Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 9:21 | 21/10/2021 Sau gần nửa năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt dịch covid-
19 lần thứ tư - với sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 từ cuối tháng
4 - cùng với các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài liên tiếp và
không có lộ trình cụ thể cho doanh nghiệp mở cửa trở lại, đặc biệt là Quý
III/2021 đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực bị
ảnh hưởng nặng nề. Qua 9 tháng của năm, dưới tác động của dịch bệnh, đã
có hơn 90 nghìn doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường; hàng trăm nghìn
doanh nghiệp khó khăn, đứng bên bờ phá sản; nền kinh tế suy giảm mạnh
– với GDP quý 3 tăng trưởng âm - tới 6,17% so với cùng kỳ năm ngoái… Bước vào quý 4, với những tín hiệu tích cực từ “tâm dịch
TP Hồ Chí Minh” và các tỉnh phía Nam, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch
COVID-19 quốc gia khẳng định “Việt Nam đã kiểm soát tốt tình hình dịch
bệnh trên toàn quốc”. Nghị quyết 128 của Chính phủ đã mở ra cơ hội
Tăng tốc để phục hồi kinh tế trong bối cảnh bình thường mới. Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - Thành viên Tổ tư vấn kinh tế
của Thủ tướng Chính phủ, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý
kinh tế Trung ương bàn luận câu chuyện này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 9/3/2016 Nhiệt huyết hội nhập kinh tế thế giới đang trào dâng trong cộng đồng doanh nhân Việt Nam, với mong muốn tận dụng cơ hội của những hiệp định thương mại thế hệ mới mà nước ta đã ký kết trong năm qua để vươn lên gặt hái thành công, đem lại lợi ích cho đất nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nước ta có thành công trong cuộc hội nhập lớn này hay không, phụ thuộc rất nhiều vào sự đổi mới tư duy quản lý và điều hành đất nước. Chính vì thế, đặt ra yêu cầu phải tăng tốc cải cách thể chế, cải cách tác phong phục vụ của hệ thống hành chính, hệ thống pháp luật, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hội nhập thành công. Bình luận của biên tập viên Thu Liên.
|
Ngày phát hành 21:39 | 12/12/2023 Trong cuộc hội đàm chiều nay với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Việt Nam coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu và là sự lựa chọn chiến lược. - Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Manet kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam. - Người tiêu dùng tại TPHCM sắp có cơ hội mua sản phẩm tiêu dùng cao cấp với giá giảm tới 90%. - Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) cần thêm thời gian đàm phán để có một tuyên bố chung mang tính ràng buộc mạnh mẽ. - Đại diện Tổ chức Y tế thế giới bày tỏ lo ngại về công tác cứu trợ của tổ chức này tại Dải Gaza bị cản trở.
|
Ngày phát hành 19:45 | 11/10/2021 Trong chương trình Thời sự 18h chiều qua, Đài TNVN đã phát sóng bài 2 Loạt bài “Chung sức- đồng lòng vượt qua đại dịch”, khẳng định giải pháp tiên quyết để cả hệ thống chính trị thích ứng nhanh với tình hình mới, tăng tốc khôi phục kinh tế, xã hội là bao phủ vaccine. Thực tế, với những bước đi chiến lược từ ngoại giao vaccine cho tới huy động sức mạnh tổng lực xây dựng quỹ vaccine, nghiên cứu bào chế vaccine… Việt Nam đã và đang có những bước đồng hành cho mục tiêu này. Điều đó không có nghĩa là toàn hệ thống ở trong trạng thái bất động hoặc hoạt động cầm chừng, chờ thời điểm gần 100 triệu dân được tiêm phòng đạt chuẩn Sars Cov2 trở thành căn bệnh thông thường, mới tái thiết và thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Ngay từ khi Covid-19 xuất hiện, Đảng, Chính phủ đã xác định “mục tiêu kép” - vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội. Trải qua nhiều đợt dịch, với những diễn biến khôn lường, phức tạp, tới nay, đây vẫn là quyết sách phù hợp, cần sự nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị, để thích ứng linh hoạt, an toàn với bối cảnh mới, tạo nên những thành công mới trong lịch sử xây dựng, phát triển đất nước. Đây là nội dung phần cuối Loạt bài, nhan đề “Thích ứng linh hoạt với Covid-19, tăng tốc phát triển kinh tế”.
|
Ngày phát hành 9:21 | 15/2/2024 TP Hồ Chí Minh kết thúc tháng 1 với nhiều chỉ số kinh tế khả quan. Trong đó đáng chú ý là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 103 nghìn tỷ đồng, tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 24,4% so với cùng kỳ; hơn 3 nghìn 300 doanh nghiệp thành lập mới; Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố tháng 1 cũng tăng khá, với mức tăng 26,9% so với cùng kỳ.v.v.v. đây là tiền đề quan trọng, là động lực tạo đà triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu trong cả năm nay. Đâu là những thuận lợi và rào cản nào thành phố cần vượt qua để kinh tế thành phố bứt tốc? Nội dung sẽ được chúng tôi phân tích trong Chương trình:
|
Ngày phát hành 18:42 | 11/1/2022 Thủ tướng Chính phủ có công điện yêu cầu các địa phương tăng tốc tiêm vắc-xin và đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phòng COVID-19.br>- Các cửa khẩu đường bộ sang Trung Quốc bắt đầu thông quan trở lại. - Tập đoàn Tân Hoàng Minh xin bỏ cọc lô đất trúng đấu giá từng gây hiện tượng trong xã hội với giá hơn 2,4 tỷ đồng/m2 tại Thủ Thiêm, thành phố HCM. - Ca-dắc-xtan đã có Thủ tướng mới, tình hình trong nước hiện đã ổn định, an ninh được tái thiết lập và nằm trong tầm kiểm soát. - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo không nên coi COVID-19 là một căn bệnh đặc hữu như cúm mùa.
|
Ngày phát hành 10:29 | 8/6/2024 Trong Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV đang diễn ra tại Hà Nội, các Đại biểu Quốc hội đã thảo luận nội dung Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Mới đây, ngày 23 tháng 5 năm 2024, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 79-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị Khóa XII về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí chiến lược và tầm quan trọng của thành phố Đà Nẵng trong vùng Bắc Trung bộ, duyên hải Trung bộ và cả nước. Các chủ trương, Nghị quyết, Quy hoạch của Trung ương đều xác định Đà Nẵng là trung tâm, vai trò hạt nhân của cả vùng nhưng cơ chế đặc thù có tính vượt trội cho Đà Nẵng bứt phá thì chưa rõ ràng, một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn. Từ thực tiễn sinh động của một thành phố có vai trò “đầu tàu”, Nhóm Phóng viên Trường Xuân - Thanh Hà, thường trú tại khu vực miền Trung thực hiện loạt bài: “Cơ chế đặc thù nào cho Đà Nẵng tăng tốc phát triển”.
|
Ngày phát hành 0:0 | 30/4/2020 Trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp, hình ảnh đất nước, con người và doanh nghiệp Việt Nam càng được khẳng định - với trách nhiệm xã hội, cộng đồng, tình người trong khó khăn, dịch bệnh đã vượt ra ngoài phạm vi biên giới, quốc gia. Với sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp Việt nam đoàn kết chung tay vượt qua khó khăn, sớm ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, duy trì phát triển và bảo vệ thương hiệu, góp phần đưa thương hiệu Việt nam không ngừng vươn cao, vươn xa trở thành điểm sáng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
|
Ngày phát hành 9:36 | 31/8/2022 Nhận diện những thiên kiến sai lệch về quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam - Nhìn lại 1 năm cuộc rút quân vội vã của Mỹ khỏi Afghanistan - Kho bạc Nhà nước mở rộng thanh toán tự động tiền điện, nước, viễn thông để tạo thuận lợi cho đơn vị sử dụng ngân sách là nội dung có trong chuyên mục Kho bạc - TP.HCM tăng tốc giải ngân tiền hỗ trợ thuê nhà cho người lao động
|
Ngày phát hành 19:40 | 13/3/2023 Năm 2023, ngân sách tỉnh Quảng Nam dự báo có nhiều thách thức cần vượt qua để bảo đảm nguồn chi trong bối cảnh không có các khoản thu gia tăng đột biến, không có thêm nguồn lực phát sinh nguồn thu mới. Ngay từ đầu năm nay, tỉnh Quảng Nam đã tập trung các giải pháp triển khai hiệu quả công tác thu ngân sách, tỉnh này đặt mục tiêu trong năm nay, thu ngân sách đạt gần 27 ngàn tỷ đồng, đóng góp 18% về ngân sách Trung ương.
|
Ngày phát hành 10:39 | 8/6/2024 Ngày 21/5 vừa qua, Chính phủ đã có Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách phát triển thành phố Đà Nẵng. Trong số 5 chính sách đề xuất mới thì chính sách Thứ nhất là Thí điểm thành lập Khu Thương mại tự do Đà Nẵng. Tờ trình của Chính phủ khẳng định: “Việc phát triển Khu Thương mại tự do Đà Nẵng nhằm tạo động lực phát triển mới, giúp đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, phát huy vai trò là đầu tàu, dẫn dắt phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ, là cơ sở để thí điểm nghiên cứu chính sách mới làm tiền đề để luật hóa các quy định về khu thượng mại tự do cho cả nước. Tiếp tục loạt bài “Cơ chế đặc thù nào cho Đà Nẵng tăng tốc phát triển”, bài cuối nhan đề “Khu Thương mại tự do Đà Nẵng - mô hình đầu tiên của cả nước” phân tích vấn đề này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 30/3/2015 - Một năm triển khai Nghị quyết số 19: Tăng tốc cải thiện môi trường kinh doanh. - Cải thiện môi trường kinh doanh - Kiến nghị của doanh nghiệp. - Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở địa phương.
|
Ngày phát hành 9:25 | 4/10/2022 Từ kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 3 ước tính đạt 13,67% so với cùng kỳ, đưa tăng trưởng GDP 9 tháng năm nay đạt 8,83% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong vòng 12 năm trở lại đây. Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng GDP của năm nay. Theo đó, ở phương án thấp, tăng trưởng GDP sẽ đạt 7,5% và phương án cao tăng trưởng GDP cả năm dự kiến sẽ đạt khoảng 8%. Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, không thuận lợi, nhưng cùng với tăng trưởng cao, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát ở trong tầm kiểm soát và các cân đối lớn được đảm bảo… Đó là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước. Song, với một nền kinh tế có độ mở lớn (tới hơn 200% GDP) như Việt Nam, vẫn còn rất nhiều rủi ro tiềm ẩn - tác động từ bên ngoài cũng như từ chính nội tại của nền kinh tế, tạo áp lực rất lớn lên tăng trưởng cũng như kiểm soát lạm phát trong thời gian tới, đòi hỏi tiếp tục có những giải pháp điều hành linh hoạt, mạnh mẽ và quyết liệt hơn.
|
Ngày phát hành 8:8 | 8/11/2024 Bức tranh kinh tế nước ta qua 10 tháng của năm nay ghi nhận nhiều điểm sáng. Mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 7% trong cả năm 2024 đang dần trở thành hiện thực. Trong đó chân kiềng đầu tư - mà đầu tư công - động lực quan trọng để tăng tốc phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội đã cho thấy những nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong chặng “nước rút” những tháng cuối năm này. Tính chung 10 tháng năm 2024, vốn đầu tư công ước đạt 64,3% kế hoạch năm, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Thế nhưng, theo Bộ Tài chính, tính đến 31/10/2024 vẫn còn hơn 47% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao chưa giải ngân được. Đặc biệt, lượng vốn chưa giải ngân của những “đầu tàu kinh tế” như Hà Nội, TP.HCM và 9 dự án quan trọng ngành giao thông vận tải còn nhiều, cần có sự bứt phá tăng tốc trong thời gian còn lại thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2024. TS Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Trưởng ban Ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) sẽ cùng bàn luận chủ đề này.
|
Ngày phát hành 12:18 | 17/3/2022 - Tỉnh Ninh Bình đã mở cửa đón khách quốc tế. Khách du lịch có thể lựa chọn đi theo tour trọn gói, khép kín của công ty lữ hành tổ chức hoặc đi lẻ tự chọn dịch vụ gắn với quy trình kiểm soát phòng, chống dịch an toàn, bảo đảm linh hoạt, thuận lợi cho khách. - Cơ hội nào cho công nhân lao động tiếp cận nhà ở xã hội năm 2022?
|