Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 5/2/2020 - Nghị định mới vừa được Chính phủ ban hành, trong đó phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật. - Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng xem xét giảm lãi, thời gian trả nợ cho doanh nghiệp, ngành hàng bị thiệt hại do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp chủng mới của virut corona gây ra. - Từ 0 giờ sáng nay, các nhà máy thủy điện xả nước đợt 2 phục vụ các địa phương khu vực Trung du và đồng bằng bắc bộ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân. Trong khi đó tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, dự báo 3 ngày nữa, nước mặn xâm nhập sâu tới 100 km. - Tổ chức Y tế thế giới WHO khẳng định, chưa có bằng chứng virut corona biến thể bất thường. - Tổng thống Nga Vladimia Putin khẳng định, không sửa đổi hiến pháp để kéo dài quyền lực. - Bài bình luận: Phía sau dịch bệnh là sinh kế!
|
Ngày phát hành 0:0 | 6/2/2020 Dịch viêm đường hô hấp cấp Corona là thông tin được tìm kiếm nhiều nhất trên mạng xã hội những ngày qua. Cũng bởi sự quan tâm của cộng đồng mạng nên cùng với những thông tin chính thống, hàng loạt tin đồn thất thiệt cũng xuất hiện tràn lan. Điều này không chỉ gây nhiễu loạn thông tin, mà còn gây thêm hoang mang, lo lắng cho cộng đồng. Bởi vậy, song hành với cuộc chiến ngăn chặn dịch bệnh, các ban ngành chức năng cũng cần tuyên chiến, thực hiện những biện pháp nghiêm khắc chặn đứng tin tức giả mạo. Bình luận của Biên tập viên Minh Khánh, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Phương Hằng.
|
Ngày phát hành 0:0 | 8/2/2020 - Xử lý tình trạng tung tin giả trên mạng xã hội về dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. - Những biện pháp xử phạt khi vi phạm về cung cấp thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.
|
Ngày phát hành 0:0 | 10/2/2020 Trong lúc chúng ta ra sức phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus mới corona gây ra, thì những ngày qua, cơ quan chức năng phải triệu tập, xử lý hàng trăm chủ tài khoản các trang mạng xã hội tung tin giả, tin sai sự thật về dịch bệnh này. Cho dù với động cơ mục đích nào thì những hành vi sai trái ấy cũng không thể chấp nhận và cần có chế tài nghiêm minh trong điều kiện dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Bình luận của biên tập viên Ngọc Năm.
|
Ngày phát hành 0:0 | 11/2/2020 - Giải pháp ứng phó với hạn mặn khốc liệt ở đồng bằng sông Cửu Long. - Các nhà khoa học Australia tìm ra sự thay đổi của virus Corona, giúp sớm phát hiện virus ngay trong giai đoạn chưa xuất hiện triệu chứng. - Sử dụng trí tuệ nhân tạo để chống tin giả về dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona. - Công tác ứng phó với dịch bệnh Corona và kế hoạch tuyển sinh sắp tới của các trường Đại học. - Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2020 được phát động trên toàn quốc.
|
Ngày phát hành 0:0 | 27/12/2019 Khách mời: Ông Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
|
Ngày phát hành 0:0 | 8/8/2020 Hàng loạt tin giả, tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19 được dịp “quay trở lại”, khi các ca nhiễm virus SARS CoV 2 xuất hiện tại một số tỉnh, thành phố ở nước ta. Thậm chí có những tài khoản mạng xã hội của người nổi tiếng cũng chia sẻ thông tin không chính xác, đã bị phạt 7,5 triệu đồng cùng với yêu cầu phải gỡ thông tin sai sự thật, đăng thông tin cải chính.
|
Ngày phát hành 20:30 | 13/1/2021 - Lễ trao giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (mang tên Búa liềm Vàng) lần thứ 5 - năm 2020 diễn ra vào tối nay. - Bộ Thông tin và Truyền thông mở Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam tại địa chỉ tingia.gov.vn. - Lô hàng gạo đầu tiên năm nay, 1.600 tấn được xuất đi Malaysia và Singapore. - Khai mạc đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
|
Ngày phát hành 0:0 | 10/11/2019 - Trò chuyện với đại diện của dự án "Một giờ lắng nghe" về chủ đề "Làm gì để mở rộng dịch vụ tư vấn trị liệu tâm lý cho thanh thiếu niên?", trong bối cảnh tỷ lệ thanh thiếu niên và trẻ em có các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng, ước tính khoảng 12%, tương đương với 3 triệu thanh thiếu niên Việt Nam có nhu cầu hỗ trợ và trị liệu. - Chính phủ Thái Lan sử dụng trí tuệ nhân tạo để ngăn chặn tin giả đang ngày càng nở rộ tại quốc gia này. - Lỗ Võ Bảo Lâm, một blogger có nhiều kinh nghiệm ẩm thực Châu Âu, đam mê việc nấu các món Âu, chia sẻ những chỉ dẫn cụ thể về sử dụng và lựa chọn rượu vang.
|
Ngày phát hành 0:0 | 12/11/2020 Mỗi ngày, người Việt sử dụng điện thoại di động để truy cập Internet khoảng 6 giờ. Trung bình mỗi người vào mạng xã hội 2 giờ. Nhiều thông tin từ đây được chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Sẽ không có gì đáng bàn nếu tất cả đều là thông tin tích cực-cần được lan tỏa. Tin giả-tin phản động có thể được nhân bản và lan truyền từng giây trên môi trường trực tuyến – tác động tiêu cực, không lường! Giải pháp nào hạn chế? Ông Phạm Văn Nghĩa - Chuyên gia lĩnh vực thông tin và truyền thông, Viện Chiến lược Thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng BTV Thu Trang bàn luận về nội dung này.
|
Ngày phát hành 9:11 | 19/2/2021 - Chủ động, sáng tạo thực hiện mục tiêu “kép”- Góc nhìn doanh nhân, doanh nghiệp. - Hội nghị thượng đỉnh G7- Cơ hội để phương Tây hàn gắn. - Tin giả, tin sai sự thật về dịch bệnh Covid 19 - Cần người dùng tỉnh táo khi chia sẻ.
|
Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2019
|
Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2019 - Indonesia lập biệt đội triệt phá tin giả trước cuộc bầu cử tại nước này. - Chính quyền Malaysia phổ biến hệ thống pháp lý tới tất cả các trường học.
|
Ngày phát hành 0:0 | 28/1/2020
|
Ngày phát hành 8:51 | 22/7/2021 Trong lúc đại dịch Covid-19 với chủng mới Delta đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường và đặt ra không ít thách thức với rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, thì làn sóng tin thất thiệt, tin giả mạo liên quan đến vấn đề này cũng bùng phát, hoành hành trên mạng xã hội, làm rối loạn thông tin, gây hoang mang trong dư luận. Nạn tin giả "ăn theo” dịch Covid-19 được nhận định là không kém phần nguy hiểm so với bệnh dịch đang diễn ra. Lợi dụng khả năng ẩn danh trên mạng xã hội, một số đối tượng đã không ngần ngại đăng tải thông tin bịa đặt, xuyên tạc ác ý về tình hình dịch bệnh, mới đây nhất là hình ảnh sai sự thật về người chết vì COVID-19 tại một bệnh viện được cho là tại TP.HCM, nhưng thực tế là ở Myanmar.. Đây chỉ là 1 trong hàng loạt tin giả xuất hiện trên mạng xã hội trong thời gian gần đây, bóp méo những nỗ lực phòng chống dịch, gây hoang mang trong cộng đồng. “Bệnh dịch tin giả” này cần xử lý ra sao? Và cần làm gì để ngăn chặn tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật? Ông Vũ Thế Bình - Giám đốc điều hành Công ty Netnam, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam cùng phân tích, bàn luận về vấn đề này.
|