Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 1/4/2016 - Tiếp tục kỳ họp thứ 11, hôm nay Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015 và thảo luận về những nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch 5 năm tiếp theo. - Cần có chính sách hỗ trợ người tự kỷ, bởi người tự kỷ vẫn chưa được xem như là đối tượng điều chỉnh của luật pháp và còn ở nhóm cuối cùng khi được coi là "nhóm khuyết tật khác". - Ra mắt chương trình du lịch "Tour de Viet Nam" quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam đến khán giả thế giới. - Hàn Quốc yêu cầu Triều Tiên ngừng gây nhiễu hệ thống định vị toàn cầu. - Các nghị sĩ thuộc quân đội Mianma phản đối bà Aung San Suu Kyi giữ chức "cố vấn nhà nước". - Đan Mạch gia hạn các biện pháp kiểm soát biên giới với Đức. - Vụ sập cầu ở Ấn Độ: Bắt giữ 5 quan chức công ty xây dựng.
|
Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2018 - Cuốn sách “Một thời Hà Nội hát - Tim cũng không ngờ làm nên lời ca”. - Nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay - những vấn đề đặt ra. - Sự kỳ diệu của âm nhạc đã giúp cậu bé Michel Fewlor bước ra khỏi cuộc sống đơn độc, u tối của một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ. - Bộ sách tranh “Nuôi dưỡng tâm hồn” do Nhà xuất bản Kim Đồng và Viện Giáo dục Shichida Việt Nam phối hợp xuất bản. - Thương hiệu bánh Song Thủy và niềm đam mê ẩm thực.
|
Ngày phát hành 0:0 | 6/1/2016 Trò chuyện với cô giáo Lê Thị Hồng Diên - Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cộng đồng Hải Phòng, người đã giúp nhiều trẻ tự kỷ có thể hòa nhập cuộc sống bình thường như bao em bé khác.
|
Ngày phát hành 17:55 | 23/4/2022 Việt Nam có hơn 200 nghìn người mắc chứng tự kỷ. Khiếm khuyết về sức khỏe tâm thần khiến không thể tìm được những công việc phù hợp và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Thấu hiểu được nỗi lòng của những cha mẹ có con tự kỷ, Trung tâm Giáo dục và Đào tạo hướng nghiệp nghề SEED với 15 thầy, cô giáo đã đồng hành cùng các gia đình trong quá trình lớn lên của những em nhỏ đặc biệt này, mở lớp dạy nghề cho các em tự kỷ ở lứa tuổi thành niên để các em tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân.
|
Ngày phát hành 17:58 | 9/4/2022 Tại Việt Nam, hiện có khoảng 1 triệu trẻ mắc tự kỷ, con số này có xu hướng tăng qua các năm và việc chẩn đoán thường chậm trễ, dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng can thiệp, làm tăng thêm gánh nặng kinh tế, tâm lý cho gia đình. Xét nghiệm gen di truyền sớm ở trẻ được xem là giải pháp tối ưu trong việc hỗ trợ chẩn đoán sớm và chính xác chứng bệnh tự kỷ, để từ đó có những bước can thiệp thích hợp. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo Vì con đặc biệt- Hiểu về tự kỷ để yêu con đúng cách do Công ty giải mã gen di truyền Genetica Việt Nam tổ chức hôm nay (09/04), tại Hà Nội, dưới sự bảo trợ của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (Bộ Kế hoạch và đầu tư) nhằm hướng ứng Tháng Thế giới nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ. Tin của PV Tạ Lan.
|
Ngày phát hành 0:0 | 20/1/2018
|
Ngày phát hành 15:51 | 4/6/2023 Trò chuyện với diễn viên Anh Vũ, người luôn đem đến cho khán giả ấn tượng tốt về nhân vật, ngay cả khi không đảm nhận vai chính. -Cắt tóc miễn phí cho trẻ tự kỷ tại Mỹ -Những sự kiện VH-XH trong nước nổi bật
|
Ngày phát hành 0:0 | 25/8/2016
|
Ngày phát hành 14:50 | 5/4/2024 Với kỳ vọng, người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ, một dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng một cách vững chắc.
|
Ngày phát hành 0:0 | 2/4/2018 Ngày 2/4 hàng năm được Liên Hiệp Quốc chọn làm “Ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỷ”. Tại nước ta, năm nay là năm thứ ba Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam phối hợp với nhiều đơn vị khác tổ chức nhiều hoạt động trong khuôn khổ “Ngày Việt Nam Nhận thức về Tự kỷ”, thu hút đông đảo người tham gia. Chăm sóc những người có chứng tự kỷ không phải chỉ một ngày, mà là nhiều tháng, nhiều năm, cả cuộc đời. Bình luận của biên tập viên Mai Hồng.
|
Ngày phát hành 9:45 | 25/12/2024 Một bản nhạc giao hưởng 6 chương, được biểu diễn trên sân khấu lớn bởi một dàn nhạc 55 thành viên của Trường Âm nhạc Thornton ở miền nam California – đó là niềm vinh dự của bất cứ nhà soạn nhạc nào. Nhưng với Jacob Rock, một chàng trai 20 tuổi, niềm vinh dự đó còn lớn hơn gấp bội khi trong phần lớn cuộc đời, anh gần như không thể giao tiếp bởi chứng tự kỷ. Và âm nhạc đã mang đến cho anh một hành trình mới, giúp anh vượt qua những giới hạn mà những người mắc chứng tự kỷ thường đối mặt.
|
Ngày phát hành 17:2 | 2/4/2022 Trong thập kỷ qua, thế giới đã đạt được bước tiến lớn trong việc tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục nói chung, cũng như đối với những người mắc bệnh tự kỷ nói riêng. Tuy nhiên, sự gián đoạn trong học tập do đại dịch COVID-19 đã làm đảo ngược những bước tiến đạt được trong nhiều năm và làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng trong giáo dục. Các nghiên cứu cho thấy, trẻ mắc tự kỷ đã bị ảnh hưởng một cách không cân đối bởi sự gián đoạn các thói quen, cũng như các dịch vụ và hỗ trợ mà các em dựa vào. Với chủ đề “Giáo dục hòa nhập chất lượng cho tất cả”, Ngày thế giới nhận thức về tự kỷ năm nay kêu gọi các cộng đồng hay luôn yêu thương, thấu hiểu và đồng hành để trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập và phát triển bản thân.
|
Ngày phát hành 22:35 | 16/4/2021 Nghệ sỹ viola Nguyệt Thu là một trong những nghệ sĩ đã thành danh ở nhiều dàn nhạc quốc tế, nhưng chị lại quyết định trở về nước lập nghiệp. Không chỉ tích cực hoạt động nghệ thuật trong nước, nghệ sỹ viola Nguyệt Thu còn sáng lập nên những ngôi trường Bình Minh nghệ thuật- Sunrise For Art (viết tắt là SFORA) dùng âm nhạc để trị liệu và dạy trẻ mắc hội chứng tự kỷ. Bằng âm nhạc, chị muốn kết nối trẻ với thế giới xung quanh, khơi dậy tiềm năng và đưa trẻ trở về với cuộc sống bình thường. Cùng nghe chị tâm sự về hành trình chị dành tâm huyết và thời gian đưa âm nhạc đến với những đứa trẻ tự kỷ.
|
Ngày phát hành 15:20 | 29/11/2022 Hiện, Việt Nam có hơn 200 nghìn người mắc chứng tự kỷ. Khiếm khuyết về sức khỏe tâm thần khiến không thể tìm được những công việc phù hợp và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Thấu hiểu được nỗi lòng của những cha mẹ có con tự kỷ, Trung tâm Giáo dục và Đào tạo hướng nghiệp nghề SEED với 15 thầy, cô giáo đã đồng hành cùng các gia đình trong quá trình lớn lên của những em nhỏ đặc biệt này, mở ra các lớp dạy nghề cho các bạn tự kỷ ở lứa tuổi thành niên để các em tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân.
|
Ngày phát hành 0:0 | 19/4/2020 Trong tuần qua có một chiến dịch lan tỏa rộng rãi và thu hút đông đảo người dùng mạng xã hội tham gia là chương trình “100.000 chữ A ủng hộ trên Facebook”. Mọi người đăng những status (dòng trạng thái) chia sẻ với ba hashtag bắt đầu bằng ba chữ A, là: #autism, #awareness, #a365. Ý nghĩa ba chữ A là: Autism (chứng tự kỷ chưa thể chữa khỏi nhưng có thể can thiệp tiến bộ), Awareness (nhận thức là điều quan trọng, phát hiện sớm và can thiệp đúng sẽ làm thay đổi cuộc đời người tự kỷ) và A365 (chương trình hướng dẫn cha mẹ hoàn toàn miễn phí trong việc phát hiện sớm, can thiệp sớm tự kỷ tại nhà và tại cộng đồng tại trang mạng a365.vn). Theo ghi nhận, tính đến hết ngày 15/4 đã có gần 165.000 bài đăng tích cực trên mạng xã hội, và có gần 500.000 chữ A được chia sẻ. Chương trình đã tạo một hiệu ứng bất ngờ với người theo dõi. Chương trình này do “Mạng lưới tự kỷ Việt Nam” viết tắt là VAN khởi xướng với mục đích lan toả nhận thức đúng về tự kỷ trong cộng đồng. VAN thực hiện chương trình này để hưởng ứng lời kêu gọi ngày thế giới nhận thức về tự kỷ mùng 2/4 do Liên Hiệp Quốc phát động. Cùng trò chuyện với chị Phạm Kim Tâm, Chủ tịch Mạng lưới tự kỷ Việt Nam về nội dung này.
|