tốt nào làm với đối tác của mình đó là chia rẽ các nước ASEAN hòng tìm được đồng minh trong vấn đề Biển Đông. Bình luận của biên tập viên Việt Nga.
|
Ngày phát hành 12:32 | 5/10/2024 Liên minh châu Âu vừa thông qua kế hoạch áp thuế lên đến 45% với xe điện nhập Trung Quốc từ 31/10, trong vòng ít nhất 5 năm. 5 nước EU phản đối, bao gồm Đức - nền kinh tế số 1 châu Âu, do lo ngại những tác động kinh tế và một cuộc chiến tranh lạnh về kinh tế với Trung Quốc sẽ nổ ra. Tuy nhiên, vẫn còn thời gian và cơ hội cho đối thoại giữa các bên.
|
Ngày phát hành 0:0 | 30/6/2020 - Tháp Eiffel đón khách trở lại sau 3 tháng đóng cửa do COVID-19. - Chuyện trò và Kết nối, sợi dây hàn gắn chia rẽ sắc tộc ở Mỹ.
|
Ngày phát hành 0:0 | 3/3/2015 - Hạt nhân Iran khiến Mỹ bất đồng nội bộ, chia rẽ với đồng minh. - Tổng thống Hàn Quốc tìm động lực mới cho phát triển kinh tế.
|
Ngày phát hành 14:55 | 1/9/2024 Liên hợp quốc hôm qua (31/8) đã công bố bản dự thảo về tài chính khí hậu dự kiến sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), diễn ra vào tháng 11. Cho đến nay, đây vẫn là một trong những vấn đề gai góc và gây chia rẽ nhất trong các cuộc đàm phán về khí hậu.
|
Ngày phát hành 8:4 | 2/3/2023 Hôm nay, Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) sẽ kết thúc sau hai ngày làm việc. Với cương vị Chủ tịch G20 trong năm 2023, nước chủ nhà Ấn Độ đã đưa ra chương trình nghị sự với nhiều vấn đề toàn cầu như chủ nghĩa đa phương và sự cần thiết phải cải tổ, an ninh năng lượng, lương thực và hợp tác phát triển, chống khủng bố và các mối đe dọa mới… Dù vậy, sự chia rẽ giữa các nước thành viên liên quan đến cuộc khủng hoảng Ucraina đã gây nhiều khó khăn trong các cuộc thảo luận, thử thách mục tiêu mà Ấn Độ đưa ra ngay từ khi tiếp quản vị trí Chủ tịch G20 là tăng cường đoàn kết để giải quyết các thách thức toàn cầu. Với sự chia rẽ này, nhiều người lo ngại Hội nghị Ngoại trưởng G20 có thể không đạt được tuyên bố chung giống như cuộc họp của các quan chức kinh tế, tài chính G-20 cuối tuần trước.
|
Ngày phát hành 16:25 | 15/5/2023 Sáng nay (15/5), tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 13 đã chính thức khai mạc dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đây là hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; là dịp nhìn lại, đánh giá một cách khách quan, toàn diện những kết quả, thành tựu đã đạt được từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến nay. Đài TNVN trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng tại hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
|
Ngày phát hành 8:57 | 23/8/2022 Đến nay một số nước ở khu vực Baltic và Bắc Âu đã quyết định hạn chế, thậm chí cấm công dân Nga nhập cảnh, nhằm gia tăng áp lực buộc EU ban hành một lệnh hạn chế thị thực với công dân Nga trên toàn EU. Tuy vậy, vấn đề này chưa nhận được sự ủng hộ của một số thành viên chủ chốt như Đức, Pháp và Hà Lan. Theo dự kiến, các cuộc thảo luận về lệnh cấm thị thực với người Nga sẽ diễn ra trong cuộc họp Ngoại trưởng các nước thành viên châu Âu vào cuối tháng này tại Đức. Đề xuất này là một biện pháp trừng phạt cứng rắn hay chỉ mang tính biểu tượng cho nỗ lực cô lập Nga?
|
Ngày phát hành 0:0 | 17/3/2015 Trao đổi với Phóng viên Thùy Vân - Cơ quan Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Pháp.
|
Ngày phát hành 0:0 | 6/4/2020 Tính đến hôm nay, tâm dịch ở nhiều nước EU đã bước sang tuần thứ 3. Nếu như cách đây 2 tháng, có lẽ ít ai hình dung được kịch bản này ở một châu lục lớn mạnh và toàn cường quốc như EU. Nhưng cùng với sức tàn phá của dịch bệnh đối với EU, điều tôi muốn trình bày với quý vị và các bạn hôm nay đó là những nguy cơ có thực về hố sâu phân rẽ đang nới rộng trong lòng Liên minh châu Âu bởi cách thức ứng phó với dịch COVID-19, thậm chí có thể đe doạ sự tồn vong của "Dự án châu Âu". Mặc dù EU đã kịp thời thông qua một gói cứu trợ khổng lồ “Kế hoạch Marshall” với hơn 2.770 tỷ euro cho các thành viên, nhưng nói gì thì nói dịch bệnh COVID-19 lần này đã và đang cho thấy những lỗ hổng về lòng tin mới đang xuất hiện chia rẽ các nước châu Âu.
|
Ngày phát hành 7:12 | 6/1/2023 Tiến trình bầu cử Chủ tịch Hạ viện Mỹ đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế ứng cử viên hàng đầu của đảng Cộng hòa Kevin McCarthy đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tập hợp đủ số phiếu cần thiết. Tại mỗi vòng bỏ phiếu, các hạ sĩ của đảng Cộng hòa lại đưa ra một ứng cử viên đối đầu nhằm “pha loãng” số phiếu của ông Kevin McCarthy, ngăn cản ông đạt được 218 phiếu cần thiết để trở thành Chủ tịch Hạ viện mới kế nhiệm bà Nan-xi Pê-lô-xi. Trong lịch sử nước Mỹ, cuộc bầu cử Chủ tịch Hạ viện gần đây nhất phải bầu nhiều lần là năm 1923 khi Hạ nghị sỹ khi Phrê-đê-rích Ghi-lét của đảng Cộng hòa cần tới 9 vòng bầu mới trúng cử. Như vậy, đây là lần đầu tiên sau đúng 100 năm, Hạ viện Mỹ lại không thể bầu được Chủ tịch trong lần bỏ phiếu đầu tiên. Đảng Cộng hòa từng trải qua một kỳ bầu cử không mấy dễ dàng để giành lại quyền kiểm soát từ tay đảng Dân chủ, vậy điều gì khiến nội bộ đảng lại chia rẽ như vậy trong việc bầu chọn Chủ tịch Hạ viện?
|