Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 30/8/2020 - Đại sứ quán nước ta tại nhiều quốc gia trên thế giới long trọng tổ chức các hoạt động kỷ niệm 75 năm Quốc khánh mùng 2/9. Trong thông điệp chúc mừng Quốc khánh nước ta, Tổng thư ký Liên hợp quốc đánh giá cao vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. - Liên quan đến bệnh nhân số 1040 tử vong do Covid-19, tối qua Đà Nẵng đã tổ chức lấy mẫu 74 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân trong đám tang. - Đà Nẵng lên kế hoạch lấy mẫu 1 người đại diện trong gia đình của toàn thành phố, để xét nghiệm Virut SarCovi2. - Ngoài sản phẩm Pate Minh Chay, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo người dân không sử dụng 13 sản phẩm khác của nhà sản xuất Lối sống mới vì có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe. - Lần đầu tiên sau hơn 1 thập kỷ, Trung Quốc tiến hành sửa đổi danh mục các công nghệ bị cấm hay hạn chế xuất khẩu. - Lại xảy ra xả súng tại Philipine khiến 8 người thiệt mạng. - Bài bình luận: Bầu cử Mỹ và những biến số.
|
Ngày phát hành 10:23 | 25/12/2020 Trong những phần trước của loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc”, chúng tôi đã phân tích và chỉ rõ sự phi lý trong yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, đặc biệt là khái niệm Tứ Sa mà nước này đã công bố và đưa vào thực thi. Bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế thông qua các công cụ ngoại giao và pháp lý, Trung Quốc vẫn tiếp tục các hành động phi pháp của mình cả trên thực địa, cũng như bằng các biện pháp hành chính, pháp lý. Trong phần cuối của loạt bài này, chúng tôi đề cập những tính toán sâu xa núp sau chiến lược Tứ Sa của Trung Quốc với mục tiêu thôn tính và độc chiếm biển Đông.
|
Ngày phát hành 20:34 | 19/4/2021 Tối 19/4, từ Hà Nội, với vai trò Chủ tịch HĐBA LHQ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên thảo luận cấp cao mở, bằng hình thức trực tuyến của HĐBA với chủ đề “Tăng cường hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột”. Một số diễn giả chính của phiên thảo luận là TTK LHQ Antonio Guterres; Bộ trưởng Ngoại giao Brunei (nước Chủ tịch ASEAN); Cao ủy Liên minh châu Âu về chính sách đối ngoại và Chủ tịch Ủy ban châu Phi; nguyên TTK LHQ Ban Ki-moon. Sự kiện có sự tham dự của 22 lãnh đạo, nguyên thủ các nước thành viên LHQ. Khai mạc phiên thảo luận, từ Hà Nội, Thủ đô của hòa bình, hữu nghị, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chào nồng nhiệt nhất tới TTK LHQ Antonio Guterres, ông Ban-ki-moon, nguyên Tổng thư ký Liên hợp quốc và các thành viên Hội đồng bảo an tham dự sự kiện cấp cao quan trọng này. Việt Nam ý thức sâu sắc về vinh dự được đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng bảo an Liên hợp quốc LHQ và trách nhiệm to lớn đi kèm. Là thành viên tích cực và trách nhiệm của đồng quốc tế, Việt Nam nỗ lực hết mình để đóng góp vào nỗ lực chung, thúc đẩy mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, đề cao việc tuân thủ hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, đẩy mạnh ngăn ngừa và giải quyết xung đột, phát huy vai trò của tổ chức khu vực trong duy trì ổn định an ninh khu vực và quốc tế. Sau khi một số thành viên của LQH phát biểu, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu thảo luận quan trọng. Đài TNVN trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
|
Ngày phát hành 0:0 | 17/6/2020 Nối tiếp các bước đi ngoại giao mạnh mẽ gần đây để phản đối các yêu sách của Trung Quốc, Indonesia tiếp tục gửi một công hàm lên Liên hợp quốc để bác bỏ yêu sách về "quyền lịch sử" đối với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ )của Indonesia trên Biển Đông. Phóng viên Đài TNVN thường trú tại Indonesia đưa tin.
|
Ngày phát hành 7:34 | 18/9/2022 Cách đây 45 năm, Việt Nam chính thức gia nhập Liên Hợp quốc, tổ chức đóng vai trò trung tâm trong xây dựng luật pháp quốc tế, gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột và ứng phó với các thách thức toàn cầu. Quan hệ hợp tác Việt Nam - LHQ trong 45 năm qua đã góp phần bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia, dân tộc của ta, nhất là duy trì, củng cố môi trường hòa bình, an ninh và thuận lợi cho phát triển đất nước; thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng hơn và góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế; làm sâu sắc hơn quan hệ của ta với các nước, các đối tác chủ chốt và bạn bè, tranh thủ một nguồn lực quan trọng phục vụ công cuộc phát triển đất nước.
|
Ngày phát hành 15:34 | 30/3/2023 Hôm qua (29-3) theo giờ New York, Mỹ, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết lịch sử về khí hậu, theo đó nghị quyết đề nghị Tòa án Công lý Quốc tế làm rõ trách nhiệm của các nước thành viên trong bảo vệ khí hậu Trái Đất. Nghị quyết được ca ngợi là "chiến thắng cho công lý khí hậu", giúp các quốc gia dễ dàng phải chịu trách nhiệm về những thất bại của mình. Dư luận đánh giá, sau thỏa thuận khí hậu Pari, đây là một bước tiến quan trọng nhất trong cuộc đấu tranh cho công bằng khí hậu, nhân quyền và công bằng giữa các thế hệ.
|
Ngày phát hành 0:0 | 21/9/2020 - Tiếp sau Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam, ngày mai sẽ diễn ra Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái. - Công tác văn kiện và công tác nhân sự- hai nội dung quan trọng nhất của mỗi kỳ Đại hội đã được các địa phương chuẩn bị tốt, theo đúng tinh thần Chỉ thị số 35 của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng. - Một người quốc tịch Sri lanka được phát hiện mắc Covid-19 sau khi rời TPHCM. Công tác khoanh vùng, rà soát người tiếp xúc được cơ quan y tế địa phương nhanh chóng triển khai. - Đối tượng cầm đầu nhóm khủng bố trụ sở công an phường ở TP.HCM bị đề nghị mức án từ 22 đến 24 năm tù - Liên Hợp quốc kỷ niệm 75 năm thành lập trong bối cảnh dịch COVID-19 đang thử thách tính hiệu quả, cũng như tình đoàn kết của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh này.Gửi thông điệp nhân ngày Hòa bình năm nay, Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi người dân trên khắp thế giới chia sẻ những cách thức để giúp đẩy lùi đại dịch COVID-19 - Căng thẳng Trung-Mỹ xoay quanh các diễn biến liên quan đến vùng lãnh thổ Đài Loan tiếp tục leo thang.
|
Ngày phát hành 16:57 | 18/9/2022 Sau 2 năm bị gián đoạn và hạn chế do đại dịch COVID-19, Tuần lễ Cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77 sẽ được tổ chức trực tiếp tại thành phố New York vào tuần tới. Diễn ra trong bối cảnh thế giới đang bị “bủa vây” bởi hàng loạt cuộc khủng hoảng trên hầu hết các mặt trận từ kinh tế, chính trị đến an ninh, sự kiện được được đánh giá là một phép thử đối với chủ nghĩa đa phương và mang lại hi vọng về hòa bình lâu bền cho thế giới.
|
Ngày phát hành 0:0 | 22/9/2020 - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu tại phiên cấp cao 75 năm thành lập LHQ. - Sáng nay, tại An Giang diễn ra Lễ công bố xuất khẩu lô hàng gạo thơm đầu tiên sang Châu Âu theo Hiệp định Tự do thương mại Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA). - Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa chỉ đạo tạm dừng sử dụng loại cột điện bê tông sau khi hàng trăm cột điện tại các tỉnh miền Trung bị gãy, đổ sau cơ bão số 5 - Tổng thống Donald Trump ban hành sắc lệnh đơn phương áp đặt các lênh trừng phạt đối với Iran.
|
Ngày phát hành 8:33 | 20/9/2022 45 năm gia nhập tổ chức đa phương Liên hợp quốc, Việt Nam khẳng định là đối tác tin cậy vì hòa bình, hợp tác và phát triển. - Tiếp tục họp chuyên đề pháp luật tháng 9, Ủy ban TVQH cho ý kiến dự án luật Hợp tác xã (sửa đổi). - Dứt khoát không để tiếp diễn, kéo dài tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế. - Bài bình luận: “Giảm chi phí cho doanh nghiệp - Phải từ cắt giảm thủ tục, coi trọng thực thi chính sách”.
|
Ngày phát hành 0:0 | 23/9/2020 Phiên thảo luận chung tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bắt đầu tối qua (theo giờ Việt Nam) không như thường lệ, vì đại dịch Covid-19 đã buộc các cuộc họp hàng năm phải diễn ra theo hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, không vì thế mà sự kiện bớt đi sức nóng, bởi những vấn đề quốc tế hệ trọng tiếp tục được “xới xáo”. Năm nay, lãnh đạo các nước trên thế giới không thể có mặt tại trụ sở Liên hợp quốc, thay vào đó, họ phát biểu qua video được ghi âm trước. Sự kiện tối qua tại Liên hợp quốc thu hút sự chú ý đặc biệt của quốc tế khi Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đều có bài phát biểu với nhiều thông điệp đáng chú ý.
|
Ngày phát hành 10:20 | 20/9/2022 Vào ngày này cách đây 45 năm, (ngày 20/9/1977) lễ thượng cờ Việt Nam chính thức tổ chức tại trụ sở LHQ, ghi dấu ấn Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh này. Sự kiện khẳng định sự ghi nhận của một tổ chức toàn cầu và cộng đồng quốc tế đối với một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do và dân chủ. Trong chặng đường 45 năm qua, Việt Nam từ một nước chỉ được biết đến với chiến tranh, đói nghèo, đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia tích cực đi đầu trong các hoạt động của LHQ, có tiếng nói ngày càng quan trọng tại diễn đàn toàn cầu này, đồng thời Việt Nam cũng là đối tác quan trọng của LHQ. - Nhìn lại chặng đường 45 năm đồng hành của Việt Nam trong LHQ, từ “tham gia” tới việc đóng góp cho sự “định hình” của tổ chức đa phương này, thực hiện những mục tiêu, sứ mệnh vì hòa bình, tiến bộ và thịnh vượng chung toàn cầu, Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ cùng bàn luận về câu chuyện này.
|
Ngày phát hành 8:38 | 21/4/2021 Phát biểu tại khóa họp thường kỳ lần thứ 46 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc theo hình thức trực tuyến ngày 22/2 vừa qua tại Geneve, Thụy Sỹ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã thông báo việc Việt Nam, với tư cách ứng cử viên của ASEAN, tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Thông tin này ngay lập tức được nhiều thành viên LHQ hoan nghênh. Tuy nhiên, như thường lệ, một số trang mạng nước ngoài lại xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu nhân quyền của Việt Nam; cho rằng Việt nam không có đủ năng lực để ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ. Đây là chuyện không mới, và rõ ràng là những tiếng nói “lạc điệu” cố ý xuyên tạc tình hình Việt Nam; cố ý phủ nhận những thành tựu về quyền con người ở Việt Nam nhiều năm qua. Khách mời là Trung tướng Nguyễn Thanh Sơn, Cục trưởng Cục Đối ngoại (Bộ Công An), Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền Chính phủ sẽ bàn luận rõ về vấn đề này.
|
Ngày phát hành 14:15 | 4/7/2023 Hội đồng bảo an Liên hợp quốc dự kiến trong tháng này sẽ tổ chức cuộc họp đầu tiên về những mối nguy cơ tiềm ẩn của công nghệ trí tuệ thông minh nhân tạo đối với hoà bình và an ninh quốc tế. Được xem là một đột phá của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ trí tuệ thông minh nhân tạo mang lại nhiều tiềm năng to lớn, song cũng đặt ra những thách thức.
|
Ngày phát hành 10:21 | 24/12/2020 Trong bài thứ 2 của loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc”, chúng tôi đã phân tích sự phi lý và không phù hợp với cách hiểu chung của cộng đồng quốc tế của chiến lược Tứ Sa mà Trung Quốc đang sử dụng. Đây cũng là lý do khiến nhiều nước trên thế giới gửi công hàm trình LHQ phán đối hành động phi lý của Trung Quốc.
Nhìn lại năm 2020, cuộc tranh luận công hàm về Biển Đông được Malaysia khởi xướng sau khi nước này trình Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) công hàm vào ngày 12/12/2019 để thông báo bổ sung về việc phân định thềm lục địa của nước này ở Biển Đông. Kể từ đó cho đến nay, rất nhiều quốc gia như Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Mỹ, Australia, Indonesia, Anh, Pháp và Đức…. đã trình lên LHQ hơn 20 công hàm và công thư. Thực tế này cho thấy những diễn biến tại Biển Đông giờ đây không chỉ là mối quan tâm của khu vực mà của cả thế giới. Nhưng đáng chú ý nhất, ngoài công hàm của Trung Quốc, tất cả các công hàm còn lại đều bác bỏ cũng như phản đối các yêu sách về Tứ Sa mà Trung Quốc đưa ra.
Trong bài 3, chúng tôi làm rõ vì sao các nước đồng loạt gửi công hàm, công thư trình lên LHQ, lên tiếng phản đối các hành động phi pháp của Trung Quốc:
|