Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 8:29 | 20/10/2022 Hôm nay (20/10) Quốc hội khai mạc Kỳ họp thứ 4, Khóa XV. Tổng thời gian họp dự kiến là 21 ngày, trên tinh thần chất lượng đặt lên hàng đầu, nhiều nội dung quan trọng sẽ được cho ý kiến tại kỳ họp. Trong đó đáng chú ý, Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật đất đai (sửa đổi); Đây là dự án luật quan trọng, phức tạp, được cử tri trông đợi, có tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, có mối quan hệ, ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực thi chính sách. Cho ý kiến lần đầu tiên tại Kỳ họp này và sẽ được xem xét, thông qua sau ba kỳ họp, Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ thể chế hóa Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Vậy Luật đất đai sửa đổi lần này có những điểm mới nào? Tác động ra sao đến người dân, doanh nghiệp và cả quốc gia…. Đây là nội dung được bàn luận trong Câu chuyện thời sự với sự tham gia của PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, Phó chủ tịch Hội đồng trường Đại học Luật Hà Nội.
|
Ngày phát hành 0:0 | 3/10/2020 Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014. Qua hơn 6 năm thi hành, đến nay Luật đất đai đã bộc lộ những tồn tại, bất cập. Cụ thể như nguồn lực về đất đai vẫn chưa thực sự được khai thác và phát huy đầy đủ và bền vững để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp... Khó khăn trong tiếp cận đất đai vẫn là một trong những rào cản để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Những khó khăn này đặt ra yêu cầu phải sửa đổi luật đất đai 2013. Tuy vậy, vấn đề đặt ra là việc sửa đổi cần theo hướng nào để đảm bảo nguồn lực về đất đai được sử dụng hiệu quả, quản lý nhà nước không tạo cơ hội cho tình trạng lãng phí, thất thoát, tham nhũng phát sinh. Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với chủ đề “Sửa đổi Luật đất đai 2013: Những yêu cầu đặt ra từ thực tiễn”. Chương trình có sự tham gia các vị khách mời là PGS, TS Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng khoa pháp luật kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội và Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
|
Ngày phát hành 19:56 | 25/2/2023 Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về chuyển đổi số. - Thủ tướng Chính phủ ra công điện chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị khẩn trương thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh. - Loạt bài “Khai thác cát thiếu bền vững – ĐBSCL trả giá đắt” với bài 1 chỉ rõ những hệ luỵ khôn lường từ việc khai thác cát thiếu kiểm soát. - Hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) bất đồng về tái cấu trúc nợ và cuộc xung đột Nga – Ucraina, nhiều khả năng kết thúc mà không ra được thông cáo chung. - Iran thông báo chế tạo thành công tên lửa hành trình tầm xa mới có tầm bắn 1.650km.
|
Ngày phát hành 9:58 | 15/4/2021 Luật Đất đai có liên quan trực tiếp đến đời sống của hầu hết người dân. Theo các chuyên gia, sau nhiều năm đi vào cuộc sống, Luật Đất đai hiện hành đã bộc lộ nhiều điểm bất cập. Giới đầu cơ đã và đang dựa vào các kẽ hở của pháp luật để tạo nên những “cơn sốt” đất ảo để trục lợi. Vậy giải pháp chặn đà đầu cơ bất động sản khó kiểm soát?
|
Ngày phát hành 21:21 | 4/5/2024 Nhiều địa phương thực hiện tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV - Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành việc xây dựng Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024, dự kiến sẽ trình Chính phủ trước 10/5 tới - Khởi tố nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" - Phong trào Ha-mát và các nhà trung gian hòa giải của Ai Cập đã đạt được đồng thuận về nhiều vấn đề bất đồng trong cuộc đàm phán đang diễn ra tại thủ đô Cairo - Canada bắt giữ 3 công dân Ấn Độ liên quan đến vụ ám sát thủ lĩnh phong trào Khalistan
|
Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2020 Dù đã giải quyết được nhiều điểm vướng mắc của Luật Đất đai 2003, song sau gần 6 năm thực hiện, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã bộc lộ nhiều bất cập, không những gây khó khăn cho các địa phương trong quá trình tổ chức thi hành mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Theo dự kiến chương trình, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020. Tuy nhiên, mới đây, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 theo đề nghị của Chính phủ. Chính phủ đề nghị rút luật Đất đai khỏi chương trình kỳ họp 9 của Quốc hội. Đồng thời, đề nghị Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết về việc giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai theo quy trình, thủ tục rút gọn. Tại sao lại như vậy? Và có những điều chỉnh nào để những vướng mắc liên quan đến luật đất đai sớm được tháo gỡ cho đến khi Luật được sửa đổi, bổ sung?
|
Ngày phát hành 8:41 | 20/9/2021 Từ ngày 15/09 chúng tôi đã phát 3 bài của Loạt bài Sửa đổi Luật đất đai 2013 – Lấp lỗ hổng – Khơi thông nguồn lực phát triển, trong đó đã phân tích nhiều bất cập của Luật Đất đai 2013 như vấn đề cơ chế xác định giá đất không mang lại giá đất sát thị trường khiến mâu thuẫn về lợi ích và khiếu kiện kéo dài; đó là vấn đề lợi ích nhóm dễ dẫn đến tham nhũng lãng phí; đó là vấn đề thất thoát nguồn lực nhà nước từ đất đai;… Gỡ những nút thắt này đang là mong mỏi của nhiều phía, Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Đất đai liên quan đến lợi ích của hơn 90 triệu người dân và hàng trăm nghìn doanh nghiệp, các tổ chức. Do đó, nếu như Luật Đất đai 2013 được cho vẫn nặng về phần Quản lý Nhà nước mà chưa đảm bảo hài hòa lợi ích các bên, thì cần có một tư duy mới, hướng tiếp cận mới khi sửa đổi Luật Đất đai 2013. Vậy tư duy và hướng tiếp cận mới ở đây như thế nào? Khách mời là GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Đại biểu quốc hội khóa XV, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội sẽ giải đáp cụ thể vấn đề này.
|
Ngày phát hành 8:42 | 8/3/2023 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được đông đảo cán bộ, các tầng lớp nhân dân ở tỉnh Khánh Hòa quan tâm. Nhiều ý kiến đề nghị Dự thảo Luật cần quy định chế tài xử lý và thực hiện nghiêm khi xuất hiện các dự án “treo”, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất và việc sử dụng đất phải hiệu quả, tránh lãng phí.
|
Ngày phát hành 15:53 | 1/5/2024 Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đất đai 2024, theo đó, luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công văn 202 về việc triển khai thi hành Luật Đất đai 2024, đề xuất Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, sớm đưa Luật Đất đai vào cuộc sống. Luật có hiệu lực sớm hơn 5 tháng có ý nghĩa như thế nào? Mang lại lợi ích gì? Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cần nỗ lực, chủ động ra sao để Luật sớm đi vào cuộc sống?
|
Ngày phát hành 17:7 | 24/8/2022 Phát biểu tại phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8/2022 diễn ra vào ngày hôm nay 24/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị: quán triệt thể chế hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng tại Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ 13; Nghị quyết số 18 để đảm bảo kế thừa ổn định, đổi mới và phát triển, quan trọng nhất là làm sao tháo gỡ được nút thắt, tạo động lực cho sự phát triển, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, giảm tối đa những kiện cáo, những sai phạm khi xây dựng và thi hành tổ chức thực hiện Luật Đất đai này.
|
Ngày phát hành 16:3 | 29/7/2023 Sau nhiều lần chỉnh sửa, đến nay điểm đáng chú ý trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định rõ chính sách bảo đảm đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số và chính sách giao đất, cho thuê đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo tại địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn để đảm bảo cuộc sống. Đây là điều mà đồng bào dân tộc thiểu số chờ đợi, kỳ vọng. Nhiều ĐBQH cho rằng, việc sửa đổi này sẽ giải quyết được tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, giúp nâng cao đời sống của người dân.
|
Ngày phát hành 13:6 | 23/5/2024 Ngày 17/5 vừa qua, Chính phủ đã có Nghị quyết số 72 thống nhất thông qua Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 252 Luật Đất đai như đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mục đích là đề nghị Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 này, thay vì 1/1/2025. Đây là vấn đề được dư luận hết sức quan tâm. Bên lề kỳ họp thứ 7 đang diễn ra, nhiều đại biểu cho rằng: Luật đất đai có hiệu lực sớm sẽ khơi thông nguồn lực, giải quyết được những tồn đọng đang đặt ra.
|
Ngày phát hành 0:0 | 15/7/2020 Thời gian qua, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để đầu tư các dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội được nhiều địa phương xác định là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Nhiều chính sách quan tâm đến quyền lợi của các hộ có đất bị thu hồi bước đầu tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Tuy nhiên, do chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng có nhiều thay đổi, còn nhiều bất cập so với thực tiễn, cùng với nhận thức của bộ phận dân còn hạn chế dẫn đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một số công trình, dự án còn gặp không ít khó khăn.
|
Ngày phát hành 18:20 | 11/7/2023 Như chúng tôi đã đề cập trong 2 bài trước về những bất cập và những vấn đề cần sửa đổi trong lần lấy ý kiến sửa đổi Luật đất đai lần này. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân có một điểm đáng chú ý là bỏ quy định khung giá đất, thay vào đó quy định cụ thể về nguyên tắc định giá đất phù hợp với giá trị thị trường. Việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai. Góp ý vào dự thảo luật, người dân đồng tình với quy định này, nhưng lo ngại khi bỏ khung giá đất sẽ khiến giá đất tăng lên, tiền đền bù giải phóng mặt bằng cũng tăng và đặc biệt rất khó để xác định giá theo thị trường. Bài 3 của loạt bài có nhan đề: Bỏ khung giá đất – Bước đột phá trong sửa đổi Luật đất đai?
|
Ngày phát hành 0:0 | 5/11/2015
|