logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 75 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Cần xây dựng hệ sinh thái số lành mạnh để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng (21/12/2022)

Cần xây dựng hệ sinh thái số lành mạnh để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng (21/12/2022)

Ngày phát hành 15:59 | 21/12/2022

Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững và Tổ chức cứu trợ trẻ em Quốc tế tại Việt Nam, có đến 96,9% trẻ em ở các thành phố lớn có sử dụng mạng internet. Cứ 3 trẻ em thì có 2 trẻ có thể kết nối trực tuyến, trẻ có thể tiếp cận internet qua các thiết bị như điện thoại, máy tính của cá nhân, của người thân, ở trường và ngoài quán internet.
Các con số này cho thấy, số lượng thanh thiếu niên sử dụng mạng internet ở Việt Nam khá cao với nhiều mục đích. Bên cạnh đó, Báo cáo của Tổ chức Giám sát mạng Internet cho thấy, trong năm 2021 Việt Nam là một trong những nước nhận được nhiều phản ánh nhất về hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng trong Khu vực Đông Nam Á. Vậy trẻ cần được trang bị những gì để bảo đảm an toàn khi đang có rất nhiều rủi ro rình rập trên mạng? Những giải pháp nào từ phía các ngành chức năng, đơn vị để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng? Có những giải pháp nào về công nghệ để bảo vệ các em? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Ngô Tuấn Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam, Giám đốc Điều hành Công ty An ninh mạng thông minh SCS (Smart Cyber Security).

Bảo vệ trẻ em khỏi tác động xấu trên không gian mạng-Trách nhiệm thuộc về ai? (11/06/2021)

Bảo vệ trẻ em khỏi tác động xấu trên không gian mạng-Trách nhiệm thuộc về ai? (11/06/2021)

Ngày phát hành 9:1 | 11/6/2021

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Đâu là dư địa?
- Quản lý thị trường Hà Nội liên tiếp phát hiện và tạm giữ hàng trăm bộ thử nhanh Covid-19 nghi nhập lậu.
- Thượng đỉnh G7 và sứ mệnh tái khẳng định vai trò nhóm các cường quốc hàng đầu thế giới.
- Sở Giao dịch CK TP.HCM đề nghị các công ty chứng khoán quản lý việc sửa, hủy lệnh giao dịch tại một số khung giờ để hỗ trợ giảm áp lực quá tải hệ thống.

Bảo vệ dữ liệu cá nhân trước nguy cơ lộ lọt, rò rỉ trên không gian mạng (25/9/2024)

Bảo vệ dữ liệu cá nhân trước nguy cơ lộ lọt, rò rỉ trên không gian mạng (25/9/2024)

Ngày phát hành 17:4 | 25/9/2024

Hơn 61 triệu tài khoản bị lộ lọt. Số vụ lộ lọt dữ liệu là 46 vụ, với khoảng 13 triệu bản ghi dữ liệu khách hàng bị rao bán; 12,3G mã nguồn bị lộ lọt…Các mối đe dọa trên không gian mạng như mã độc tống tiền, giả mạo thông tin, các cuộc tấn công có chủ đích… ngày càng phức tạp và gia tăng. Đây là những thông tin báo động về thực trạng và nguy cơ lộ lọt, rò rỉ dữ liệu, thông tin cá nhân được Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố mới đây. Còn theo Bộ Công an, 2/3 dân số Việt Nam đang bị chia sẻ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng với nhiều hình thức khác nhau. Được ví như những "mỏ dầu" của thế giới, dữ liệu cá nhân và dữ liệu số cá nhân là tài nguyên lớn của các quốc gia. Thế nhưng, những tài nguyên này đang đứng trước nguy cơ bị rò rỉ, đánh cắp và biến thành hàng hóa trên thị trường ngầm. Vậy những nguy cơ nào sẽ xảy ra nếu thông tin cá nhân bị lộ lọt? Và cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường điện tử? Ông Ngô Tuấn Anh, Tổng giám đốc Công ty An ninh mạng SCS, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam sẽ cùng trao đổi vấn đề này.

Từ vụ khởi tố hình sự trang phimmoi.net, bàn về việc xử lý tình trạng phim lậu và vi phạm bản quyền trên không gian mạng (24/08/2021)

Từ vụ khởi tố hình sự trang phimmoi.net, bàn về việc xử lý tình trạng phim lậu và vi phạm bản quyền trên không gian mạng (24/08/2021)

Ngày phát hành 16:50 | 24/8/2021

Cuối tuần trước, Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án hình sự “Xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan” đối với website phim “lậu” lớn nhất Việt Nam - phimmoi.net. Đây là động thái cứng rắn đầu tiên từ trước tới nay của cơ quan Công an khi xử lý tình trạng phim lậu và vi phạm bản quyền trên không gian mạng.
Thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã mở rất nhiều đợt truy quét nhằm vào các website vi phạm bản quyền, nhưng chỉ được ít lâu, các trang này lại nhanh chóng "sống lại" dưới các tên miền mới. Điều đáng nói là những website này là nơi có nguy cơ truyền tải những nội dung thiếu lành mạnh, thậm chí vi phạm đến an ninh quốc gia. Vậy làm thế nào để xử lý, hạn chế dần các website như thế này? Và liệu Phimmoi.net bị khởi tố hình sự có là cơ sở để xử lý các website vi phạm bản quyền khác trên Internet hay không? Khách mời là Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội sẽ giải đáp cụ thể hơn vấn đề này.

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với quảng cáo trên không gian mạng (27/09/2024)

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với quảng cáo trên không gian mạng (27/09/2024)

Ngày phát hành 15:36 | 27/9/2024

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet, những phương thức quảng cáo truyền thống như quảng cáo ngoài trời trên bảng, biển, băng-rôn giảm dần và được chuyển dịch sang hình thức quảng cáo trên môi trường mạng và dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới, quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, ứng dụng di động…Cùng với lợi ích to lớn thì cũng xuất hiện ngày càng nhiều trên môi trường mạng những quảng cáo sai sự thật, quảng cáo hàng hóa dịch vụ bị cấm. Thực trạng này đặt ra những yêu cầu mới nào trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quảng cáo? Nội dung này được các thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội tập trung thảo luận khi cho ý kiến đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo trong phiên họp thứ 37.

Trẻ em với công nghệ 4.0: để phát huy lợi ích, hạn chế rủi ro từ không gian mạng (2/12/2022)

Trẻ em với công nghệ 4.0: để phát huy lợi ích, hạn chế rủi ro từ không gian mạng (2/12/2022)

Ngày phát hành 17:4 | 2/12/2022

Trong cách mạng công nghiệp 4.0, Internet và các thiết bị thông minh đã trở nên phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Smartphone, Laptop, Ipad,… là những vật dụng “bất ly thân” gần như trong mọi lúc của cuộc sống. Trẻ em, những công dân nhỏ tuổi trong xã hội cũng không thể đi ngoài sự phát triển như vũ bão của công nghệ 4.0.
Nhiều cơ hội, lắm rủi ro là thực tế khi trẻ em tiếp cận với công nghệ 4.0. Làm thế nào để trẻ em có thể nắm bắt được nhiều cơ hội, được bảo vệ và chủ động bảo vệ mình trước những rủi ro đa dạng, rình rập và khó kiểm soát của công nghệ 4.0? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là bà Nguyễn Thị Nga, Phó cục trưởng Cục trẻ em, Bộ lao động thương binh và xã hội.

Đấu tranh trên không gian mạng ngăn chặn thông tin xấu độc trước thềm Đại hội Đảng XIII (21/10/2020)

Đấu tranh trên không gian mạng ngăn chặn thông tin xấu độc trước thềm Đại hội Đảng XIII (21/10/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2020

Càng gần đến Đại hội Đảng XIII, các thông tin xấu độc ngày càng xuất hiện nhiều trên các mạng xã hội. Các thế lực thù địch liên tục tung tin thất thiệt hòng chia rẽ lòng tin, bôi nhọ uy tín và xuyên tạc tình hình Việt Nam. Trong đó nổi lên là thủ đoạn xuyên tạc công tác nhân sự của Đại hội XIII; “sắp ghế” theo kiểu “thông tin vỉa hè” hòng chia rẽ, gây mâu thuẫn nội bộ và lung lạc lòng tin của người dân đối với Đảng. Nhìn thẳng Nói đúng hôm nay đề cập nỗ lực đấu tranh trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin xấu độc trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XIII với những phân tích của PGS, TS, Đại tá Đỗ Cảnh Thìn, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quản lý và Quản trị An ninh phi truyền thống (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Cảnh giác với thủ đoạn lợi dụng không gian mạng để chiếm đoạt tài sản (15/10/2022)

Cảnh giác với thủ đoạn lợi dụng không gian mạng để chiếm đoạt tài sản (15/10/2022)

Ngày phát hành 9:21 | 15/10/2022

Hiện nay tình trạng tội phạm lợi dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet đang diễn ra phức tạp. Đáng lo ngại, các đối tượng liên tục có những thủ đoạn mới, vô cùng tinh vi để thực hiện hành vi lừa đảo, khiến người dân mất cảnh giác và dễ dàng “mắc bẫy”.
Mạng xã hội Facebook, Zalo, Instagram… phát triển là môi trường thuận lợi cho các đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó, phổ biến là lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử; gian lận, trộm cắp trong hoạt động thanh toán thẻ, thanh toán điện tử; trộm cắp, mua bán thông tin thẻ tín dụng nhằm chiếm đoạt tài sản… Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS-TS Đỗ Cảnh Thìn, chuyên gia tội phạm học

Ứng xử văn minh, an toàn trên không gian mạng (03/10/2020)

Ứng xử văn minh, an toàn trên không gian mạng (03/10/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 3/10/2020

-Ứng xử văn minh, an toàn trên không gian mạng. -Phóng viên, Nhà báo trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đề phòng những nguy cơ mất an toàn thông tin trên mạng xã hội.

Lần đầu tiên TPHCM phát động cuộc thi sáng tạo trên không gian mạng về metro (22/12/2024)

Lần đầu tiên TPHCM phát động cuộc thi sáng tạo trên không gian mạng về metro (22/12/2024)

Ngày phát hành 15:44 | 22/12/2024

Trưa 22/12, tại ga trung tâm Bến Thành thuộc tuyến metro 1 (Bến Thành – Suối Tiên), Sở Thông tin – Truyền thông TPHCM và các đối tác phát động cuộc thi tìm kiếm Nhà sáng tạo nội dung với chủ đề: “Chạm đến tương lai cùng Metro”.

Cảnh báo tội phạm cá độ bóng đá dịp World Cup trên không gian mạng (1/1/2/2022)

Cảnh báo tội phạm cá độ bóng đá dịp World Cup trên không gian mạng (1/1/2/2022)

Ngày phát hành 18:1 | 1/12/2022

Thời gian qua, lực lượng Công an liên tiếp phát hiện, triệt phá thành công nhiều đường dây đánh bạc, cá độ bóng đá qua mạng với số tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng; cho thấy, tội phạm cá độ trên không gian mạng có xu hướng diễn biến phức tạp, nhất là trong dịp diễn ra World Cup 2022. Từ đó phát sinh nhiều hệ lụy xấu cho xã hội, nảy sinh tội phạm, vi phạm pháp luật khác. Để phòng ngừa, trấn áp kịp thời tội phạm này, lực lượng Cảnh sát hình sự trong cả nước đã có nhiều phương án đấu tranh, đồng thời khuyến cáo người dân tuyệt đối không tham gia cá độ bóng đá dưới mọi hình thức.

Lạng Sơn: Không nương tay với tội phạm trên không gian mạng (4/11/2022)

Lạng Sơn: Không nương tay với tội phạm trên không gian mạng (4/11/2022)

Ngày phát hành 15:51 | 4/11/2022

Các vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản "thật" trên không gian "ảo" ngày càng gia tăng với nhiều phương thức, thủ đoạn và xảy ra tại nhiều địa phương trong cả nước. Tại tỉnh Lạng Sơn, cơ quan Công an đã có nhiều hoạt động đấu tranh trấn áp loại tội phạm này, hạn chế thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp.

Hoàn thiện cơ chế bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng khi sửa đổi luật (25/10/2022)

Hoàn thiện cơ chế bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng khi sửa đổi luật (25/10/2022)

Ngày phát hành 8:14 | 25/10/2022

“Giá cả phải chăng, Mẫu mã đa dạng và đặc biệt là tiết kiệm thời gian, có thể mua sắm mọi lúc, mọi nơi… là lý do khiến người tiêu dùng đã thích ứng và hào hứng với các kênh mua sắm online và mua sắm trực tuyến đang dần trở thành xu hướng tất yếu. Nhưng tặc lưỡi bỏ qua, không lựa chọn kênh mua hàng đó lần sau, chấp nhận chịu rủi ro thay vì khiếu nại, không biết hoặc e ngại tìm các kênh bảo vệ quyền lợi của mình khi mua phải hàng không đúng sản phẩm cũng là tâm lý thông thường của người tiêu dùng khi mua hàng trên không gian mạng. Theo thống kê, Việt Nam hiện đang là thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2 Đông Nam Á. Nhiều thuận lợi song cũng đồng nghĩa gia tăng của các rủi ro trong giao dịch cho cả người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số, thương mại điện tử, nhiều phương thức kinh doanh, tiêu dùng mới ra đời và phát triển. Vì vậy, cách tiếp cận đối với bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam cũng cần thay đổi phù hợp. Các cơ chế để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng cũng cần được thiết kế như thế nào để thích ứng và hiệu quả? Đây là vấn đề nhận được nhiều ý kiến nhất là khi dự thảo Luật giao dịch điện tử (sửa đổi) và dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) sẽ được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.

Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng, là cơ sở pháp lý quan trọng giúp lực lượng chuyên trách xử lý những nguy cơ, thách thức từ không gian mạng (Thời sự trưa 12/6/2018)

Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng, là cơ sở pháp lý quan trọng giúp lực lượng chuyên trách xử lý những nguy cơ, thách thức từ không gian mạng (Thời sự trưa 12/6/2018)

Ngày phát hành 0:0 | 12/6/2018

- Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng, là cơ sở pháp lý quan trọng giúp lực lượng chuyên trách xử lý những nguy cơ, thách thức từ không gian mạng. Cử tri cả nước đồng tình việc thông qua Luật an ninh mạng.
- Người dân cả nước tiếp tục bày tỏ thái độ không đồng tình với hành động lợi dụng danh nghĩa yêu nước để tụ tập đông người, gây mất an ninh trật tự, phá hoại tài sản công.
- Tập đoàn điện lực Việt Nam sẽ phát hành trái phiếu quốc tế để huy động vốn cho một số dự án đầu tư. Đây là doanh nghiệp nhà nước đầu tiên ở nước ta phát hành trái phiếu quốc tế.
- Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có cuộc gặp lịch sử tại Singapore, cuộc gặp được kỳ vọng sẽ tạo nên sự thay đổi bước ngoặt cho tình hình bán đảo Triều Tiên.

Lộ lọt thông tin cá nhân đang diễn ra ngày càng phổ biến trên không gian mạng: Giải pháp nào ngăn chặn tình trạng này? (19/7/2022)

Lộ lọt thông tin cá nhân đang diễn ra ngày càng phổ biến trên không gian mạng: Giải pháp nào ngăn chặn tình trạng này? (19/7/2022)

Ngày phát hành 10:19 | 19/7/2022

Những ngày qua, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến câu chuyện hơn 30 triệu hồ sơ người dùng được thu thập từ website về giáo dục, kèm theo mẫu dữ liệu là thông tin của một số giáo viên và học sinh ở Việt Nam được rao bán trên một diễn đàn trực tuyến với giá 3.500 đô-la Mỹ (khoảng 82 triệu đồng). Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định đây là nguồn dữ liệu khác với hệ thống cơ sở dữ liệu ngành quản lý, thì cũng trên trang web này lại có một bài viết đăng thông tin về 360.000 dữ liệu của sinh viên Việt Nam được thu thập từ một trang web giáo dục trực tuyến, với một số thông tin mẫu.
Việc thông tin cá nhân được đăng bán, hoặc chia sẻ công khai trên các diễn đàn trực tuyến đang khiến nhiều người hết sức lo ngại. Vì sao, tình trạng lộ lọt thông tin cá nhân đang diễn ra ngày càng phổ biến trên không gian mạng? Giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng này?Chuyên gia an ninh mạng Vũ Ngọc Sơn cùng bàn luận câu chuyện này.

12345

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: