Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 2/9/2020 Được gặp Bác Hồ là niềm vinh dự và hạnh phúc lớn lao đối với mỗi người dân Việt Nam. Mỗi lời nói, cử chỉ của Bác đều có thể chạm đến trái tim, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng mỗi người. Những người đã từng có cơ hội được gặp Bác đều có một điểm chung, đó là luôn cố gắng, cống hiến hết mình trong công việc, trong cuộc sống để xứng đáng với lời Bác dặn. Ông Chu Tâm Khai, người dân thôn Yên Bồ đã được gặp Bác khi ông mới 19 tuổi. Khi đó ông là một trong những người được đại diện cho hơn 2.000 thanh niên trong xã gặp Bác trên đồi Đồng Váng. Cùng nghe câu chuyện và những chia sẻ của ông về ký ức khi được gặp Bác Hồ.
|
Ngày phát hành 0:0 | 30/9/2017 - Lễ giỗ Tổ nghề sân khấu tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô. - Trở về ký ức tuổi thơ qua những bài hát về Trung thu. - Ông lão người Dao dành nửa đời người để trồng rừng giữ đất quê hương.
|
Ngày phát hành 16:2 | 14/12/2022 Một mảnh thư viết vội từ mặt sau của vỏ bao thuốc lá, lá thư riêng trải qua bao bom đạn, thấm cả máu, mồ hôi của biết bao đồng đội mới đến được tay người thân… Đó không chỉ là kỷ vật, là ký ức hiện hữu về 1 thành viên trong gia đình đã hy sinh quên mình vì độc lập dân tộc, đó là những báu vật vô giá là kỷ vật cuối cùng của người thân yêu. Và để gìn giữ, lưu truyền lại những hồi ức quý giá ấy, lưu lại một phần lịch sử gian lao mà huy hoàng, nhiều gia đình cựu chiến binh trong sáng nay (14/12/2022) đã tặng lại các kỷ vật chiến tranh cho Câu lạc bộ Trái tim người lính Việt Nam, Câu lạc bộ Mãi mãi tuổi 20 để lưu trữ lại tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
|
Ngày phát hành 0:0 | 17/5/2016 - Hào hứng với chương trình Ký ức tuổi thơ tôi – Một dự án ý nghĩa của nhóm MyHanoi. - Du lịch biển mùa hè: Cần nhiều sản phẩm hấp dẫn và an toàn. - Hồi ký của những nghệ sĩ có gì hấp dẫn?
|
Ngày phát hành 22:8 | 1/10/2021 Với mong muốn lưu giữ hình ảnh đô thị duyên dáng của Hà Nội xưa - nay qua các bức ký họa, một nhóm những người có cùng sở thích ký họa đã hội tụ cùng nhau dưới tên gọi: nhóm Ký họa Hà Nội (Urban Sketchers Hanoi). Bằng tình yêu tha thiết với Thủ đô, 4 năm qua, nhóm đã tạo nên hàng nghìn bức ký họa độc đáo về Hà Nội, lưu giữ những vẻ đẹp di sản của thủ đô qua từng nét vẽ.
|
Ngày phát hành 8:9 | 10/4/2021 Đâu là giải pháp để Hà Nội thoát cảnh "trồng - chặt", "chặt - trồng" cây đô thị? - La Mujer - "sự kết hợp trong mơ" của hai ngôi sao nhạc Latin.
|
Ngày phát hành 10:41 | 15/12/2024 Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò thực hiện trưng bày chuyên đề: “Gan vàng dạ sắt”. Cùng với hàng trăm tư liệu, hình ảnh được trưng bày trong khuôn viên Di tích Nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội, trưng bày giúp công chúng thêm thấu hiểu sự gian khổ, khốc liệt của chiến tranh và những đóng góp của các vị tướng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
|
Ngày phát hành 18:35 | 7/10/2024 Hà Nội đang sống trong những ngày tháng 10 lịch sử, đường phố trang hoàng những công trình nghệ thuật, biểu ngữ, triển lãm ảnh chào đón kỷ niệm 70 năm ngày tiếp quản thủ đô (10/10/1954-10/10/2024). Cùng hình ảnh phố thị hiện đại, các công trình vươn lên mạnh mẽ, vẫn luôn có những ký ức không bao giờ phai trong trái tim của các cựu chiến sỹ, cựu thanh niên tiếp quản thủ đô ngày ấy. Đó là hình ảnh người dân háo hức ngóng trông đội quân tiến vào tiếp quản thủ đô, các nam thanh nữ tú xếp hàng ngang trên những con phố, cờ hoa rực rỡ chào đón đoàn quân, giai điệu nhạc khúc “Tiến về Hà Nội” ngân lên, cùng tiếng hò reo vang vọng một góc trời…
|
Ngày phát hành 23:0 | 29/7/2021 Thế kỷ 20, đất nước ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược để giải phóng dân tộc, đồng thời phải tiến hành các cuộc chiến tranh tự vệ để bảo vệ vùng trời, vùng biển và biên giới thiêng liêng của Tổ quốc. Năm tháng qua đi, nhưng những chiến công, những chiến thắng vẻ vang đó sẽ mãi mà biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần yêu nước, khát khao hòa bình và độc lập của dân tộc Việt Nam. Nhưng thời gian dần trôi, tất cả những nhân vật lịch sử, những tư liệu quý hiếm với bao kỷ niệm, chiến công, kỳ tích sẽ khuất dần theo năm tháng, theo từng số phận con người… Có những người đang âm thầm thu nhặt lại từng trang sử đó qua công trình sách “Ký ức người lính”. Phóng viên Đài TNVN trò chuyện cùng ông Lê Doãn Hợp, người từng vào sinh ra tử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước về xuất phát điểm ban đầu của hành trình thu lượm ký ức này
|
Ngày phát hành 0:0 | 14/7/2019 - Trò chuyện với nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến, tác giả viết nhiều về Hà Nội hiện nay, để cùng tìm hiểu nét hào hoa, thanh lịch, tình yêu hòa bình của người Hà Nội. - Trò chơi dân gian truyền thống, khung trời tuổi thơ với ký ức đong đầy. - Làm thế nào để có một phong thái tự nhiên khi nói?
|
Ngày phát hành 20:20 | 16/10/2024 Sau khi Hiệp định Geneve được ký kết ngày 21/07/1954 đất nước ta bị chia cắt thành 2 miền với ranh giới tạm thời là dòng sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17. Thực hiện Hiệp định, cùng với việc chuyển quân tập kết ra Bắc, để chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng Miền Nam, đặc biệt là cho việc xây dựng lại Miền Nam khi nước nhà được hòa bình, Bác Hồ, Trung ương Đảng và Chính phủ đã chủ trương đưa con em cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam ra miền Bắc học tập. Trong 21 năm, từ năm 1954-1975, hơn 32.000 học sinh miền Nam bằng nhiều cách di chuyển khác nhau đã được đưa ra Bắc học tập, đào tạo tại 28 trường ở: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Tây (cũ).....Hành trình của hơn 3 vạn học sinh từ tuyến lửa ra vùng hòa bình đã trở thành một cuộc thiên di chưa từng có trong lịch sử. Hướng tới dịp kỷ niệm Kỷ niệm 70 năm chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954, mục “Chuyện đêm” hôm nay, chúng ta cùng nghe Nhà giáo ưu tú Đàm thị Ngọc Thơ (nguyên Hiệu trưởng Trường Phổ thông Trung học Hồ Thị Kỷ, thị xã Cà Mau) chia sẻ về những ký ức khi là học sinh miền Nam được ra Bắc học tập
|
Ngày phát hành 20:48 | 16/6/2021 Đón công nhân từ vùng dịch trở về: Các địa phương cần làm gì để đảm bảo an toàn? - Cuốn sách “Ký ức chiến tranh của người lính Thủ đô”. - Cách trồng các loại giống cây sen mới.
|
Ngày phát hành 0:0 | 27/6/2019 Câu chuyện của nạn nhân Chẻo Mý Hin, cô bé người Dao 14 tuổi, ở bản Phăng Xô Lin 1, xã Phăng Xô Lin, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, 11 năm trước bị chính gia đình người bác ruột lừa bán sang Trung Quốc là một minh chứng. Mặc dù gia đình nạn nhân đã có đơn tố cáo, nhưng đến nay, nghi can là người bác ruột bán cháu vẫn sống ung dung ngoài vòng pháp luật, gây búc xúc trong nhân dân. Vì sao vụ buôn bán người ở Sìn Hồ vẫn chưa được làm sáng tỏ?
|
Ngày phát hành 12:7 | 5/12/2023 Sáng nay (5/12) tại Bảo tàng Quân khu 7, Cục Chính trị Quân khu 7 phối hợp với Cục Chính trị Quân đoàn 4 tổ chức Triển lãm chuyên đề “Ký ức thời hoa lửa”.
|
Ngày phát hành 7:30 | 21/7/2024 Hơn 70 năm trôi qua, ký ức của những học sinh miền Nam ra Bắc học tập những ngày cuối năm 1954, đầu năm 1955 vẫn còn vẹn nguyên với nhiều người. Trải qua những ngày tháng không quên đó, có những người từ xa lạ trở nên thân thiết.
|