Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 14:10 | 5/1/2021 - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát lệnh khởi công xây dựng Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành – công trình có ý nghĩa đặc biệt, có thể đóng góp cho tăng trưởng GDP nước ta từ 3 đến 5% khi đi vào hoạt động. - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Hội nghị cán bộ tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Văn phòng quốc hội. - Một trong số các mục tiêu của Năm An toàn giao thông 2021 đó là: giảm từ 5-10% số vụ tai nạn giao thông, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông so với năm ngoái. - Bộ Y tế đề xuất dừng chuyến bay từ các vùng có biến thể mới của SARS-CoV-2. - Ả-rập Xê-út bất ngờ mở lại không phận, biên giới trên bộ và trên biển với Ca-ta – động thái nhằm “tháo gỡ” cuộc khủng hoảng vùng Vịnh kéo dài hơn 3 năm qua. - Trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 toàn cầu vượt mốc 86 triệu, đã xuất hiện những bê bối “cướp lượt” vắc-xin tại nhiều quốc gia, khiến những người đối mặt với nguy cơ cao nhất, lại không được tiêm phòng. - Không ít lo ngại về việc vắc-xin hiện nay “bất lực” trước biến thể mới của virus SARS-COVI-2 tại Nam Phi.
|
Ngày phát hành 14:50 | 7/7/2021 - Cảnh báo mức độ nguy hiểm của biến thể mới virus Sars-Cov-2. - Lạng Sơn- những người thầm lặng ở chốt phòng dịch.
|
Ngày phát hành 19:54 | 23/12/2023 Cảnh báo biến thể mới Covid-19 - Biến thể JN.1 của virus SARS-CoV-2 có sự gia tăng trên toàn cầu - Nguy cơ viêm loét dạ dày, tá tràng ở trẻ
|
Ngày phát hành 17:16 | 20/8/2023 - EG.5 - Biến thể mới của Omicron dễ lây lan - Palestine ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm biến thể phụ EG.5 của Omicron - Bệnh viện Trung ương Huế chuyển giao kỹ thuật cao cho các bệnh viện ở Hà Tĩnh - Nguy cơ bùng phát dịch đau mắt đỏ
|
Ngày phát hành 10:52 | 2/5/2021 Trái ngược với xu thế dịu xuống ở châu Âu, tuần qua chứng kiến sự bùng phát mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 tại châu Á, với tâm điểm là Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á. Sự xuất hiện của các biến thể mới có độc lực mạnh hơn, sự chậm trễ của các chiến dịch tiêm chủng, cũng như tâm lý chủ quan của chính quyền và người dân là những nguyên nhân của các làn sóng bùng phát dịch. Trong bối cảnh này, nhiều nước đã tăng tốc chiến dịch tiêm chủng vaccine, coi đây là công cụ quan trọng giúp thế giới chạy đua với những biến thể mới và nhanh chóng khống chế dịch bệnh
|
Ngày phát hành 7:22 | 29/11/2021 Cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 lại vừa có thêm một lực cản mới được đánh giá sẽ kéo lùi các nỗ lực trở lại cuộc sống bình thường của các quốc gia. Lực cản với tên gọi “biến thể B.1.1.529” xuất hiện lần đầu tiên tại châu Phi được các nhà khoa học đánh giá là có số lượng đột biến rất cao, có khả năng né tránh các hệ miễn dịch được tạo ra bởi vaccine. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cuối tuần qua đã phải tổ chức cuộc họp khẩn cấp, đặt lại tên cho siêu biến thể là Omicron, đồng thời tuyên bố đây là biến thể đáng quan ngại. Vậy mức độ nguy hiểm của siêu biến thể này ra sao, các nước và khu vực đã ghi nhận chủng mới này đang chuẩn bị những gì để ứng phó. Thông tin cụ thể từ các phóng viên TT tại Ai Cập theo dõi Trung Đông-Châu Phi, TT tại Pháp theo dõi Tây Âu và TT Trung Quốc!
|
Ngày phát hành 18:53 | 9/1/2023 Xuất hiện từ cuối năm 2022, Kraken hay còn gọi là XBB.1.5- biến thể phụ mới của virus Sars CoV-2 đang gây ra những lo lắng đối với nhiều chuyên gia và nhà dịch tễ học. Sau Mỹ, chủng mới đã được phát hiện trên khắp châu Âu, Autralia và một số khu vực ở Đông Nam Á. Chính phủ một số nước đã bắt đầu triển khai các biện pháp phòng ngừa.
|
Ngày phát hành 19:11 | 27/11/2021 Tổ chức Y tế thế giới( WHO) tuyên bố siêu biến thể Omicron vừa xuất hiện là biến thể đáng quan ngại, có khả năng né tránh "hệ thống phòng thủ" vắc-xin mà thế giới đã sử dụng. Cảnh báo này khiến nhiều nước lo ngại, ráo riết xây dựng các hàng rào phòng vệ.
|
Ngày phát hành 11:1 | 28/12/2020 Những ngày này, thông tin về biến chủng virus Sars Cov-2 mới với tốc độ lây lan hơn 70% xuất hiện không chỉ ở Anh, Nam Phi mà đã xuất hiện tại nhiều nước châu Âu, châu Á, trong có Malaysia, Singapo, Nhật Bản. Các chuyên gia dịch tễ Việt Nam lo ngại khả năng dịch sẽ xâm nhập vào nước ta bởi số lượng người nhập cảnh nhiễm virus vẫn lớn. Liệu Việt Nam có thể ngăn ngừa được nguy cơ biến thể mới của chủng vi rút Sars Cov-2 xâm nhập vào nước ta? Trong trường hợp xuất hiện các ca bệnh mang chủng mới trong cộng đồng, chúng ta cần có những kịch bản nào để ứng phó? Chúng tôi bàn về nội dung này, với sự tham gia vị khách mời là PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng, Bộ Y tế.
|
Ngày phát hành 22:27 | 5/1/2021 - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ban hành Chỉ thị số 01 về tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19, trong đó yêu cầu tạm dừng các chuyến bay về Việt Nam từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có lây nhiễm chủng biến thể mới của virus SARS-CoV-2. - Sở y tế Hà Nội đình chỉ công tác Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ vì để bệnh nhân COVID-19 rời khu cách ly khi chưa có kết quả xét nghiệm lần 2. - Năm 2020, thu ngân sách nhà nước đạt 102 % dự toán. - Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục duy trì rét đậm, rét hại, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ C và có khả năng xảy ra mưa tuyết, băng giá. - Cạnh tranh quyết liệt tại bang Gioóc-gia bầu cử bổ sung ghế ở Thượng viện Mỹ. - Trung Quốc công bố, nước này đã chuyển sang giai đoạn chuẩn bị xây dựng Trạm không gian trên vũ trụ.
|
Ngày phát hành 11:6 | 26/6/2022 Thưa quý vị và các bạn! Dịch COVID-19 tại nước ta đang được kiểm soát tốt, đặc biệt giảm mạnh số ca mắc mới, số ca bệnh nặng và không ghi nhận ca tử vong trong nhiều ngày. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến khó lường, nhất là nguy cơ xuất hiện các biến thể mới làm cho dịch bệnh phức tạp, gia tăng trở lại. Những ngày gần đây, Trung tâm Kiểm soát phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) bước đầu nhận định biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron đang khiến các quốc gia châu Âu ghi nhận số bệnh nhân mắc COVID-19 gia tăng trở lại, báo hiệu một đợt dịch tiếp theo sẽ xảy ra.
Tại Việt Nam, với gần 228 triệu liều vắc xin đã được tiêm phòng, trong đó, tỷ lệ tiêm mũi nhắc lại thứ nhất (mũi 3) tại các địa phương đạt khoảng 50-60%, tỷ lệ tiêm mũi nhắc lại thứ 2 (mũi 4) đạt 4%, các chuyên gia dịch tễ khuyến cáo người dân cần đi tiêm các mũi nhắc lại càng sớm càng tốt để tăng cường hiệu quả bảo vệ sức khỏe cũng như miễn dịch cộng đồng, đẩy lùi dịch bệnh. Ghi nhận của PV Thúy Ngà
|
Ngày phát hành 18:18 | 5/1/2021 Nước ta đã có hơn 20 ngày không có ca mắc Covid 19 mới xuất hiện trong cộng đồng sau chùm 4 ca mắc tại TP Hồ Chí Minh hồi đầu tháng 12. Tuy nhiên, trước biến chủng mới của virus Sars Cov2 ghi nhận tại Anh và Nam Phi, và mới đây nhất một số nước châu Á đã ghi nhận bệnh nhân mắc biến chủng này với tốc độ lây lan tăng gấp 70%, các chuyên gia dịch tễ Việt Nam lo ngại khả năng dịch sẽ xâm nhập vào nước ta bởi số lượng bệnh nhân nhập cảnh vẫn lớn.
Vậy làm gì để ngăn ngừa nguy cơ của chủng mới Sars Cov 2 xâm nhập vào nước ta? Chúng ta cần thực hiện thêm quy trình kiểm soát , cách ly người nhập cảnh từ các nước xuất hiện chủng mới không? Trong chương trình hôm nay, TS.BS Nguyễn Quang Thái, Phó Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương sẽ trao đổi về nội dung này.
|
Ngày phát hành 19:46 | 25/11/2021 -Phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh nguy hiểm - Điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới bằng keo sinh học
|
Ngày phát hành 23:58 | 23/10/2022 Biến thể mới Covid 19 và ứng phó của một số quốc gia Phòng ngừa Adeno virus cho trẻ em trong thời điểm giao mùa - Đội bắt chó thả rông – nâng cao nhận thức quản lý đàn vật nuôi - Phòng ngừa và điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính
|
Ngày phát hành 15:58 | 18/8/2023 Sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nâng cấp cảnh báo với biến chủng mới EG.5, thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc cho biết, biến thể này đang dần trở thành chủng phổ biến tại đây.
|