logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 100 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên thảo luận cấp cao mở của HĐBA LHQ (19/4/2021)

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên thảo luận cấp cao mở của
HĐBA LHQ (19/4/2021)

Ngày phát hành 20:34 | 19/4/2021

Tối 19/4, từ Hà Nội, với vai trò Chủ tịch HĐBA LHQ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên thảo luận cấp cao mở, bằng hình thức trực tuyến của HĐBA với chủ đề “Tăng cường hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột”. Một số diễn giả chính của phiên thảo luận là TTK LHQ Antonio Guterres; Bộ trưởng Ngoại giao Brunei (nước Chủ tịch ASEAN); Cao ủy Liên minh châu Âu về chính sách đối ngoại và Chủ tịch Ủy ban châu Phi; nguyên TTK LHQ Ban Ki-moon. Sự kiện có sự tham dự của 22 lãnh đạo, nguyên thủ các nước thành viên LHQ.
Khai mạc phiên thảo luận, từ Hà Nội, Thủ đô của hòa bình, hữu nghị, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chào nồng nhiệt nhất tới TTK LHQ Antonio Guterres, ông Ban-ki-moon, nguyên Tổng thư ký Liên hợp quốc và các thành viên Hội đồng bảo an tham dự sự kiện cấp cao quan trọng này. Việt Nam ý thức sâu sắc về vinh dự được đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng bảo an Liên hợp quốc LHQ và trách nhiệm to lớn đi kèm. Là thành viên tích cực và trách nhiệm của đồng quốc tế, Việt Nam nỗ lực hết mình để đóng góp vào nỗ lực chung, thúc đẩy mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, đề cao việc tuân thủ hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, đẩy mạnh ngăn ngừa và giải quyết xung đột, phát huy vai trò của tổ chức khu vực trong duy trì ổn định an ninh khu vực và quốc tế. Sau khi một số thành viên của LQH phát biểu, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu thảo luận quan trọng. Đài TNVN trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:

THỜI SỰ 21H30 ĐÊM 21/9/2020: LHQ kỷ niệm 75 năm thành lập trong bối cảnh dịch COVID-19 đang thử thách tính hiệu quả, cũng như tình đoàn kết của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh này

THỜI SỰ 21H30 ĐÊM 21/9/2020: LHQ kỷ niệm 75 năm thành lập trong bối cảnh dịch COVID-19 đang thử thách tính hiệu quả, cũng như tình đoàn kết của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh này

Ngày phát hành 0:0 | 21/9/2020

- Tiếp sau Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam, ngày mai sẽ diễn ra Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái.
- Công tác văn kiện và công tác nhân sự- hai nội dung quan trọng nhất của mỗi kỳ Đại hội đã được các địa phương chuẩn bị tốt, theo đúng tinh thần Chỉ thị số 35 của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng.
- Một người quốc tịch Sri lanka được phát hiện mắc Covid-19 sau khi rời TPHCM. Công tác khoanh vùng, rà soát người tiếp xúc được cơ quan y tế địa phương nhanh chóng triển khai.
- Đối tượng cầm đầu nhóm khủng bố trụ sở công an phường ở TP.HCM bị đề nghị mức án từ 22 đến 24 năm tù
- Liên Hợp quốc kỷ niệm 75 năm thành lập trong bối cảnh dịch COVID-19 đang thử thách tính hiệu quả, cũng như tình đoàn kết của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh này.Gửi thông điệp nhân ngày Hòa bình năm nay, Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi người dân trên khắp thế giới chia sẻ những cách thức để giúp đẩy lùi đại dịch COVID-19
- Căng thẳng Trung-Mỹ xoay quanh các diễn biến liên quan đến vùng lãnh thổ Đài Loan tiếp tục leo thang.

Loạt bài kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ (10/1945 – 10/2020). Bài:"Việt Nam “định vị” thành công trên bản đồ bình đẳng giới toàn cầu" (20/10/2020)

Loạt bài kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ (10/1945 – 10/2020). Bài:

Ngày phát hành 0:0 | 20/10/2020

“Việt Nam đã tự định vị thành công trên bản đồ bình đẳng giới toàn cầu”, là đánh giá của Trưởng đại diện Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam Ê-li-xa Phéc-nan-đết Xa-en (Elisa Fernandez Saenz) trong cuộc trò chuyện với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam. Từ bản Hiến pháp đầu tiên đề cập vấn đề nam nữ bình quyền, cho đến nay, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về bình đẳng giới và được đánh giá là một trong những quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua, được Liên hiệp quốc đánh giá là điểm sáng về thực hiện bình đẳng giới, một trong số các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Phóng viên Thu Hoài có bài viết:

Ukraine và Phương Tây thận trọng với tuyên bố ngừng bắn của Nga- LHQ kêu gọi các bên đàm phán (06/1/2023)

Ukraine và Phương Tây thận trọng với tuyên bố ngừng bắn của Nga- LHQ kêu gọi các bên đàm phán (06/1/2023)

Ngày phát hành 11:6 | 6/1/2023

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua ra lệnh cho quân đội nước này tạm thời ngừng bắn tại Ukraine nhân lễ Giáng sinh của Chính thống giáo. Trong khi Ukraine và các đồng minh phương Tây phản ứng thận trọng, Liên hợp quốc đã ngay lập tức hoan nghênh động thái, đồng thời kêu gọi các bên nhanh chóng nối lại đàm phán.

HĐBA LHQ chia rẽ sâu sắc về vấn đề Syria: Sẽ tác động xấu đến ổn định khu vực? (13/7/2020)

HĐBA LHQ chia rẽ sâu sắc về vấn đề Syria: Sẽ tác động xấu đến ổn định khu vực? (13/7/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 13/7/2020

Cùng với điểm nóng Mỹ-Trung và cuộc tổng tuyển cử tại Singapore, việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không thể gia hạn Nghị quyết nhân đạo xuyên biên giới Syria, cho dù nghị quyết đã chính thức hết hạn hôm 10/7. Đây là lần thứ hai trong tuần này, Hội đồng Bảo an không tìm được tiếng nói chung trong vấn đề Syria. Trong cuộc bỏ phiếu hôm 10/7, Nga và Trung Quốc đã bác bỏ yêu cầu kéo dài hoạt động cứu trợ nhân đạo ở Syria. Đáp lại, Mỹ, Anh, Pháp, Đức lại lên tiếng phản đối Nga và Trung Quốc. Vì sao Hội đồng Bảo an vẫn không thể thông qua một nghị quyết nhân đạo trong vấn đề Syria? Và tác động của nó tới tình hình khu vực ra sao? Trao đổi với phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập theo dõi khu vực Trung Đông.

Loạt bài: “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc”. Bài 4: "Chiến thuật Tứ Sa: Cần cảnh giác trước các tính toán của Trung Quốc" (25/12/2020)

Loạt bài: “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc”. Bài 4:

Ngày phát hành 10:23 | 25/12/2020

Trong những phần trước của loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc”, chúng tôi đã phân tích và chỉ rõ sự phi lý trong yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, đặc biệt là khái niệm Tứ Sa mà nước này đã công bố và đưa vào thực thi. Bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế thông qua các công cụ ngoại giao và pháp lý, Trung Quốc vẫn tiếp tục các hành động phi pháp của mình cả trên thực địa, cũng như bằng các biện pháp hành chính, pháp lý. Trong phần cuối của loạt bài này, chúng tôi đề cập những tính toán sâu xa núp sau chiến lược Tứ Sa của Trung Quốc với mục tiêu thôn tính và độc chiếm biển Đông.

THỜISỰ 6H SÁNG 8/8/2023: Đội Công binh số 2 của Việt Nam hôm nay lên đường tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại phái bộ ở Abyei.

THỜISỰ 6H SÁNG 8/8/2023: Đội Công binh số 2 của Việt Nam hôm nay lên đường tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại phái bộ ở Abyei.

Ngày phát hành 6:31 | 8/8/2023

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Cộng hòa Hồi giáo Iran, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Iran Mohammad Bagher Ghalibaf.
- Phiên chính thức Diễn đàn trẻ em quốc gia lần thứ 7 chủ đề “Trẻ em tham gia xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em”.
- Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi thông báo tiến hành phiên họp thượng đỉnh khẩn cấp lần thứ hai bàn về cuộc khủng hoảng tại Nigiê.
- Bình luận: Còn tùy tiện san đồi bạt núi phá rừng, càng hứng chịu hậu quả thiên tai

Loạt bài kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ (24/10/1945 – 24/10/2020): 75 năm Liên Hợp Quốc - Thành tựu và thách thức (24/10/2020)

Loạt bài kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ (24/10/1945 – 24/10/2020): 75 năm Liên Hợp Quốc - Thành tựu và thách thức (24/10/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 24/10/2020

Ra đời vào ngày 24/10/1945 sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, trải qua 75 năm hình thành và phát triển, Liên Hợp Quốc luôn giữ vai trò hàng đầu trong ngăn ngừa, giải quyết các cuộc xung đột; đẩy lùi nguy cơ chiến tranh; duy trì hòa bình; xây dựng một thế giới phát triển và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, trước những thách thức của một thế giới vận động nhanh, phức tạp và khó lường, Liên Hợp Quốc cũng cần phải đẩy nhanh tiến trình cải tổ một cách toàn diện, cân bằng, minh bạch, bình đẳng và đáp ứng lợi ích của các nước thành viên. Tổng hợp của Biên tập viên Đình Nam:

Nga, Trung Quốc tiếp tục bất đồng với Mỹ tại LHQ về vấn đề Triều Tiên (09/6/2022)

Nga, Trung Quốc tiếp tục bất đồng với Mỹ tại LHQ về vấn đề Triều Tiên (09/6/2022)

Ngày phát hành 11:44 | 9/6/2022

Hôm qua, tại cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc, Nga và Trung Quốc đã bảo vệ việc phủ quyết dự thảo nghị quyết trừng phạt Triều Tiên do Mỹ đề xuất liên quan đến các vụ thử tên lửa. Động thái của Nga và Trung Quốc vấp phải sự phản ứng của Mỹ khi nước này đặt nghi vấn, Nga và Trung Quốc ưu tiên quan hệ đối tác 'không giới hạn' hơn an ninh toàn cầu. Điều này cho thấy sự chia rẽ tại Hội đồng bảo an liên quan đến vấn đề trừng phạt Triều Tiên.

Hội đồng bảo an LHQ tổ chức cuộc họp đầu tiên về ảnh hưởng của AI đối với an ninh toàn cầu (04/7/2023)

Hội đồng bảo an LHQ tổ chức cuộc họp đầu tiên về ảnh hưởng của AI đối với an ninh toàn cầu (04/7/2023)

Ngày phát hành 14:15 | 4/7/2023

Hội đồng bảo an Liên hợp quốc dự kiến trong tháng này sẽ tổ chức cuộc họp đầu tiên về những mối nguy cơ tiềm ẩn của công nghệ trí tuệ thông minh nhân tạo đối với hoà bình và an ninh quốc tế. Được xem là một đột phá của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ trí tuệ thông minh nhân tạo mang lại nhiều tiềm năng to lớn, song cũng đặt ra những thách thức.

THỜI SỰ 18H CHIỀU 08/12/2020: LHQ thông qua Ngày Quốc tế chống dịch bệnh 27-12 do Việt Nam đề xuất

THỜI SỰ 18H CHIỀU 08/12/2020: LHQ thông qua Ngày Quốc tế chống dịch bệnh 27-12 do Việt Nam đề xuất

Ngày phát hành 0:0 | 8/12/2020

- Chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu phải trân trọng nghiêm túc, tiếp thu các ý kiến xác đáng để hoàn thiện Dự thảo các văn kiện Đại hội 13 của Đảng.
- Hội đồng Đạo đức y sinh của Bộ Y tế ngày mai sẽ họp lần cuối, để xem xét, phê duyệt việc thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người ở nước ta.
- Mục sự kiện bàn luận bàn về câu chuyện an ninh mạng, nhìn từ vụ việc Bộ Công an phát hiện một phần mềm gián điệp có tên gọi là “Bộ Công an” do các đối tượng xấu sử dụng, mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
- Quốc hội Oxtraylia thông qua dự luật mở đường cho việc hủy bỏ thỏa thuận Vành đai-Con đường mà nước này đã ký với Trung Quốc vào năm 2018.
- Vương quốc Anh trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức sử dụng vaccine ngừa covid 19.

Israel và Palestine: bạo lực tiếp diễn tại Al-Aqsa, Hội đồng Bảo an LHQ họp khẩn (19/4/2022)

Israel và Palestine: bạo lực tiếp diễn tại Al-Aqsa, Hội đồng Bảo an LHQ họp khẩn (19/4/2022)

Ngày phát hành 11:38 | 19/4/2022

Hôm qua, căng thẳng giữa Israel bước sang ngày thứ tư liên tiếp ở quanh khu vực Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa khiến hàng chục người bị thương. Trước tình hình leo thang xung đột tại điểm nóng khu vực thánh địa Jerusalem, dự kiến hôm nay Hôi đồng bảo an nhóm họp.

THỜI SỰ 12H TRƯA 03/9/2022: Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết do Việt Nam đồng chủ trì giới thiệu về sẵn sàng phòng chống và ứng phó với dịch bệnh

THỜI SỰ 12H TRƯA 03/9/2022: Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết do Việt Nam đồng chủ trì giới thiệu về sẵn sàng phòng chống và ứng phó với dịch bệnh

Ngày phát hành 13:30 | 3/9/2022

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trường Tiểu học Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
- Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ dự Lễ khánh thành, bàn giao công trình Trường Trung học phổ thông Kỳ Sơn, Nghệ An và chào mừng năm học mới
- Bạn bè quốc tế tiếp tục gửi lời chúc và tham gia các các hoạt động kỉ niệm 77 năm Quốc Khánh 2/9 nước CHXHCN Việt Nam
- Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết do Việt Nam đồng chủ trì giới thiệu về sẵn sàng phòng chống và ứng phó với dịch bệnh
- Tỉnh Tuyên Quang đón nhận Bằng ghi danh “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
- Tổng thống Mỹ Biden kêu gọi quốc hội thông qua thỏa thuận bán vũ khí trị giá hơn 1 tỷ đô la cho vùng lãnh thổ Đài Loan, Trung Quốc
- Nga thông báo tiếp tục đóng đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 vô thời hạn

Loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc”. Bài 2: "Sau Đường 9 đoạn, Trung Quốc đuối lý về Tứ Sa" (23/12/2020)

Loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc”. Bài 2:

Ngày phát hành 18:0 | 23/12/2020

Trong bài đầu tiên của loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc” phát sóng hôm qua, chúng tôi đã phân tích rõ chiến lược Tứ Sa của Trung Quốc thực chất là sự tiếp nối của Đường 9 đoạn, nhưng có mức độ nguy hiểm hơn nhiều. Bởi vì, thông qua chiến lược Tứ Sa, Trung Quốc đồng thời đòi hỏi yêu sách chủ quyền với 4 nhóm đảo mà Trung Quốc gọi là Nam Hải Chư đảo và yêu sách vùng biển thậm chí rộng hơn cả Đường 9 đoạn. Đây tiếp tục là bước đi nhằm hiện thực hóa tham vọng độc chiếm gần như toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc. Cho dù Trung Quốc có cố tình mập mờ cũng không thể thay đổi được thực tế rằng yêu sách trên Biển Đông mà Trung Quốc đưa ra dựa trên chiến lược Tứ Sa là hoàn toàn không có giá trị pháp lý. Trong bài 2 với tiêu đề “Sau đường 9 đoạn, Trung Quốc tiếp tục đuối lý về chiến thuật Tứ Sa”, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể vấn đề này qua những ý kiến đa chiều của các chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế.

Khép lại Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng khoá 78: Đề cao vai trò của LHQ trong thúc đẩy các giải pháp tập thể (27/9/2023)

Khép lại Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng khoá 78: Đề cao vai trò của LHQ trong thúc đẩy các giải pháp tập thể (27/9/2023)

Ngày phát hành 11:50 | 27/9/2023

Diễn ra từ ngày 18-26/09 với chủ đề “Xây dựng lòng tin và thúc đẩy đoàn kết toàn cầu: Tăng cường hành động về Chương trình nghị sự 2030 và các mục tiêu phát triển bền vững hướng tới hoà bình, thịnh vượng tiến bộ và bền vững cho tất cả mọi người”, Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 78 đã khép lại hôm qua, với tuyên bố chung khẳng định vai trò của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy các giải pháp tập thể cho những thách thức của nhân loại. Đây là sự kiện quốc tế quan trọng hàng đầu nhằm thảo luận và tìm giải pháp cho các vấn đề nóng toàn cầu.

1234567

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: