Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 14:58 | 2/4/2022 Hôm qua (1/4) là thời hạn chót mà Nga đặt ra cho các quốc gia “không thân thiện” phải thanh toán năng lượng bằng đồng rúp nếu không muốn bị cắt nguồn cung thiết yếu. Tuy nhiên, châu Âu đã bác bỏ tối hậu thư của Điện Kremlin và khẳng định sẽ không để bị Nga gây sức ép. Trong khi đó chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng thông báo quyết định chưa từng có, xả 180 triệu thùng dầu từ các kho dự trữ chiến lược để kiềm chế đà tăng kỷ lục của giá dầu. Cuộc xung đột tại Ukraine đã gây ra cú sốc lớn cho thị trường năng lượng toàn cầu và đẩy châu Âu trước một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử.
|
Ngày phát hành 12:9 | 17/11/2024 Công ty năng lượng Gazprom vẫn đang vận chuyển khí đốt tự nhiên tới châu Âu qua Ukraine ở mức bình thường dù cắt đứt quan hệ với một trong những đối tác lâu năm nhất của mình là OMV - nhà cung cấp năng lượng lớn nhất của Áo.
|
Ngày phát hành 11:6 | 8/2/2022 Hôm qua, cuộc họp Hội đồng Năng lượng EU - Mỹ diễn ra tại Washington, Mỹ . Chủ đề của cuộc họp là hợp tác đảm bảo an ninh năng lượng, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn cung khí gas từ Nga sang châu Âu thấp hơn dự kiến và căng thẳng gia tăng tại khu vực biên giới giữa Nga và Ukraina đã đẩy giá khí đốt lên mức cao kỷ lục.
|
Ngày phát hành 7:34 | 1/4/2022 Các Bộ trưởng Kinh tế Đức và Pháp nhóm họp trong ngày 31/03 tại thủ đô Berlin - Đức ra thông báo khẳng định hai nước Đức - Pháp cũng như nhiều nước châu Âu khác sẽ chỉ thanh toán các hợp đồng năng lượng đã ký với Nga bằng đồng euro chứ không chấp nhận thanh toán bằng đồng rúp Nga như yêu cầu từ phía chính quyền Nga.
|
Ngày phát hành 9:6 | 26/8/2022 Iran vừa thông báo, nước này đã hoàn tất đàm phán với Nga về mua bán và trao đổi khí đốt. Theo đó, hai bên sẽ hợp tác mở rộng khai thác thêm 14 mỏ dầu khí tại Iran. Trước đó, hồi tháng 7 vừa qua, Tehran và Moskva cũng đã ký một Biên bản ghi nhớ về việc Nga đầu tư 40 tỷ USD vào ngành dầu khí của Iran. Đàm phán mới nhất giữa Iran và Nga cho thấy hai nước đang thực hiện kế hoạch lâu dài là trở thành những bên tham gia cốt lõi trong một tổ chức toàn cầu của các nhà cung cấp khí đốt, tương tự mô hình OPEC dành cho các nhà xuất khẩu dầu. Với vị trí số một và số hai về trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới, Nga và Iran đang tính toán điều gì khi thành lập liên minh khí đốt và tổ chức này khi ra đời sẽ tác động ra sao tới thị trường năng lượng toàn cầu?
|
Ngày phát hành 22:34 | 30/8/2022 Nga sẽ chỉ dừng cung cấp khí đốt tới châu Âu qua đường ống khí đốt dòng chảy phương Bắc 1 khi có vấn đề về kỹ thuật do ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt của phương Tây. Đây là khẳng định của người phát ngôn điện Kremlin, Nga hôm nay (30/8). Tuyên bố đưa ra chỉ một ngày trước khi Nga triển khai kế hoạch bảo dưỡng đường ống này theo định kỳ.
|
Ngày phát hành 14:7 | 22/8/2022 Cuộc chạy đua giành giật nguồn cung khí đốt giữa châu Á và châu Âu đang nóng dần lên, đẩy giá khí đốt tiếp tục tăng phi mã, đặt gánh nặng lạm phát giá sinh hoạt lên nhiều quốc gia. Giữa lúc Liên minh châu Âu (EU) và các nước phát triển ở Đông Bắc Á tranh giành mua khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) dự trữ cho mùa đông sắp tới, thì nhiều quốc gia châu Á nghèo hơn có vẻ như đang gánh chịu những hệ lụy rõ nhất từ khủng hoảng giá cả ngày càng trầm trọng trên toàn cầu.
|
Ngày phát hành 0:0 | 8/12/2020 Căng thẳng giữa Mỹ và Nga cùng các nước châu Âu lại đang tăng nhiệt liên quan đến dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” dẫn khí đốt từ Nga đến châu Âu. Mới nhất, quyền Đại sứ Mỹ tại Đức kêu gọi EU dừng dự án này đồng thời cảnh báo, đây không chỉ là dự án kinh tế mà còn là công cụ chính trị của Nga để gây chia rẽ châu Âu. Đáp lại, cả Nga và đại diện châu Âu đều lên tiếng phản đối các tuyên bố và động thái từ phía Mỹ. Liệu các diễn biến căng thẳng hiện nay có cản trở tiến trình hoàn thiện dự án - vốn được đánh giá như một biểu tượng hợp tác đầy tham vọng giữa Nga và châu Âu? Để có những phân tích sâu, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đăng Phát, Tổng Biên tập Tạp chí Bạch Dương.
|
Ngày phát hành 8:56 | 30/11/2024 Theo nhà cung cấp Gazprom và nhà điều hành hệ thống Eustream, xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu thông qua Ukraine vẫn ổn định, cũng như các đề xuất cung cấp khí đốt cho Áo từ Slovakia.
|
Ngày phát hành 15:22 | 2/4/2022 Người dân Đức đang tích cực tích trữ gỗ và than ngay cả khi những tháng thời tiết lạnh giá của mùa đông đã qua đi, trong bối cảnh giá khí đốt leo thang và những bất ổn do tác động của cuộc chiến Ukraine.
|
Ngày phát hành 15:38 | 13/2/2022 Nga giải thích nguyên nhân dẫn đến giá khí đốt trên thị trường châu Âu tăng cao là do chính sách sai lầm của châu Âu trong lĩnh vực năng lượng.
|
Ngày phát hành 7:25 | 28/11/2022 Do có quá nhiều mâu thuẫn và tranh cãi, cuối cùng, cuộc họp các Bộ trưởng năng lượng Liên minh châu Âu (EU) vào tuần trước vẫn “dậm chân tại chỗ”, khi không thể nhất trí được về mức trần giá khí đốt nhằm giảm thiểu cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu. Bất chấp trước đó, một mức giá trần đã được đề xuất ở mức 275 Euro cho mỗi MWh. Nhiều nước dù ủng hộ việc áp giá trần khí đốt nhưng cũng cho rằng, đây là một mức giá trần quá cao, “không thực tế, có cũng như không” và đi kèm quá nhiều điều kiện.
|
Ngày phát hành 11:0 | 8/10/2022 Chưa thể thống nhất phương án áp giá trần khí đốt, khó khăn trong việc tìm kiếm những bản hợp đồng mua bán mới, hay những tranh cãi nhau về lợi ích công bằng – lãnh đạo các nước thành viên Liên minh châu Âu đang “loay hoay” với bài toán năng lượng “chưa lời giải” khi trừng phạt Nga.
|
Ngày phát hành 7:55 | 1/4/2022 Ngày 31/03, Tổng thống Nga Putin tuyên bố, ông đã ký sắc lệnh thiết lập thủ tục mới trong việc thanh toán khí đốt của Nga với các quốc gia không thân thiện. Theo đó, họ phải mở tài khoản bằng đồng rúp trong các ngân hàng của Nga để giao dịch.
|
Ngày phát hành 22:50 | 4/12/2022 Tập đoàn Năng lượng Gazprom của Nga vừa công bố gói đầu tư trị giá tới 2.300 tỷ Ruble, tương đương 35 tỷ USD để xây dựng đường ống khí đốt mới hướng sang khu vực châu Á. Đây là khoản đầu tư lớn nhất trong vòng gần 10 năm qua của Gazprom cho thấy thay đổi chiến lược của Nga trong việc điều hướng dòng chảy khí đốt trên thị trường quốc tế khi khả năng hàn gắn mối liên kết về năng lượng giữa Nga và châu Âu là rất thấp.
|