Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 9:21 | 21/10/2021 Sau gần nửa năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt dịch covid-
19 lần thứ tư - với sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 từ cuối tháng
4 - cùng với các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài liên tiếp và
không có lộ trình cụ thể cho doanh nghiệp mở cửa trở lại, đặc biệt là Quý
III/2021 đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực bị
ảnh hưởng nặng nề. Qua 9 tháng của năm, dưới tác động của dịch bệnh, đã
có hơn 90 nghìn doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường; hàng trăm nghìn
doanh nghiệp khó khăn, đứng bên bờ phá sản; nền kinh tế suy giảm mạnh
– với GDP quý 3 tăng trưởng âm - tới 6,17% so với cùng kỳ năm ngoái… Bước vào quý 4, với những tín hiệu tích cực từ “tâm dịch
TP Hồ Chí Minh” và các tỉnh phía Nam, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch
COVID-19 quốc gia khẳng định “Việt Nam đã kiểm soát tốt tình hình dịch
bệnh trên toàn quốc”. Nghị quyết 128 của Chính phủ đã mở ra cơ hội
Tăng tốc để phục hồi kinh tế trong bối cảnh bình thường mới. Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - Thành viên Tổ tư vấn kinh tế
của Thủ tướng Chính phủ, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý
kinh tế Trung ương bàn luận câu chuyện này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 10/5/2020 Sau giãn cách xã hội, nước ta đang khôi phục trở lại các hoạt động đời sống xã hội. Điều này đang mang đến niềm hứng khởi, niềm tin và hy vọng trong cộng đồng, dù mọi người đều không quên, còn rất xa nữa cuộc sống mới hoàn toàn trở lại bình thường. Thay vào đó, chúng ta sẽ trở lại với một "cuộc sống bình thường mới". Vậy cuộc sống bình thường mới hậu Covid-19 trong lĩnh vực đời sống xã hội được hiểu như thế nào? Liệu chúng ta còn nguy cơ dịch bệnh lây lan trong cộng đồng? Những giải pháp nào để người dân vừa đảm bảo đời sống, vừa đảm bảo phòng chống dịch, đó là nội dung sẽ được PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19 và PGS.TS Đặng Thanh Huyền, Giảng viên cao cấp Học viện Quản lý giáo dục, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học giáo dục, Học viện quản lý giáo dục cùng bàn luận trong chương trình.
|
Ngày phát hành 8:20 | 8/2/2022 Trong dịp Tết nguyên đán năm nay, đúng như các chuyên gia đã dự đoán, đã và sẽ có sự bùng nổ về du lịch sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Đây là một tín hiệu vui của ngành du lịch nước nhà sau hai năm bị “đóng băng” do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, tình hình này cũng đặt ra vấn đề là cần phải có giải pháp chiến lược cũng như những bước chuyển hợp lý, để ngành du lịch có thể bắt kịp với xu thế chung của du lịch thế giới, từng bước khôi phục các hoạt động du lịch, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế.
|
Ngày phát hành 0:0 | 7/12/2020 - Diễn đàn Doanh nghiệp Mê Công - Hàn Quốc lần thứ 8: “Doanh nghiệp trong giai đoạn bình thường mới: Biến nguy thành cơ” - Phát triển quan hệ Việt Nam - Ai Cập qua các hoạt động văn hóa
|
Ngày phát hành 16:15 | 27/1/2022 Tết này, chẳc hẳn, mỗi người dân có một cách đón Tết khác
xưa, sẽ không còn tụ tập đông người ở những vùng có dịch bệnh, sẽ hạn chế
việc thăm hỏi, chúc tết để phòng chống dịch bệnh. Một Tết bình thường
mới: Thay đổi thói quen, đón Xuân an toàn là nội dung chúng tôi bàn
luận cùng Phó giáo sư Tiến sỹ Phạm Ngọc Trung, Chuyên gia văn hoá xã hội học.
|
Ngày phát hành 8:24 | 12/10/2021 Cuộc sống bình thường mới đang trở lại ở nhiều địa phương, nhưng giao thông vận tải – huyết mạch của nền kinh tế vẫn chưa khơi thông hoàn toàn. Tín hiệu mừng là cùng với mở lại các chuyến bay chở khách thì vừa mới đây, Bộ GTVT cũng ban hành Quy định tạm thời thí điểm tổ chức hoạt động vận tải hành khách đường bộ liên tỉnh, thí điểm từ ngày 13/10 đến hết ngày 20/10/2021. Vậy để thực hiện yêu cầu này như thế nào? Đâu là trở ngại lớn nhất hiện nay cần tháo gỡ? Giải pháp nào để các địa phương, doanh nghiệp cùng phối hợp thực hiện đồng bộ, thống nhất, thực sự tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận tải đường bộ?Khách mời là ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam sẽ bàn luận cụ thể vấn đề này.
|
Ngày phát hành 9:47 | 18/9/2021 Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, những trợ lý ảo AI, những camera AI đã và đang giúp Việt Nam phòng, chống dịch hiệu quả. Không những vậy, khi cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới, những ứng dụng của AI còn giúp bộ máy quản lý nhà nước và doanh nghiệp thích ứng nhanh hơn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới và thúc đẩy chuyển đổi số”- là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong chương trình Kết nối công nghệ tuần này.
|
Ngày phát hành 13:46 | 26/9/2021 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại Hội đồng Liên hợp quốc Khóa 76 - Kết quả nổi bật của chuyến công tác là tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cho phòng chống dịch Covid-19, phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid19 - Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hà Nội trong vụ mua chế phẩm xử lý nước hồ ở Hà Nội - Hôm nay 26/09, cử tri Đức đi bỏ phiếu bầu Quốc hội liên bang - Quan hệ ba bên Mỹ- Trung Quốc -Canada có dấu hiệu tích cực khi phía Canada trả tự do cho bà Mạnh Vãn Chu, còn Trung Quốc thì thả 22 công dân Canada
|
Ngày phát hành 13:56 | 2/12/2021 Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 11 vừa qua đạt trên 15 nghìn lượt người, tăng 42 % so với tháng 10 trước đó. Trong bối cảnh dịch Covid 19 vẫn diễn biến phức tạp, cùng với sự xuất hiện của biến thể Omicron, làm thế nào để giữ vững thành quả và đẩy dần tăng trưởng du lịch trong những tháng tiếp theo.
|
Ngày phát hành 0:0 | 12/5/2020 Dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát từ thời điểm đầu tháng 2 đã làm xáo trộn mọi mặt của đời sống xã hội; giáo dục và đào tạo cũng không nằm ngoài sự xáo trộn đó. Hơn 25 triệu học sinh, sinh viên nghỉ học kéo dài; kế hoạch năm học đảo lộn; các cơ sở giáo dục, nhất là hệ thống ngoài công lập gặp khó khăn. Cũng vì dịch bệnh Covid-19 mà kỳ thi THPT sẽ được tổ chức muộn hơn mọi năm, dự kiến vào tháng 8 năm 2020; thời điểm này cả Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học đã có hiệu lực thi hành. Do vậy, sẽ không tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia như mọi năm mà tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Mục đích của Kỳ thi tốt nghiệp THPT để lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và cũng có thể được các trường ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ. Trong hoàn cảnh đặc biệt, toàn ngành Giáo dục đã nỗ lực để thực hiện mục tiêu “kép”, vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo việc dạy và học không bị gián đoạn với chủ trương “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”. Chính sự chủ động, linh hoạt đã giúp ngành Giáo dục biến “nguy” thành “cơ” giữa đại dịch. Tuy nhiên, giai đoạn thực hiện mục tiêu “kép” của ngành giáo dục vẫn còn không ít khó khăn. Ngành Giáo dục làm gì để thích nghi với trạng thái “bình thường mới”? Khách mời là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cùng bàn về nhiệm vụ “kép” này.
|
Ngày phát hành 9:57 | 18/3/2021 Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa thành lập “Tổ hỗ trợ doanh nghiệp” trên địa bàn, gồm 17 thành viên, do Chủ tịch UBND làm Tổ trưởng. Hai tổ phó là 2 Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Cần nhìn nhận ra sao về nỗ lực này của tỉnh Lào Cai, trong bối cảnh dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, chiến dịch tiêm vắc-xin COVID19 được tiến hành, trạng thái “bình thường mới” đang dần trở lại. Và đâu là những vấn đề đặt ra trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khơi thông dòng chảy kinh tế trên cả nước nói chung? - PV Đài TNVN cơ quan thường trú Tây Bắc và chuyên gia kinh tế cùng đề cập vấn đề này.
|
Ngày phát hành 19:59 | 28/1/2022 Bản tin thích ứng để bình thường mới
- Cuộc thi Better Work Tuần 2 từ 22/1 - 29/1/2022
|
Ngày phát hành 10:22 | 12/10/2021 - Tổ chức vận tải – đáp ứng yêu cầu “mở cửa” hoạt động kinh tế trong điều kiện bình thường mới -Giá thực phẩm giảm, tiểu thương vẫn thấp thỏm lo âu vì vắng khách -Tiêu điểm kinh tế địa phương: Hướng đi nào để Long An phục hồi kinh tế?
|
Ngày phát hành 17:18 | 8/2/2022 - Bản tin Thích ứng để bình thường mới
- Cuộc thi Better Work Tuần 3 từ 29/1 - 12/2/2022
|
Ngày phát hành 10:35 | 28/9/2021 Năm 2021 đã qua ba phần tư chặng đường, những dự báo - kỳ vọng bị đảo lộn bởi sự tàn phá khốc liệt của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư. Bối cảnh chống dịch nay rất khác với 3 đợt dịch trước. Cho dù thời điểm này ở tâm dịch phía Nam, dịch đã được kiểm soát và khống chế, nhưng mỗi ngày, vẫn còn hàng ngàn ca lây nhiễm mới. Chuỗi sản xuất đứt gãy, doanh nghiệp kiệt sức, an sinh khó khăn. Năm 2020, nước ta đã có chiến lược chống dịch Covid-19 hiệu quả - rất Việt Nam. Năm 2021 - Bối cảnh mới, việc điều chỉnh chiến lược chống dịch, “sống chung an toàn với Covid-19”cần được hiểu thế nào? Cần những điều kiện gì để các hoạt động sản xuất và đời sống trở lại trạng thái “bình thường mới”? Thích ứng để bình thường mới - Bài toán cần nhiều bước giải! Khách mời là TS Vũ Tiến Lộc - Đại biểu Quốc hội Khoá 15, Uỷ viên Uỷ ban kinh tế của Quốc Hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và TS.BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cùng trao đổi, bàn bạc về chủ đề này.
|