Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 17:5 | 13/7/2021 Một trong những thông tin thu hút sự quan tâm của dư luận trong những ngày vừa qua là dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng mà Bộ Thông tin và truyền thông vừa đưa ra. Nghị định này nhằm siết chặt quản lý các hoạt động livestream, kiếm tiền trên mạng xã hội, buộc các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phải tuân thủ những quy định của pháp luật. Dự thảo Nghị định 72 được đưa ra trong bối cảnh việc livestream trên mạng xã hội dẫn đến rất nhiều hệ lụy tiêu cực như: bán hàng lậu, hàng cấm; lừa đảo; khiêu dâm; xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân, tổ chức; truyền bá tin giả. Hệ thống facebook, google đã tiếp tay cho những người lợi dụng kẽ hở luật pháp như thế nào? Cần phải làm gì để xử lý những hành vi vi phạm trên mạng xã hội và xây dựng một môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam? BTV Lê Tuyết trao đổi cùng bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trưởng phòng Thông tin Điện tử, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông; Luật sư Nguyễn Danh Huế, Đoàn Luật sư TP Hà Nội về nội dung này.
|
Ngày phát hành 14:21 | 20/4/2023 Hôm nay, ngày 20/4, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tổ chức Hội nghị tập huấn về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử cho lực lượng chức năng các tỉnh Tây Nguyên và tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên.
|
Ngày phát hành 0:0 | 9/10/2018
|
Ngày phát hành 15:48 | 20/12/2024 Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, không gian mạng là môi trường làm việc, giải trí không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, nhưng kèm theo đó là những nguy cơ mất an toàn thông tin ngày càng gia tăng. Những nguy cơ này trở nên rõ nét hơn với trẻ em do phần lớn các em chưa có kỹ năng nhận diện những mối nguy hiểm cũng như cách phòng tránh rủi ro. Bên cạnh đó, cha mẹ thiếu kỹ năng kiểm soát nội dung và thời gian con sử dụng internet cũng dễ dẫn đến nhiều rủi ro trên môi trường mạng như tiếp cận các thông tin, hình ảnh độc hại, bị bắt nạt, lừa đảo trên không gian mạng. Do đó, cần phải có các giải pháp hướng dẫn trẻ em cách tiếp cận và sử dụng điện thoại và mạng internet một cách hợp lý.
|
Ngày phát hành 15:24 | 12/12/2024 Mạng xã hội ngày nay hấp dẫn giới trẻ, đặc biệt với trẻ em, bởi nó là kho khổng lồ chứa đựng các hình thức giải trí, có lượng kiến thức đa dạng, nội dung hấp dẫn và mới mẻ, đồng thời có thể kết nối bạn bè, chia sẻ, phổ biến kinh nghiệm. Tuy nhiên, đi cùng với những lợi ích thì mạng xã hội cũng chứa đầy những rủi ro tiềm ẩn, nhất là nguy cơ bị xâm hại tình dục. Vì vậy, việc trang bị những kỹ năng cần thiết trong phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng đang là yêu cầu cấp thiết đặt ra với những người làm cha, mẹ trong bối cảnh hiện nay.
|
Ngày phát hành 0:0 | 31/5/2020 Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang bước vào thời đại chuyển đổi số rộng khắp. Sự phát triển đa dạng các thiết bị kết nối, nền tảng mạng xã hội và ứng dụng di động đã tạo nên thay đổi lớn trong thói quen sinh hoạt của con người và trẻ em không phải là ngoại lệ. Khi tham gia môi trường mạng, trẻ em đang phải đối mặt với rủi ro về bắt nạt, nội dung không phù hợp, ứng xử không phù hợp, tiếp xúc không phù hợp, nguy cơ nghiện Internet/game trực tuyến, mạng xã hội, xâm hại tình dục... Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng không phải cấm hay hạn chế các em kết nối mạng internet mà cần có giải pháp hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng, nhận biết và ứng phó với những nguy cơ tiềm ẩn có thể gây hại các em. Bài viết của phóng viên Kim Thanh:
|
Ngày phát hành 14:52 | 18/8/2022 Đại chiến bình phẩm quán ăn trên các nền tảng mạng xã hội. Sắc màu cuộc sống: Những sản phẩm du lịch độc đáo ở Tiền Giang.
|
Ngày phát hành 14:16 | 2/4/2022 -Chiến dịch "vắc-xin số” - Thêm giải pháp “Báo cáo xâm hại” trẻ em trên môi trường mạng. - Triển lãm kỹ thuật số "Trải nghiệm Mo-na Li-da” đang diễn ra tại Pháp.
|
Ngày phát hành 16:26 | 16/7/2021 Trong bối cảnh thế giới và nước ta đang bước vào giai đoạn chuyển đổi số rộng khắp, trẻ em đã trở thành công dân số từ rất sớm. Trên môi trường mạng, các em thay đổi từ việc học tập, kết bạn cho đến cách giao tiếp so với thế hệ trước. Tuy nhiên, nhiều ứng dụng, trò chơi không lành mạnh trên không gian mạng đã phần nào ảnh hưởng đến các em. Vì vậy, xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn cho trẻ em, đặc biệt là việc ứng dụng các công nghệ, các phương thức giáo dục nhằm xây dựng ý thức cho trẻ em trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay là điều cấp thiết.
|
Ngày phát hành 10:46 | 22/6/2021 - Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng - Gặp gỡ các gia đình CNVCLĐ tiêu biểu 2021
|
Ngày phát hành 0:0 | 1/6/2020 Sự bùng nổ mạng xã hội và ứng dụng di động đã tạo nên thay đổi lớn trong thói quen sinh hoạt của con người và trẻ em không phải là ngoại lệ. Mặc dù quy định về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đã có rất nhiều, tuy nhiên còn thiếu các thiết chế bảo vệ trẻ em. Theo thống kê, trong năm 2018, Việt Nam có hơn 700 nghìn vụ báo cáo về hình ảnh, video xâm hại tình dục trẻ em trên mạng, đứng thứ hai trong ASEAN. Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng không phải cấm hay hạn chế các em kết nối mạng Internet mà cần có giải pháp hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng, nhận biết và ứng phó với những nguy hiểm tiềm ẩn có thể gây hại cho các em. Phóng viên Kim Thanh có bài viết.
|
Ngày phát hành 19:14 | 4/11/2024 Trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nước ta đang trải qua quá trình chuyển đổi số với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và Internet. Để quá trình này thành công, đảm bảo an toàn thông tin là một trong những yếu tố đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, các nguy cơ gây mất an toàn thông tin đã và đang đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi cần tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới.
|
Ngày phát hành 9:6 | 30/7/2023 Theo kết quả đánh giá của Google, tính đến hết năm 2022, độ tuổi trung bình trẻ em Việt Nam sở hữu điện thoại là 9 tuổi - trong khi tỉ lệ này với trẻ em trên thế giới là 13 tuổi. Hoạt động trực tuyến phổ biến nhất của trẻ em trên không gian mạng là học tập, vui chơi giải trí và kết nối liên lạc với bạn bè, người thân. Đáng chú ý, có tới hơn 15 triệu trẻ em ở nước ta có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet, 82% trẻ trong độ tuổi 12-13 tuổi đã sử dụng Internet. Cần nhìn nhận rằng, việc sử dụng điện thoại, Internet mang đến khá nhiều lợi ích cho trẻ em khi được tiếp cận các kiến thức một cách trực quan, sinh động. Tuy vậy theo các chuyên gia, nhiều trẻ em Việt Nam đang được tiếp cận với điện thoại, internet quá sớm. Điều này dẫn đến việc các em tương tác trên môi trường mạng trong khi chưa có kiến thức, kỹ năng an toàn. Đây là một trong những thách thức dẫn đến rủi ro trên môi trường mạng của trẻ ngày càng gia tăng, đòi hỏi cần có các giải pháp hướng dẫn trẻ em cách tiếp cận và sử dụng điện thoại và mạng internet một cách hợp lý.
|
Ngày phát hành 15:42 | 18/12/2023 Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có lượng người dùng Internet lớn nhất thế giới, với gần 70 triệu người dùng, chiếm khoảng 70% dân số. Đáng chú ý, có tới hơn 15 triệu trẻ em ở nước ta có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet, 82% trẻ trong độ tuổi 12-13 tuổi đã sử dụng Internet. Cùng với những tiện tích mang lại, do tiếp cận quá sớm các thiết bị điện thoại, Internet đã dẫn đến việc các em tương tác trên môi trường mạng trong khi chưa có kiến thức, kỹ năng an toàn. Đây là một trong những thách thức dẫn đến rủi ro trên môi trường mạng của trẻ ngày càng gia tăng, khiến trẻ trở thành đối tượng dễ bị tổn thương và để lại hậu quả nặng nề. Phòng tránh cho trẻ bị xâm hại trên môi trường mạng - nội dung được bàn luận trong Chương trình Cuyên gia của bạn hôm nay.
|
Ngày phát hành 21:7 | 5/12/2022 Sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các thiết bị thông minh đã mở ra nhiều cơ hội để trẻ em học tập, vui chơi và tìm hiểu thế giới khi có thể dễ dàng tìm kiếm, tiếp cận nhiều thông tin hữu ích. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thiết thực như vậy, vẫn còn đó những tác động tiêu cực từ các thông tin xấu, độc lan truyền trên mạng; các nguy cơ tiềm ẩn hay cạm bẫy khó nhận biết do trẻ em chưa có đủ kỹ năng để tự bảo vệ mình khi tham gia hoạt động trên không gian mạng.
Do đó, việc tạo ra môi trường mạng lành mạnh, trang bị kỹ năng sống để trẻ em nhận biết và sử dụng Internet an toàn là vô cùng cần thiết. Và việc này rất cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng.
|