Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 23:3 | 30/10/2021 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị lấy ý kiến góp ý của các Ủy viên Ủy Ban thường vụ Quốc hội vào nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô. - Kiểm tra công trường thi công Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu phải bảo đảm tuyệt đối an toàn cho công trình Thủy điện Hoà Bình, đặc biệt là đập thủy điện Hòa Bình. - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 năm nay với số lỗ kỷ lục từ trước tới nay. - Thủ tướng Anh hối thúc Thủ tướng Italia chủ trì hội nghị thượng đỉnh G20 tiến xa hơn trong các cam kết tài chính khí hậu. - Liên đoàn A-rập lo ngại quan hệ các quốc gia vùng Vịnh và Liban xấu đi nhanh chóng sau chỉ trích của một vị Bộ trưởng nước này về chiến dịch can thiệp quân sự do Ả Rập Xê Út dẫn đầu ở Yemen.
|
Ngày phát hành 10:33 | 12/8/2024 Luật Thủ đô được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025 (trong đó có 05 nội dung có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025). Đây là đạo luật quan trọng, quy định vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô; trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và chính quyền thành phố Hà Nội trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô. Để Luật Thủ đô thực sự đi vào cuộc sống, phát huy được tác dụng tích cực hay không phụ thuộc rất lớn vào triển khai từ sớm của các bộ, ngành và đặc biệt là các cấp chính quyền và nhân dân Thủ đô.
|
Ngày phát hành 8:36 | 27/9/2023 Các chính sách thu hút nhân tài ở Hà Nội hiện tại mới chỉ tập trung vào tuyển dụng đối với một số đối tượng cụ thể; chưa chú trọng đến môi trường làm việc, mức lương, thu nhập, cơ hội học tập, thăng tiến và các chế độ đãi ngộ khác; chưa tạo được sự cạnh tranh so với khu vực tư, nên chưa đủ sức hấp dẫn. Đây là thực tế được Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu tại phiên họp thứ 26 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khi bàn về Dự án Luật Thủ đô ( sửa đổi) diễn ra vào ngày 20/9 vừa qua. Có thể thấy Hà Nội đang rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao, bởi đây là lực lượng có đóng góp quan trọng vào phát triển Thủ đô. Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét vào kỳ họp tháng 10 tới, quy định cụ thể về đối tượng thu hút, chế độ đãi ngộ nhân tài. “Luật hóa” cơ chế thu hút, đãi ngộ nhân tài trong Luật Thủ đô sửa đổi có thực sự trao cơ hội cho nhân tài thể hiện, phát triển và khơi thông những điểm nghẽn trong thu hút nguồn lực con người hay không?
|
Ngày phát hành 14:26 | 28/2/2024 Tiếp thu ý kiến đại biểu, đến nay dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định Thủ đô là Trung tâm chính trị, hành chính quốc gia và là đô thị loại đặc biệt. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Phương cho rằng: việc công nhận đô thị loại đặc biệt phải đáp ứng các tiêu chí, điều kiện nhất định và thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Thực tế từ khi thực hiện sáp nhập, mở rộng Thủ đô Hà Nội, đến nay thành phố Hà Nội đang áp dụng các chính sách đối với đô thị loại đặc biệt mà chưa có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phân loại đô thị. Do đó, dự thảo luật quy định Thủ đô là đô thị loại đặc biệt cũng là để ghi nhận thực tế hiện nay và để bảo đảm thực hiện ổn định các cơ chế, chính sách đang được áp dụng cho Thủ đô, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
|
Ngày phát hành 7:53 | 22/9/2023 Các chính sách thu hút nhân tài ở Hà Nội hiện tại mới chỉ tập trung vào tuyển dụng đối với một số đối tượng cụ thể; chưa chú trọng đến môi trường làm việc, mức lương, thu nhập, cơ hội học tập, thăng tiến và các chế độ đãi ngộ khác; chưa tạo được sự cạnh tranh so với khu vực tư, nên chưa đủ sức hấp dẫn. Đây là thực tế được Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu tại phiên họp thứ 26 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khi bàn về Dự án Luật Thủ đô ( sửa đổi). Phiên họp vừa diễn ra cách đây 2 ngày. Hà Nội đang rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao, bởi đây là lực lượng có đóng góp quan trọng vào phát triển Thủ đô. Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét vào kỳ họp tháng 10 tới, quy định cụ thể về đối tượng thu hút, chế độ đãi ngộ nhân tài. “Luật hóa” cơ chế thu hút, đãi ngộ nhân tài trong Luật Thủ đô sửa đổi có thực sự trao cơ hội cho nhân tài thể hiện, phát triển và khơi thông những điểm nghẽn trong thu hút nguồn lực con người?
|
Ngày phát hành 15:18 | 8/10/2024 Luật Thủ đô 2024 được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 với nhiều quy định mới về chính sách, cơ chế đặc thù. Trong đó, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ được xem là động lực, không gian mới để Hà Nội tập trung nguồn lực, bứt phá phát triển trong thời gian tới.
|
Ngày phát hành 15:24 | 4/3/2024 Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được thảo luận, cho ý kiến có nhiều quy định mới về phân cấp, ủy quyền. Đây là bước đột phá quan trọng, tạo tiền đề, cơ sở để khơi thông nguồn lực, đưa Thủ đô phát triển nhanh và bền vững. Khi góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), các ý kiến đề nghị làm rõ chức năng của đơn vị sự nghiệp công lập trước khi phân cấp, ủy quyền.
|
Ngày phát hành 18:13 | 27/11/2023 Cần rà soát các quy định các cơ chế, chính sách theo hướng thuận lợi nhất để thành phố Hà Nội có sự tự chủ, năng động và linh hoạt hơn trong việc điều hành và thu hút đầu tư, quản lý nguồn kinh phí, con người, tạo cơ chế thu hút nhân tài …là các kiến nghị của đại biểu trong phiên thảo luận sáng nay tại hội trường về dự án Luật Thủ đô sửa đổi.
|
Ngày phát hành 18:2 | 28/6/2024 Quốc hội thông qua Luật Thủ đô sửa đổi với nhiều qui định mới mang tính đột phá. - Dự hội nghị sơ kết 6 tháng triển khai Đề án 06 trên địa bàn thành phố Hà Nội, Thủ tướng yêu cầu Hà Nội phải là địa phương đi đầu, tiên phong trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại. - Hơn 1 triệu thí sinh hoàn thành môn Ngoại ngữ - môn thi cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Cuối giờ chiều nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Họp báo thông tin toàn diện về Kỳ thi năm nay. - Trung Quốc kỷ niệm trọng thể 70 năm đề ra “5 nguyên tắc chung sống hòa bình”. - Bà Usula được chọn tiếp tục giữ chức Chủ tịch Ủy ban châu Âu thêm một nhiệm kỳ nữa. Người đứng đầu Uỷ ban châu Âu nêu rõ, nền công nghiệp quốc phòng của EU sẽ cần tới 500 tỷ euro trong 10 năm tới để ứng phó với các thách thức. - Nhật Bản thay thế Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách ngoại hối, trước việc đồng yên trượt giá xuống mức thấp nhất 38 năm qua.
|
Ngày phát hành 9:25 | 4/10/2023 Tại Kỳ họp thứ 6 tới đây, dự kiến dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến. Dự thảo Luật gồm 7 chương, 60 điều (tăng 3 chương, 33 điều so với Luật Thủ đô 2012), quy định toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó có điểm mới là tăng thẩm quyền cho thành phố trong một số lĩnh vực.
|
Ngày phát hành 18:0 | 25/1/2024 Chiều nay 25/1, tại buổi làm việc với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Bộ Tư pháp và thành phố Hà Nội về tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh: Việc tiếp thu, giải trình để hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trình kỳ họp Quốc hội tới để xem xét thông qua là nhiệm vụ chính trị chuyên môn quan trọng của Quốc hội nhiệm kỳ này.
|
Ngày phát hành 8:55 | 7/10/2024 Thể chế hóa Nghị quyết của Bộ chính trị, Luật Thủ đô 2024 được Quốc hội khóa 15 thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 đã bổ sung, hoàn thiện nhiều cơ chế nhằm bảo tồn, phát huy và phát triển thuận lợi hơn, mạnh mẽ hơn các giá trị văn hóa của thủ đô, để văn hóa thực sự là nguồn lực, sức mạnh nội sinh, trụ cột để phát triển Thủ đô. Những cơ chế, chính sách ưu tiên, vượt trội về phát triển văn hóa, công nghiệp văn hóa quy định trong Luật Thủ đô 2024 chỉ có ý nghĩa thực sự khi được hiện thực hóa trong thực tế. Vì vậy, quá trình triển khai cần khơi thông những điểm nghẽn nào và tập trung vào các giải pháp trọng tâm ra sao? Đây là nội dung được đề cập trong chương trình đối thoại với sự tham gia của hai vị khách mời: Phó giáo sư, tiến sỹ Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và Tiến sỹ Nguyễn Viết Chức, Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Thăng Long.
|
Ngày phát hành 17:49 | 10/11/2023 Thảo luận tại Tổ về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu nhấn mạnh: sửa đổi Luật Thủ đô không phải chỉ riêng cho Thủ đô mà thực chất là cho cả nước, theo tinh thần “Hà Nội vì cả nước và cùng cả nước”.
|
Ngày phát hành 12:21 | 27/11/2023 Tiếp tục phiên họp thứ 6, Kỳ họp thứ 15, sáng nay (27/11), dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) và các báo cáo của Chính phủ về: Sơ kết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và kết quả 03 năm thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều đại biểu đề nghị rà soát, quy định các cơ chế, chính sách theo hướng thuận lợi nhất để thành phố Hà Nội có sự tự chủ, năng động và linh hoạt hơn trong việc điều hành và thu hút đầu tư, quản lý nguồn kinh phí, con người.
|
Ngày phát hành 22:18 | 25/4/2024 Cùng với các chính sách đãi ngộ thu hút nhân tài, nguồn lao động chất lượng cao, Hà Nội cũng cần có chính sách chủ động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại chỗ để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô giai đoạn tới. Đó là nội dung Hội thảo khoa học thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo luật Thủ đô (sửa đổi) do Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức chiều 25/4.
|