Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 8:33 | 14/10/2021 Thời gian qua, khi dịch bệnh bùng phát, cùng với cả hệ thống chính trị, các cấp bộ Đoàn cùng đoàn viên thanh niên trong cả nước đã vào cuộc quyết liệt. Nhiều mô hình sáng kiến của thanh niên đã để lại dấu ấn cho cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 như: xây dựng các: “Trạm rửa tay dã chiến”, “Điểm rửa tay” từ vật dụng tái chế; làm kính chắn giọt bắn, mặt nạ phòng dịch; máy rửa tay sát khuẩn tự động; may và phát khẩu trang miễn phí; đổi phế liệu, rác thải nhựa lấy khẩu trang; điểm cấp gạo ATM miễn phí...đã góp phần tương trợ, “san sẻ yêu thương” cho cộng đồng và những người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đặc biệt, trong đợt dịch lần thứ 4 này, rõ ràng, lực lượng thanh niên đã đóng góp công sức đáng kể vào công cuộc phòng chống dịch bệnh. Những nơi nóng nhất, những nơi là thách thức nhất, những nơi ranh giới sinh tử nhất cũng đều là có vai trò của các đoàn viên thanh niên, đảng viên trẻ. “Thanh niên sống đẹp sống có ích thời COVID19” – nội dung được bàn luận trong Câu chuyện thời sự, nhân kỉ niệm 65 năm ngày truyền thống Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam (15/10/1956 – 15/10/2021)
|
Ngày phát hành 0:0 | 2/4/2020 Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ngày học sinh toàn quốc trở lại trường chưa thể xác định được, vì thế tinh giản chương trình, đẩy mạnh dạy học trực tuyến và qua truyền hình được xem là giải pháp cần thiết lúc này. Để giải đáp những băn khoăn liên quan đến câu chuyện tinh giản chương trình và học trực tuyến, học qua truyền hình, Biên tập viên Lê Thu có cuộc trao đổi với PGS-TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo).
|
Ngày phát hành 19:47 | 2/4/2021 Với chủ đề “Hòa nhập tại nơi làm việc: Những thách thức và cơ hội trong một thế giới sau đại dịch”, Ngày Thế giới nhận thức về chứng tự kỷ (2/4) năm nay như một lời nhắc nhở thế giới hãy tạo cơ hội cho những người mắc chứng tự kỷ được phát triển những kỹ năng đặc biệt, tiếp cận công bằng với các cơ hội việc làm, dù xã hội vẫn còn nhiều định kiến khiến những người bị tự kỷ chịu không ít những thiệt thòi trong cuộc sống.
|
Ngày phát hành 13:9 | 26/6/2021 3 đợt dịch Covid-19 xảy ra trong 2 năm qua tại thành phố Đà Nẵng đã làm đảo lộn cuộc sống của hàng vạn gia đình. Đại dịch đã đẩy hàng chục ngàn lao động đến chỗ mất việc làm, thu nhập bấp bênh và gia tăng bạo lực gia đình, vợ chồng bất hòa. Thế nhưng, giữa bộn bề khó khăn ấy, nhiều gia đình vẫn giữ được nếp nhà truyền thống.
|
Ngày phát hành 0:0 | 21/4/2020 Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và khó lường với những tin tức cập nhật cả ở trong nước và quốc tế. Những điểm bùng phát dịch mới, những người đã chiến đấu suốt vài tháng qua, những con số làm chúng ta thấy kiệt sức và lo sợ. Ở những điểm nóng về dịch bệnh, chúng ta vẫn đang trong những ngày cách ly xã hội. Dịch Covid-19 đã khiến cho nhiều sự kiện lớn về sách, xuất bản phải hủy, hoãn, hoặc đóng cửa. Phố sách Hà Nội đóng cửa, hàng loạt hội sách Mùa Xuân do các đơn vị phát hành, nhà xuất bản, các nhà sách tổ chức cũng phải hủy, hoãn… Tuy nhiên, một điểm sáng của ngành in và xuất bản thời gian này là số lượng sách bán qua hình thức online và sách điện tử đã tăng mạnh. Nhìn ở góc độ tích cực sẽ thấy việc trường học, công sở, nhà hàng, quán ăn... đóng cửa và công dân thực hiện việc hạn chế đi lại, tiếp xúc để phòng tránh dịch Covid-19 lại chính là “cơ hội vàng” cho văn hóa đọc lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, từ cá nhân, gia đình cho đến cơ quan, đoàn thể. Đây cũng là cơ hội để mỗi người chúng ta sống “chậm” bằng nhiều cách, trong đó có việc tĩnh tâm, tập trung đọc sách vừa để thu nạp thêm kiến thức, đồng thời cũng là cách mà nhiều người lựa chọn để nạp thêm năng lượng tích cực, bình tĩnh đi qua những tháng ngày gian khó... Nhân Ngày Sách Việt Nam 21/4, trao đổi với dịch giả Nguyễn Quốc Vương, nhà nghiên cứu và hỗ trợ phát triển phong trào văn hóa đọc tại Việt Nam.
|
Ngày phát hành 0:0 | 23/10/2020 Anh nông dân Trương Văn Trị ở xã Hải Long, huyện Tiền Hải là người đầu tiên ở Thái Bình ươm giống và thuần hóa thành công con cá vược từ môi trường nước mặn sang môi trường nước ngọt. Hơn chục năm qua, trung bình mỗi tháng, trang trại của anh cung cấp hàng trăm triệu con cá giống cho các địa phương trong cả nước, bởi đây là loại cá đặc sản, sản lượng đánh bắt từ tự nhiên không nhiều và ngày càng giảm. Đang từ một ông vua cá vược, những ngày qua anh Trương Văn Trị phải vượt qua những khó khăn không nhỏ khi lượng xuất bán cá giống giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Vậy “ông vua cá vược” đang nỗ lực vượt khó trong giai đoạn này như thế nào. Phóng viên Văn Hải trò chuyện với anh Trương Văn Trị trong chuyên mục Chuyện đêm.
|
Ngày phát hành 0:0 | 23/8/2020 - Những câu chuyện nặng tình nghĩa từ tâm dịch Đà Nẵng. - Taxco: Thành phố chế tác bạc nổi tiếng Mexico. - Gặp gỡ với ca sĩ Xuân Đức và ca sĩ Đình Bình để hiểu hơn về hành trình theo đuổi đam mê âm nhạc. - Trào lưu thưởng thức phim mới lạ thời COVID-19 ở Pháp
|
Ngày phát hành 8:51 | 22/7/2021 Trong lúc đại dịch Covid-19 với chủng mới Delta đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường và đặt ra không ít thách thức với rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, thì làn sóng tin thất thiệt, tin giả mạo liên quan đến vấn đề này cũng bùng phát, hoành hành trên mạng xã hội, làm rối loạn thông tin, gây hoang mang trong dư luận. Nạn tin giả "ăn theo” dịch Covid-19 được nhận định là không kém phần nguy hiểm so với bệnh dịch đang diễn ra. Lợi dụng khả năng ẩn danh trên mạng xã hội, một số đối tượng đã không ngần ngại đăng tải thông tin bịa đặt, xuyên tạc ác ý về tình hình dịch bệnh, mới đây nhất là hình ảnh sai sự thật về người chết vì COVID-19 tại một bệnh viện được cho là tại TP.HCM, nhưng thực tế là ở Myanmar.. Đây chỉ là 1 trong hàng loạt tin giả xuất hiện trên mạng xã hội trong thời gian gần đây, bóp méo những nỗ lực phòng chống dịch, gây hoang mang trong cộng đồng. “Bệnh dịch tin giả” này cần xử lý ra sao? Và cần làm gì để ngăn chặn tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật? Ông Vũ Thế Bình - Giám đốc điều hành Công ty Netnam, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam cùng phân tích, bàn luận về vấn đề này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 23/8/2020 - Những câu chuyện nặng nghĩa tình từ tâm dịch Đà Nẵng. - Thưởng thức phim thời Covid-19 mới lạ ở Pháp. - Thư viện dành cho trẻ em có một không hai ở Ethiopia.
|
Ngày phát hành 0:0 | 27/3/2020 - Cần "2 bên" hợp sức làm lành mạnh thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh. - "Biến nguy thành cơ": Thực tiễn thương trường thời Covid-19? - Giao thương trực tuyến toàn cầu: Cơ hội và thách thức cho các cá nhân, doanh nghiệp.
|
Ngày phát hành 20:20 | 17/2/2021 - Cần làm gì để vừa chống dịch vừa không xáo trộn sinh kế của người dân? - Các nghệ sĩ Geisha Nhật Bản vật lộn thời Covid-19. - Cuốn sách “Chạy trời không khỏi đau” của tác giả Adam Kay. - Nhà báo Trần Mạnh Thường, tác giả của cuốn sách ảnh về chiến tranh biên giới phía Bắc 1979.
|
Ngày phát hành 20:20 | 17/2/2021 - Cần làm gì để vừa chống dịch vừa không xáo trộn sinh kế của người dân? - Các nghệ sĩ Geisha Nhật Bản vật lộn thời Covid-19. - Cuốn sách “Chạy trời không khỏi đau” của tác giả Adam Kay. - Nhà báo Trần Mạnh Thường, tác giả của cuốn sách ảnh về chiến tranh biên giới phía Bắc 1979.
|
Ngày phát hành 0:0 | 27/4/2020 Lệnh phong tỏa kéo dài do Covid-19 đã và đang ảnh hưởng đến cuộc sống của tất cả mọi người trong xã hội, không phân biệt công việc và địa vị xã hội. Thời buổi khó khăn đã khiến không ít người trong giới văn nghệ sĩ tại Nhật Bản phải đổi nghề để kiếm cơm mỗi ngày.
|
Ngày phát hành 0:0 | 11/4/2020 Những thuận lợi nào và những phiền toái, khó khăn nào nảy sinh trong dạy và học trực tuyến cần chung tay khắc phục? Liệu dịch bệnh có đang là cơ hội để thay đổi phương thức giảng dạy từ trực tiếp sang đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa, hướng tới một xã hội học tập ở mọi nơi, mọi lúc?
Cùng trò chuyện về chủ đề này là thầy giáo, tiến sỹ Lê Thống Nhất, người khởi xướng các kỳ thi Toán, Tiếng Anh trên Internet cách đây hơn 10 năm và cho ra đời Trường học lớn BigSchool gần 4 năm nay.
|
Ngày phát hành 0:0 | 7/10/2020 - Quản lý hàng xách tay – Cần chế tài đủ mạnh. - Giáo viên đóng bàn học gỗ cho học sinh nghèo ở Mỹ. - Tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký của Nhà văn Tô Hoài với được làm tươi mới với hơn 100 bức tranh minh họa màu nước được nữ họa sĩ Đậu Đũa vẽ tay. - PGS. TS - Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thừa tú, cả đời tâm huyết nghiên cứu về Hà Nội.
|