Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 6/6/2020 Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia trên thế giới, có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh thổ (chưa kể đến một số đảo), với tổng chiều dài bờ biển hơn 3.260 km. Bờ biển lại mở ra cả ba hướng: Đông, Nam và Tây Nam nên rất thuận lợi cho việc giao lưu thương mại quốc tế qua đại dương. Trong điều kiện các nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, thì đẩy mạnh nghiên cứu khoa học – công nghệ để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế tài nguyên từ biển, đang là xu thế tất yếu, khách quan cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường. Để biển mang lại giá trị và lợi ích thiết thực cho cuộc sống và người dân có thể làm giàu từ biển, chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển nước ta đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Ban chấp hành trung ương ban hành tại Nghị quyết số 36, tháng 10/2018 và đang được các ban ngành và địa phương cả nước tổ chức thực hiện. Đổi mới, sáng tạo để phát triển kinh tế biển bền vững là nội dung của chương trình Đối thoại cuối tuần với khách mời là ông Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo VN; Ông Vũ Minh Lý, Phó giám đốc Trung tâm truyền thông Tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường.
|
Ngày phát hành 0:0 | 21/2/2016 Khách mời tham gia chương trình là PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam và PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường)
|
Ngày phát hành 9:26 | 6/8/2023 Việt Nam là quốc gia biển với tiềm năng, giá trị từ biển đem lại vô cùng to lớn. Biển
đã mang lại nguồn sống, sinh kế cho hàng triệu ngư dân đánh bắt trực
tiếp và lao động nghề biển gián tiếp. Tuy nhiên, từ trước đến nay, ngư
dân nước ta khai thác giá trị từ biển chủ yếu từ đánh bắt mà ít chú
trọng đến nuôi trồng và bảo tồn nên nguồn lợi thuỷ sản đang
dần cạn kiệt. Biển đảo cũng đang đứng trước những nguy cơ do tác
động của biển đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường…Vì thế phát triển kinh tế biển xanh đang là xu
hướng của nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Điều này
cũng đã được khẳng định trong Nghị quyết số 36 Hội nghị Trung ương
8 khóa XII “Về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”: “không đánh đổi môi trường
lấy phát triển kinh tế biển” và nhấn mạnh phát triển bền vững kinh tế
biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ
sinh thái biển. Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu về câu chuyện phát triển
kinh tế biển xanh từ Nghị quyết 36 của Đảng qua phỏng vấn của PV
Đài Tiếng nói Việt Nam với ông Lê Minh Hoan, Uỷ viên Trung ương
Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
|
Ngày phát hành 0:0 | 31/1/2015
|
Ngày phát hành 0:0 | 15/8/2014
|
Ngày phát hành 9:29 | 28/12/2020 Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực: Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội trong gian khó. -Bảo đảm an ninh tài chính tiền tệ: vấn đề cấp thiết. -Chia sẻ của Đại tá Nguyễn Văn Hạnh, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn về những chiến lược xây dựng Tân Cảng Sài Gòn thành thương hiệu Tập đoàn kinh tế biển lớn mạnh của Việt Nam.
|
Ngày phát hành 15:54 | 31/8/2021 - Kinh tế biển: Động lực tăng trưởng trong giai đoạn mới. - Chuyên mục Vươn khơi bám biển đề cập tuyên truyền pháp luật biển cho ngư dân vươn khơi:
+Tuyên truyền PLB cho ngư dân chống khai thác hải sản bất hợp pháp.
+Vùng Cảnh sát biển 3 sát cánh cùng ngư dân các xã huyện đảo.
|
Ngày phát hành 0:0 | 28/9/2014 Trao đổi cùng GS.Viện Sĩ.TSKH Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam; Ông Lê Tuấn Phong - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục năng lượng, Bộ Công thương và Ông Trịnh Ngọc Khánh - Trưởng ban Kế hoạch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về vấn đề này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 6/4/2020 - Phản đối hành vi đâm chìm tàu cá Việt Nam của tàu hải cảnh Trung Quốc. - Kiên Giang: thanh niên xung kích phát triển kinh tế biển. - Bình Định : Ngư dân hết mình vì nghề biển quê hương.
|
Ngày phát hành 0:0 | 31/12/2018 - Năm 2018, với nhiều thành tựu của các ngành kinh tế biển. - Tân Cảng Sài Gòn phát triển bền vững trên ba trụ cột.
|
Ngày phát hành 16:25 | 9/12/2023 Với diện tích mặt nước biển trên một triệu km2, có bờ biển trải dài trên 3.620 km, trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ và hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tính trung bình 100 km2 diện tích lãnh thổ thì Việt Nam có gần 1 km chiều dài bờ biển. Đây là một chỉ số thuộc loại cao hàng đầu thế giới, góp phần khẳng định Việt Nam là một quốc gia biển và có nhiều tiềm năng, lợi thế từ biển. Sự phong phú về đặc điểm tự nhiên, địa lý đã tạo cho vùng biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao, nguồn lợi thủy sản phong phú, nhiều hệ sinh thái biển quan trọng góp phần phát triển kinh tế biển cho đất nước.
Tuy nhiên, khai thác phải đi đôi với nuôi trồng và bảo tồn thì hệ sinh thái biển và nguồn lợi thuỷ sản mới mang lại lợi ích lâu dài và bền vững cho người dân và đất nước. Điều này cũng đã được khẳng định trong Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bàn về nội dung, chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay có Chủ đề: “Bảo tồn biển để phát triển kinh tế biển xanh” với sự tham gia của GS TS Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Trưởng phòng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
|
Ngày phát hành 0:0 | 8/10/2018 - Phát triển kinh tế biển, bài toán còn nhiều thách thức. - Những điều cần biết về quy định chống đánh bắt cá bất hợp pháp của Liên minh châu Âu.
|
Ngày phát hành 19:21 | 7/6/2023 Nghị quyết 36/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030, các ngành kinh tế thuần biển đóng góp 10% GDP cả nước; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65-70% GDP cả nước…Nghị quyết 36 cũng định hướng phát triển nền kinh tế biển xanh, bền vững. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu của Nghị quyết, nhiều tỉnh thành ven biển đã đưa ra hàng loạt quyết sách, nhằm đưa nền kinh tế biển của địa phương tiến tới phát triển bền vững.
|
Ngày phát hành 0:0 | 4/10/2015
|
Ngày phát hành 14:6 | 5/8/2023 1 năm trước, hệ sinh thái, các rạn san hô tại Hòn Mun- vùng lõi của Khu Bảo tồn vịnh Nha Trang bị tàn phá nghiêm trọng, nhiều vùng san hô có cảnh quan độc đáo đã bị tẩy trắng, thủy sinh vật thưa thớt. Ngay sau đó, hàng loạt giải pháp được triển khai quyết liệt để phục hồi các rạn san hô này. Giữ gìn thiên nhiên, bảo tồn các nguồn lợi chính là giải pháp để tỉnh Khánh Hòa phát triển kinh tế biển xanh, bền vững.
|