Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 19:8 | 26/10/2024 Đảm bảo điện - “bánh mì” của công nghiệp - trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng gắn liền với “xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đòi hỏi Luật Điện lực phải được sửa đổi toàn diện, là công cụ để giải quyết hiệu quả các “điểm nghẽn” đang còn tồn tại như vấn đề “bao tiêu” sản lượng điện mua từ các nhà máy điện, hay cơ chế giá điện còn chưa được tính đúng, tính đủ, vẫn đang thực hiện “bù chéo” giữa các nhóm khách hàng v.v. “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để phát triển thị trường điện cạnh tranh” là nội dung bài 2 của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” được đề cập ngay sau đây.
|
Ngày phát hành 16:48 | 16/10/2024 Theo Quy hoạch Điện VIII, đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện chạy bằng nhiên liệu khí LNG có thể đạt 22.400 MW (chiếm ~ 26.5% so với công suất đặt thời điểm hiện tại của hệ thống điện); Công suất nguồn điện gió ngoài khơi đạt 6.000 MW (chiếm ~ 4% công suất đặt của hệ thống điện). Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có các cơ chế (về sản lượng điện huy động, giá điện) để phát triển điện khí thiên nhiên trong nước, điện khí LNG hay điện gió ngoài khơi (ĐGNK). Điều này sẽ tạo ra rào cản, không thu hút được các nhà đầu tư và có nguy cơ làm chậm tiến độ các nguồn điện theo Quy hoạch Điện VIII. Thông tin được đưa ra tại toạ đàm “Luật điện lực sửa đổi: Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung” (theo tinh thần Nghị quyết 55-NQ/TW, Kết luận 76-KL/TW của Bộ chính trị) do Hội dầu khí Việt Nam (VPA) tổ chức hôm nay (16/10/2024).
|
Ngày phát hành 18:59 | 25/10/2024 Điện lực là ngành kết cấu hạ tầng kỹ thuật quốc gia. Đầu tư cho phát triển điện lực phải đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam đặt quyết tâm hiện thực hoá “mục tiêu kép”, đó là chuyển đổi xanh và an ninh năng lượng. “Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”.
Sau gần 20 năm thi hành và trải qua 04 lần sửa đổi, bổ sung (vào các năm 2012, 2018, 2022 và 2023), Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) lần này đã được Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình một kỳ họp ngay tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra. Theo kế hoạch, ngày mai (26/10) Quốc hội sẽ thảo luận tại Tổ và ngày 07/11 tới đây Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về Dự thảo luật này. Với mong muốn góp thêm tiếng nói nhằm hoàn thiện hơn Dự luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển “đột phá” cơ sở hạ tầng điện, phóng viên Nguyên Long thực hiện loạt bài 3 kỳ “Sửa đổi toàn diện Luật điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam”. Bài đầu tiên có nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để tập trung sức mạnh nguồn lực”.
|
Ngày phát hành 9:52 | 31/10/2024 Từ việc thu bằng của ông Vương Tấn Việt: Hồi chuông cảnh báo về liêm chính dến quản lý, đào tạo tiến sỹ. - Đẩy mạnh công tác kiểm tra hàng hoá trên thương mại điện tử. - Hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ so kè trong chặng nước rút. - Nguồn lực cho đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
|
Ngày phát hành 10:58 | 6/11/2024 - Luật điện lực (sửa đổi): Cơ hội khởi động lại các dự án điện hạt nhân. - Đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng, kích cầu mua sắm dịp cuối năm.
|
Ngày phát hành 10:14 | 30/10/2024 Chống lãng phí: Từ chủ trương đến hành động. - Sửa đổi toàn diện Luật điện lực: Để tập trung sức mạnh nguồn lực. - Kho bạc Nhà nước đảm bảo thời gian kiểm soát chi ngắn nhất, đưa vốn đầu tư công đến công trình sớm nhất. - Israel cấm cơ quan cứu trợ của Liên Hợp
Quốc hoạt động: nguyên nhân và hệ lụy.
|
Ngày phát hành 7:55 | 7/11/2024 Hôm nay, Quốc hội thảo luận về dự án luật liên quan tới lĩnh vực tài chính và dự án Luật Điện lực (sửa đổi). - Quy mô thương mại điện tử của nước ta năm nay ước đạt 22 tỷ đôla, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á. - Đã tìm thấy cả 2 phi công trong vụ tai nạn máy bay quân sự tại Bình Định sáng qua. - Truyền thông Anh đánh giá, cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay tốn kém nhất lịch sử nước Mỹ với khoảng 3,5 tỷ đôla. - Thị trường toàn cầu đã biến động mạnh sau kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ. - NATO chính thức mở Văn phòng đại diện tại Ucraina. - Mỹ cùng 10 nước khác vừa ra tuyên bố chung, bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Triều Tiên gửi quân tới Nga và các binh sỹ này nhiều khả năng được sử dụng trong cuộc xung đột ở Ucraina. - Bình luận về những việc cần làm để bức tranh kinh tế nước ta có thêm nhiều điểm sáng.
|
Ngày phát hành 14:43 | 6/11/2024 ! Tiếp tục kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá 15, theo kế hoạch, ngày mai (07/11/2024) Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về Dự thảo luật điện lực (sửa đổi). Điểm mới đáng kể tại Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) lần này đã đề cập tới việc Nhà nước sẽ độc quyền trong đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân. Sự trở lại nghiên cứu nguồn điện có tính ổn định được nhiều chuyên gia đánh giá cao, và cho rằng, điện hạt nhân sẽ góp phần đảm bảo điện cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với “mục tiêu kép” chuyển đổi xanh và an ninh năng lượng của một quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, cần làm rõ ít nhất 5 yếu tố quan trọng, là cơ sở để khởi động lại, hiện thực hóa mục tiêu phát triển điện hạt nhân (ĐHN) ở Việt Nam. Tiếp theo loạt bài phân tích “Sửa đổi toàn diện Luật điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam”, chương trình hôm nay chúng tôi phát sóng nội dung “Luật điện lực (sửa đổi): Cơ hội khởi động lại các dự án điện hạt nhân”.
|
Ngày phát hành 14:7 | 30/10/2024 - Loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam”- Bài 3: “Sửa đổi toàn diện Luật điện lực: Để hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng quốc gia” - Lý do tỷ giá tăng trở lại.
|
Ngày phát hành 8:21 | 7/11/2024 Theo kế hoạch, hôm nay (07/11) Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về Dự thảo luật điện lực (sửa đổi). Tiếp theo loạt bài phân
tích “Sửa đổi toàn diện Luật điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam”, Câu chuyện thời sự hôm nay chúng tôi bàn về chủ đề: “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Tạo không gian phát triển điện hạt nhân”, ông Nguyễn Thái Sơn - Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (nguyên CVP Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực) cùng bàn luận câu chuyện này.
|
Ngày phát hành 19:28 | 7/11/2024 Làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp, Tổng bí thư Tô Lâm yêu cầu: “Tuyệt đối không để xảy ra lợi ích nhóm tác động trong xây dựng pháp luật, ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích chung, lợi ích quốc gia”. - Dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ây-a-oa-đi – Chao-phờ-rây-a – Mê Công (ACMECS) lần thứ 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 6 gắn kết để hợp tác bứt phá trong giai đoạn tới. - Nước Mỹ bắt đầu tiến trình chuyển giao quyền lực cho chính quyền mới, sau khi tất cả 50 bang hoàn thành công tác kiểm phiếu và công bố kết quả chung cuộc.
|
Ngày phát hành 10:18 | 26/10/2024 Đảm bảo điện - “bánh mì” của công nghiệp - trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng gắn liền với “xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đòi hỏi Luật Điện lực phải được sửa đổi toàn diện, là công cụ để giải quyết hiệu quả các “điểm nghẽn” đang còn tồn tại như vấn đề “bao tiêu” sản lượng điện mua từ các nhà máy điện, hay cơ chế giá điện còn chưa được tính đúng, tính đủ, vẫn đang thực hiện “bù chéo” giữa các nhóm khách hàng v.v. “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để phát triển thị trường điện cạnh tranh” là nội dung bài 2 của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” được đề cập ngay sau đây.
|
Ngày phát hành 10:37 | 27/10/2024 “Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đảm bảo điện trong bối cảnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì điện không chỉ “đủ” mà còn phải an toàn, ổn định vàphát triển bền vững, đáp ứng tiêu chí “xanh” theo các cam kết hội nhập.
Trong hai chương trình trước chúng tôi đã phát sóng hai phần của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” với mong muốn góp thêm tiếng nói nhằm hoàn thiện hơn văn bản pháp lý quan trọng này, để tập trung, phát huy tối đa sức mạnh nguồn lực cho đầu tư vào ngành điện, để phát triển thị trường điện cạnh tranh minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Chương trình hôm nay sẽ phát sóng phần 3 của loạt bài với nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng quốc gia” .
|