Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 18/4/2019 - Quyền có việc làm đối với người khuyết tật: thực hiện cách thức thế nào cho hợp lý? - Bạo lực học đường - góc nhìn từ nhiều phía. - 5 năm Ngày sách Việt Nam: Làm sao để phát triển văn hóa đọc ở bề sâu?
|
Ngày phát hành 9:3 | 23/10/2022 Là một vấn đề không mới nhưng “bạo lực học đường” lại trở thành từ khóa nổi bật trong dòng tin tức trong tuần này khi liên tiếp hàng loạt vụ bạo lực nghiêm trọng đã xảy ra. Ngay hôm qua, 2 đoạn clip ghi lại cảnh bạo lực học đường của nhóm học sinh tại TPHCM và một nhóm nữ sinh khác túm tóc, đánh hội đồng bạn cùng trường ở Quảng Ngãi tiếp tục gây xôn xao dư luận. Hay chỉ cách đây 2 ngày, Công an thành phố Tân An, Long An đã khởi tố, bắt tạm giam 7 đối tượng liên quan đến vụ đánh một học sinh lớp 11 tử vong. Và ngay trước đó là một loạt vụ việc tương tự mà tôi tin là bất cứ bậc cha mẹ nào cũng không khỏi lo lắng, bất an. Ở lứa tuổi học trò, đương nhiên có những hành động bồng bột, nhưng chuyện đánh nhau đến mất mạng vì những nguyên nhân nhỏ nhặt thì quá khủng khiếp. Đáng lo ngại hơn, rất nhiều vụ việc chỉ bị phát hiện khi đã lan truyền các clip trên mạng xã hội. Tại sao bạo lực học đường không phải vấn đề mới, nhưng đã và đang trở thành vấn nạn, dai dẳng và gây tổn thương rất lớn tới tâm lý, sức khỏe của các em học sinh? Vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội phải thể hiện ra sao để đẩy lùi thực trạng này? Giải pháp nào để xử lý bạo lực học đường tận gốc?
|
Ngày phát hành 9:13 | 13/10/2023 Bạo lực học đường cần được nhìn nhận nghiêm túc như thế nào? - Triển lãm Thiên- Thuỷ- Thổ: Tôn Vinh thời trang bền vững
|
Ngày phát hành 0:0 | 26/9/2017 - Bạo lực học đường ngày càng gia tăng: Giải pháp nào cho thực trạng này? - Thành phố nổi tiếng khắp thế giới khi rất nhiều cá nhân chuyên tạo ra những trang mạng xã hội để tung tin đồn thất thiệt. - Di dời ga Hàng Cỏ và câu chuyện ứng xử với di sản văn hóa ở Thủ Đô. - Khó kiểm soát của mặt hàng đồ chơi không nguồn gốc, xuất xứ.
|
Ngày phát hành 17:7 | 18/10/2022 Năm học 2022-2023 mới diễn ra chưa đầy 2 tháng nhưng tại các địa phương liên tiếp xảy ra các vụ bạo lực học đường, gây bức xúc trong dư luận. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khoẻ, mà thậm chí còn có những học sinh phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì bị bạn cùng trường hành hung. Đáng lo ngại hơn, rất nhiều vụ việc chỉ bị phát hiện khi đã lan truyền các clip trên mạng xã hội. Tại sao bạo lực học đường không phải vấn đề mới, nhưng đã và đang trở thành vấn đề khó giải quyết, gây tổn thương rất lớn tới tâm lý, sức khỏe của học sinh? Vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội như thế nào để đẩy lùi thực trạng này? Giải pháp nào để xử lý bạo lực học đường tận gốc? Chuyên gia giáo dục – TS Vũ Việt Anh, Giám đốc Học viện Thành công cùng bàn về câu chuyện này.
|
Ngày phát hành 18:3 | 31/3/2021 Bạo lực học đường không phải vấn đề mới, nhưng lại tiếp tục nổi lên đầy nhức nhối ngay trong Tháng thanh niên này. Từ học sinh đánh nhau trong lớp đến phụ huynh nhờ “xã hội đen” hành hung học sinh ngay giữa đường, rồi một nhóm côn đồ hành hạ, “chôn sống” một học sinh 17 tuổi, quay video rồi tung lên mạng Internet. Câu hỏi được rất nhiều người đặt ra là: Vì sao những hành xử côn đồ, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh ngày càng nghiêm trọng, bất chấp nỗ lực của các cơ quan chức năng? Vậy, phải làm gì để ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn này?
|
Ngày phát hành 18:45 | 8/5/2023 Chiều (8/5), Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 15. Dự hội nghị tiếp xúc cử tri có ông Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bình Định. Tại đây, nhiều cử tri bày tỏ lo ngại về tình trạng bạo lực học đường.
|
Ngày phát hành 9:6 | 28/9/2023 Chính phủ Pháp hôm qua đã công bố “Chương trình chống nạn bạo lực học đường” đang ngày càng trở nên nhức nhối tại Pháp khi gần 1 triệu học sinh trung học tại Pháp đã trở thành nạn nhân trong 3 năm vừa qua, thậm chí nhiều học sinh đã tìm đến cái chết sau khi bị bạn bè bắt nạn trong thời gian dài.
|
Ngày phát hành 0:0 | 2/12/2020 Chỉ trong một thời gian rất ngắn, đã xảy ra một số vụ học trò đánh nhau ngay trong khuôn viên trường học. Thậm chí có em đã bị bạn đánh đến tử vong. Gần đây nhất là vụ học sinh trường Mỹ Đức C, Hà Nội cầm dao và xích sắt đuổi đánh nhau ngay trong sân trường. Điều đáng nói là, ngành giáo dục đã có nhiều văn bản, chỉ thị, quy tắc ứng xử, chiến lược phối hợp với các bên liên quan để phòng chống bạo lực, đảm bảo an toàn trường học. Nhưng tại sao việc triển khai vẫn bị “vênh” giữa văn bản và thực tế? Tại sao vẫn chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình – nhà trường – xã hội?. Dòng chảy sự kiện hôm nay với sự tham gia của ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên, Bộ GD&ĐT.
|
Ngày phát hành 9:29 | 17/3/2023 Đã có nhiều vụ việc học sinh bị đánh hội đồng, thậm chí dẫn đến tử vong. Đáng lo ngại, rất nhiều vụ việc chỉ bị phát hiện khi đã lan truyền các clip trên mạng xã hội. Vì sao tình trạng này vẫn tiếp diễn dù đã được cảnh báo nhiều lần? Cần làm gì để ngăn chặn triệt để những vụ việc tương tự xảy ra?
|
Ngày phát hành 0:0 | 2/4/2019 - Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trách nhiệm của các địa phương để xảy ra tình trạng bạo lực học đường. - Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Pháp Richard Farrand, khẳng định hợp tác kinh tế luôn là trụ cột ưu tiên trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. - Việt Nam có khoảng 200.000 người gồm cả trẻ em và người trưởng thành mắc tự kỷ. Trong đó, số lượng trẻ chẩn đoán mắc tự kỷ và điều trị ngày càng tăng. - Bổ nhiệm lãnh đạo bị kỉ luật dù được khẳng định là đúng quy trình nhưng liệu có có thỏa đáng và thuyết phục hay không? - Chính phủ Anh tìm kiếm cuộc bỏ phiếu thứ tư về thỏa thuận Brexit, sau khi Thủ tướng Anh Theresa May thất bại tại cuộc bỏ phiếu về 4 lựa chọn tại Quốc hội. - NASA lo ngại các nguy cơ sau khi Ấn Độ phá hủy vệ tinh.
|
Ngày phát hành 0:0 | 7/10/2015
|
Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2019 - Văn hóa ứng xử học đường nhìn từ những vụ bạo lực học đường. - Những thầy cô đỡ đầu giúp học sinh nghèo vững bước đến trường.
|
Ngày phát hành 11:35 | 24/11/2023 - Đề xuất có thêm vị trí tư vấn tâm lý học đường trong trường học để giảm bạo lực học đường - Giáo dục Lào Cai tập trung gỡ khó về nhân lực giáo viên
|
Ngày phát hành 17:32 | 19/6/2022 Mở đầu cho chuỗi hoạt động tuyên truyền về phòng chống bạo lực học đường và bạo hành gia đình trong mùa hè này, hôm nay (19/6), Chi hội Luật sư của Hội bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Quận 8 tổ chức phiên tòa giả định xét xử một vụ bạo lực học đường.
|