Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 15:36 | 29/4/2024 Theo thống kê, hiện nay, cả nước có khoảng hơn 2000 làng nghề. Đa phần các làng nghề hiện nay phát triển đang theo hình thức tự phát, trang thiết bị thô sơ, chất thải từ những làng nghề này đa phần chưa qua xử lý nên tình trạng ô nhiễm môi trường đang rất báo động. Thực trạng này tác động trực tiếp đến sức khỏe của người dân sống tại làng nghề và những khu vực xung quanh. Thực trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề hiện nay như thế nào? Luật bảo vệ môi trường năm 2020 và những văn bản pháp luật liên quan có quy định cụ thể như thế nào về vấn đề này? Đây là nội dung chúng tôi sẽ giải đáp và bàn luận trong chương trình chuyên gia của bạn hôm nay với sự phối hợp của Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chương trình có sự tham gia của hai vị khách mời: Tiến sỹ Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường và Bà Bùi Thị An, Viện trưởng Viện tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng.
|
Ngày phát hành 0:0 | 12/7/2018 - Tiếp tục phiên họp thứ 25, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về thực hiện một số quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công và Luật Bảo vệ môi trường liên quan đến báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư. - Lần đầu tiên tại Việt Nam, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh phẫu thuật thành công phương pháp nối cửa - cửa, nối hai đoạn tĩnh mạch cửa ngoài gan bị tắc cho một bệnh nhi. - Gặp thí sinh người Phú Thọ, một trong 2 em được điểm 10 môn Toán thi Trung học phổ thông Quốc gia 2018. - Kết thúc ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh NATO, Tổng thống Pháp khẳng định, NATO đã mạnh lên hơn sau khi đạt được nhiều đồng thuận. - Liên hợp quốc cảnh báo, 91% dân số đô thị thế giới hít thở không khí ô nhiễm.
|
Ngày phát hành 0:0 | 1/1/2015
|
Ngày phát hành 0:0 | 24/12/2020 Luật Bảo vệ môi trường 2020 gồm 16 chương, 171 điều; được bố cục lại so với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, đưa quy định về bảo vệ các thành phần môi trường lên đầu, thể hiện rõ mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ các thành phần môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, coi đây là nội dung trọng tâm, quyết định cho những chính sách bảo vệ môi trường khác.
|
Ngày phát hành 17:53 | 18/9/2023 Cùng với xu hướng phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa thì việc phát triển xây dựng cơ bản là một tất yếu khách quan để tạo ra cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cùng với những mặt tích cực thì hoạt động xây dựng cơ bản trong những năm qua cũng đã tác động không nhỏ vào việc gây ô nhiễm môi trường (như: tiếng ồn, khói, bụi, phế liệu xây dựng,…) làm ảnh hưởng tới môi trường sống của nhân dân. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực này nhằm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hành động hợp lý nhất.
Trong Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, với sự phối hợp của Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường – Bộ Tài nguyên và môi trường và sự tham gia của 2 vị khách mời, chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể những thắc mắc của thính giả liên quan đến các quy định của pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
|
Ngày phát hành 17:0 | 27/7/2023 Sự gia tăng dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa đã gây ra áp lực rất lớn đến môi trường. Nhiều khu đô thị được xây dựng cũng đồng nghĩa lượng chất thải ra môi trường ngày một nhiều hơn. Đáng lo ngại, các chất thải này không chỉ gây ô nhiễm mà còn làm suy thoái môi trường. Vậy công tác bảo vệ môi trường khu đô thị, khu dân cư hiện nay đang được thực hiện ra sao? Luật bảo vệ môi trường năm 2020 và những văn bản pháp luật liên quan có quy định cụ thể như thế nào? Nội dung này được chúng tôi giải đáp và bàn luận trong chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, với sự phối hợp của Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chương trình có sự tham gia của hai vị khách mời: Ông Nguyễn Đức Tùng, Phó Viện trưởng Thường trực, Viện Môi trường và Phát triển bền vững và Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Giám đốc Công ty luật TNHH LS Ngọc Lan và cộng sự.
|
Ngày phát hành 9:9 | 13/4/2024 Năm 2022, Luật Bảo vệ môi trường 2020 bắt đầu được thực thi. Thời gian triển khai Luật đã được gần 2 năm, qua đó có thể nhận thấy, đã tạo hành lang pháp lý để người dân thực hiện tốt hơn quyền được sống trong môi trường trong lành và khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân, mọi người dân tham gia vào công tác bảo vệ môi trường. Cùng với vai trò của người dân được củng cố và nâng cao, cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường cũng từng bước thể hiện vị trí “chỉ huy” trong công tác bảo vệ môi trường tạo đòn bẩy cho phát triển bền vững đất nước. PS được thực hiện ở thành phố Hải Phòng với sự sự phối hợp của Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT).
|
Ngày phát hành 18:45 | 24/5/2023 Môi trường sống đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng do hoạt động sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của con người. Đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, các nhà máy công trình xả các loại chất thải ra môi trường, có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
Trong Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, với sự phối hợp của Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường và sự tham gia của Tiến sỹ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam và Luật sư Trần Tuấn Anh – Đoàn Luật sư TP Hà Nội, chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể những thắc mắc của thính giả liên quan đến các quy định về vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
|
Ngày phát hành 14:53 | 29/11/2022 Chất thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác là yếu tố chính gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, 2014 và đặc biệt là Luật bảo vệ môi trường 2020 đã đưa ra các quy định về quản lý chất thải theo xu hướng ngày càng chi tiết, chặt chẽ hơn, quy định rõ trách nhiệm của từng đối tượng liên quan trong quá trình quản lý chất thải.
Trong chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, cùng sự tham gia của 2 vị khách mời, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của thính giả về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo Luật bảo vệ môi trường năm 2020.
|
Ngày phát hành 8:0 | 31/12/2023 Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, bắt đầu từ ngày mai (01/01/2024) quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (gọi tắt là EPR) sẽ chính thức thức có hiệu lực. Theo đó, các nhà sản xuất, nhập khẩu pin, ắc quy, dầu nhớt, săm lốp và bao bì (thương phẩm) sẽ phải có trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu sau khi người tiêu dùng thải bỏ. Các nhà sản xuất có thể tự tổ chức thực hiện tái chế hoặc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để tái chế chất thải, hay ủy quyền cho bên thứ 3 để thu gom, tái chế.
|
Ngày phát hành 17:5 | 8/1/2024 Cùng với xu hướng phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa thì việc phát triển xây dựng cơ bản là một tất yếu khách quan để tạo ra cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cùng với những mặt tích cực thì hoạt động xây dựng cơ bản trong những năm qua cũng đã tác động không nhỏ vào việc gây ô nhiễm môi trường (như: tiếng ồn, khói, bụi, phế liệu xây dựng,…) làm ảnh hưởng tới môi trường sống của nhân dân. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực này nhằm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hành động hợp lý nhất. Trong Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, với sự phối hợp của Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường – Bộ Tài nguyên và môi trường và sự tham gia của 2 vị khách mời, chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể những thắc mắc của thính giả liên quan đến các quy định của pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
|
Ngày phát hành 14:59 | 21/10/2021 Dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 do Bộ Tài nguyên và Môi trường soạn thảo dù mới đang trong quá trình thẩm định, nhưng đã vấp phải sự phản ứng của nhiều chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp. Có đến 11 Hiệp hội, ngành hàng đã gửi chung kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ về 6 nội dung bất cập trong Dự thảo Nghị định mang tính thiếu khả thi, thậm chí là chưa phù hợp với Luật. Trong khi đó, Dự thảo Nghị định này được cho là sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến hầu hết các ngành sản xuất và điều chỉnh các vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp.
|
Ngày phát hành 14:38 | 27/4/2024 Năm 2023 này là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng, nền tảng đẩy mạnh thực hiện và phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.
Để góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ chung của toàn nền kinh tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 576 gửi các đơn vị trực thuộc Bộ, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy mạnh tuyên truyền, truyền thông về tài nguyên và môi trường năm 2023.
Trong đó, đáng chú ý, Bộ yêu cầu các đơn vị, địa phương tổ chức hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường 2020; huy động sự tham gia của toàn dân trong công tác bảo vệ môi trường; triển khai đồng bộ, hiệu quả các định chế, chế định mới của Luật. Bài viết được thực hiện với sự phối hợp của Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT).
|
Ngày phát hành 14:43 | 2/12/2022 Quy định chính sách phát triển các mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phục hồi và phát triển nguồn vốn tự nhiên là 1 trong những điểm đột phá của Luật Bảo vệ Môi trường 2020…. Hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn, vừa qua, ngành than và tỉnh Quảng Ninh đã khởi động việc khai thác, thu hồi đất đá thải mỏ phục vụ san lấp các công trình dân dụng và công nghiệp, qua đó góp phần tạo nên lợi ích kép trong tái sử dụng tài nguyên và hạn chế tác động tiêu cực tới môi trường từ hoạt động khai thác than.
|
Ngày phát hành 16:46 | 10/4/2024 Theo quy định tại Điều 75 của Luật Bảo vệ môi trường 2020, thì chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế. Chất thải thực phẩm, và chất thải rắn sinh hoạt khác. Và theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, chậm nhất đến ngày 31/12/2024, các hộ gia đình, cá nhân phải phân loại rác thải sinh hoạt từ đầu nguồn nếu không sẽ bị xử phạt từ 500 nghìn tới 1 triệu đồng; hoặc sẽ bị từ chối phục vụ thu gom rác. Bài viết được thực hiện với sự phối hợp của Trung tâm Truyền thông Tài Nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT).
|