Ngày phát hành 9:48 | 5/1/2021
Cuộc tổng tuyển cử năm 1946 đã đánh dấu mốc son trong tiến trình xây dựng thể chế dân chủ cộng hòa, là ngày hội của đại đoàn kết toàn dân. Mỗi lá phiếu thấm đượm tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, đồng tâm, hiệp lực, thực hiện quyền công dân để xây dựng một nhà nước non trẻ. Mỗi lá phiếu đã thể hiện quyền chính trị cơ bản của công dân, đồng thời cũng là niềm tin vào chính quyền cách mạng, niềm tự hào là công dân của một nước độc lập do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Để có một cuộc tổng tuyển cử thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể Quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà. Trong tổng tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân đều có quyền bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó”.
Nhìn lại những dấu son của lịch sử để hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn là điều mà tất cả người dân đều mong muốn. Từ cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta vào năm 1946 đến sự kiện bẩu cử Đại biểu Quốc hội khóa 15, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 tới đây, đặt ra những bài học gì? Chúng tôi bàn về nội dung này với sự tham gia của khách mời là ông Phạm Thế Duyệt, Nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đại biểu Quốc hội các khóa VIII, X, XI.