Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 17:17 | 19/6/2022 Như chúng tôi đã thông tin, Cụm công trình giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 bao gồm Dự án đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân; Dự án đường dây 500 kV đấu nối trạm 500 kV Thuận Nam vào đường dây 500 kV Nhiệt điện Vân Phong – Nhiệt điện Vĩnh Tân; Dự án trạm 500 kV Vân Phong và đầu nối là những công trình cấp bách, Chính phủ yêu cầu phải hoàn thành trong tháng 12/2022, đáp ứng mục tiêu truyền tải công suất của Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 và nguồn năng lượng tái tạo khu vực tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận lên hệ thống điện quốc gia. Nếu dự án chậm tiến độ, mỗi ngày phía Việt Nam phải bồi thường cho chủ đầu tư NM Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 số tiền 1 triệu USD (tương đương khoảng 23 tỷ đồng). Nếu dự án truyền tải trên chậm tiến độ 6 tháng, số tiền phía Việt Nam phải bồi thường lên tới khoảng 5.000 tỷ đồng. Nếu quá 6 tháng, hợp đồng BOT NMNĐ Vân Phong 1 sẽ bị chấm dứt sớm và Chính phủ Việt Nam phải mua lại nhà máy.
Theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển Điện lực, các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận phải bàn giao xong mặt bằng hành lang tuyến các dự án giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 từ cuối năm 2021 để đảm bảo hoàn thành vào cuối năm 2022, để không phải mua lại nhà máy nhiệt điện này theo các cam kết đã ký. Qua thực tế tiến độ triển khai các dự án vẫn còn những điểm nút quan trọng đang vướng mắc, cho dù các dự án lưới điện liên kết này còn góp phần quan trọng giải tỏa các nguồn năng lượng tái tạo của địa phương. PV Nguyên Long ghi nhận thực tế:
|
Ngày phát hành 0:0 | 26/3/2015 - Nhận định của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2015. - Đảm bảo tiến độ các dự án truyền tải điện trọng điểm quốc gia: khi cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc.
|
Ngày phát hành 16:35 | 29/6/2023 Trước đây, đa phần công việc trong công tác quản lý, vận hành lưới điện phải thực hiện thủ công, người lao động rất vất vả do lưới điện Việt Nam trải dài, đi qua nhiều địa hình phức tạp, đồi núi hiểm trở, khó khăn. Những năm qua, Tổng Công ty truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đã đẩy mạnh nghiên cứu, đầu tư, áp dụng công nghệ mới giúp phát hiện nhanh các sự cố để kip thời xử lý, thực hiện nhiều việc trên lưới điện đang mang tải… qua đó, vừa giúp giảm sức lao động nặng nhọc, vất vả, vừa góp phần đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục, ổn định cho kinh tế và đời sống. “Coi trọng chuyển đổi số trong công tác quản lý, vận hành hệ thống truyền tải điện quốc gia” là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn, với sự tham gia của vị khách mời là ông Lưu Việt Tiến - Phó TGĐ Tổng Công ty Truyền tải Điện quốc gia (EVNNPT).
|
Ngày phát hành 21:35 | 20/4/2024 Đã bước vào thời gian cao điểm nắng nóng của miền Bắc và cũng là cao điểm của cả nước. Công điện số 38 của Thủ tướng Chính phủ cho thấy, nhu cầu tiêu thụ điện trong thời gian mùa khô (từ tháng 5 đến tháng 7) được dự báo tăng trưởng rất cao (lên đến 13%, cao hơn nhiều so với kế hoạch khoảng 9,6%), riêng miền Bắc dự kiến tăng kỷ lục, tới 17% so với cùng kỳ năm 2023. Việc đảm bảo vận hành an toàn tuyệt đối hệ thống truyền tải điện liên miền từ miền Nam, miền Trung ra để góp phần giảm căng thẳng cung ứng điện miền Bắc cao điểm mùa khô là nhiệm vụ chính trị đặt ra. Đây cũng là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện năm 2024 và thời gian tới, nhất là trong mùa cao điểm nắng nóng 2024.
|
Ngày phát hành 0:0 | 5/12/2014 Khách mời là Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ khoa học Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam và ông Trần Quốc Lẫm - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia.
|
Ngày phát hành 9:45 | 30/6/2022 Ngày 01/7/2008, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động trên cơ sở tổ chức lại 4 Công ty Truyền tải điện khu vực (1, 2, 3, 4) và 3 Ban QLDA các công trình điện miền (Bắc, Trung, Nam). Với vai trò là “xương sống” của hệ thống điện Việt Nam, EVNNPT đã trở thành bộ phận quan trọng trong hạ tầng cơ sở, góp phần đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục, ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, và là tiền đề để xây dựng thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam. EVNNPT cũng là đơn vị phải đi đầu trong thực hiện chuyển đổi số của ngành điện để hiện thực hoá mục tiêu trở thành doanh nghiệp số của EVN vào năm 2025. Ông Lưu Việt Tiến - Phó TGĐ Tổng Công ty Truyền tải Điện quốc gia (EVNNPT) khẳng định "chuyển đổi số là cơ hội để ngành truyền tải điện Việt Nam phát triển". Nhân kỷ niệm 14 năm Thành lập EVNNPT, PV Nguyên Long phỏng vấn ông Lưu Việt Tiến về nội dung này:
|
Ngày phát hành 17:15 | 19/9/2022 Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đang phối hợp với cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện di dời nốt các điểm giao chéo đường dây truyền tải điện với các dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn Cam Lộ - La Sơn (Quảng Trị, Thừa Thiên Huế), Vĩnh Hảo - Phan Thiết (Bình Thuận) và Phan Thiết - Dầu Giây (Bình Thuận, Đồng Nai) nhằm góp phần bảo đảm tiến độ của dự án giao thông trọng điểm này.
|
Ngày phát hành 9:18 | 24/8/2021 Theo kế hoạch, giai đoạn 2021 - 2025, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) phải hoàn thành hơn 300 dự án đường dây và trạm biến áp công suất 220kV và 500kV, với tổng giá trị đầu tư khoảng 97.700 tỷ đồng. Chỉ tính riêng năm 2021, EVNNPT có kế hoạch khởi công 47 dự án, đóng điện đưa vào vận hành 69 dự án, với nguồn vốn dự kiến khoảng 17.550 tỷ đồng.
Đã qua 7 tháng của năm, mặc dù nỗ lực để vượt qua những tác động bất lợi của đại dịch covid-19, song vẫn còn nhiều vướng mắc khác như công tác giải phóng mặt bằng, hay những bất cập trong quy định về thủ tục chuẩn bị đầu tư, nên việc giải ngân vốn đầu tư của Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) mới đạt khoảng 31,5% kế hoạch…
Theo Tổng Giám đốc EVNNPT Phạm Lê Phú, Công điện (số 1082/CĐ-TTg) của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 đã nhấn mạnh việc “rà soát cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến các quy trình, thủ tục đầu tư công để kịp thời sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định”. Điều này sẽ góp phần gỡ khó cho các dự án ODA của EVNNPT. PV Nguyên Long phỏng vấn ông Phạm Lê Phú - Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) về nội dung này:
|
Ngày phát hành 0:0 | 1/5/2015 - Nhân ngày Quốc tế Lao động, bàn về phương cách quản trị tinh gọn trong các doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lao động và môi trường Việt Nam. - Cần những cơ chế hỗ trợ cho người lao động làm việc trong lĩnh vực đặc thù như vận hành hệ thống truyền tải điện cao áp.
|
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2016 - Vệ sinh cách điện hotline: 3 lợi ích thiết thực trong quản lý, vận hành hệ thống truyền tải điện quốc gia. - Truy xuất nhanh nguồn gốc sản phẩm: Giải pháp hạn chế hàng giả, hàng nhái
|
Ngày phát hành 19:4 | 24/7/2023 Hệ thống lưới điện truyền tải của Việt Nam hiện có quy mô đứng hàng đầu khu vực Đông Nam Á, với gần 30.000 km đường dây 220kV và 500kV trải dài trên cả nước; trong đó có 10.500 km đường dây 500kV; 185 trạm biến áp 220kV và 500kV, trong đó có 37 trạm 500kV, tổng dung lượng là 116.400MVA. Cùng với quá trình phát triển của đất nước, hệ thống truyền tải điện quốc gia không ngừng phát triển cả về quy mô và công nghệ, trở thành trục xương sống của hệ thống điện Việt Nam, góp phần quan trọng đảm bảo điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
|
Ngày phát hành 0:0 | 1/7/2016 - Không thể phát triển kinh tế bằng mọi giá. - Kỳ thi THPT quốc gia: Đổi mới tạo thuận lợi cho thí sinh. - Thực hiện nhiệm vụ hiện đại hóa hệ thống truyền tải điện quốc gia. - Chia rẽ sâu sắc, nước Anh đối mặt cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ 2.
|
Ngày phát hành 13:42 | 15/7/2021 Trước tình hình diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3) thuộc Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) quản lý vận hành lưới điện truyền tải, triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, các cán bộ kỹ thuật của đơn vị này đã nghiên cứu, ứng dụng thành công “hệ thống camera đo thân nhiệt tự động sử dụng cảm biến hồng ngoại kết hợp nhận dạng khuôn mặt” để đưa vào kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 ngay từ đầu tuần này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 13/11/2014 Khách mời là ông Nguyễn Đức Hoàn- Phó Trưởng ban Ban An toàn - Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT)
|
Ngày phát hành 8:29 | 20/1/2023 Để Tết cổ truyền trở thành nguồn năng lượng cho phát triển - Đón Tết sớm trên các công trình truyền tải điện Quốc gia - Kiều bào gắn kết với quê hương - Tăng cường giám sát, kiểm tra, xử vi phạm kinh doanh xăng dầu trong và sau Tết Nguyên Đán - Châu Phi trong chính sách của các nước lớn năm 2023
|