logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 150 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam sẽ thu hút FDI chọn lọc hơn (Thời sự trưa 4/10/2018)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam sẽ thu hút FDI chọn lọc hơn (Thời sự trưa 4/10/2018)

Ngày phát hành 0:0 | 4/10/2018

- Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 dành cả ngày thảo luận về Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa 10 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Nhân sự kiện này, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam có bài viết, nhan đề “Thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020:Tăng cường thông tin, tuyên truyền, phủ sóng phát thanh trên vùng biển, đảo của ta”.
- Chủ trì Hội nghị 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam với chủ đề “Tầm nhìn và cơ hội mới trong kỷ nguyên mới”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, khu vực đầu tư nước ngoài là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế Việt Nam và đang đồng hành với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Ngân hàng Thế giới nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay từ 6,5% lên 6,8%.
- Mỹ đã quyết định rút ra khỏi 2 thỏa thuận quốc tế, sau một thời gian bị chính phủ Iran và Palestine đệ đơn kiện lên Tòa Công lý quốc tế về những chính sách bị coi là “thù địch” đối với hai quốc gia này.
- Ấn Độ khánh thành sân bay được xây dựng trên dãy Himalaya với độ cao hơn 1 nghìn 300 mét so với mực nước biển. Dự kiến, chuyến bay đầu tiên sẽ chính thức diễn ra vào hôm nay.

Tháo gỡ bất cập về chính sách bảo hiểm đối với doanh nghiệp FDI (17/12/2021)

Tháo gỡ bất cập về chính sách bảo hiểm đối với doanh nghiệp FDI (17/12/2021)

Ngày phát hành 11:2 | 17/12/2021

Những năm qua, khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam là điểm đến của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 8 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tuy chỉ chiếm 20% dân số, nhưng đóng góp 45% GDP của cả nước. Riêng thành phố Hồ Chí Minh được ví như "trụ cột phát triển" của cả vùng, chiếm 42% tổng dân số, 56% vốn đầu tư xã hội, và đóng góp 51% vào GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đáng chú ý, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là nơi tập trung số lượng các khu công nghiệp lớn nhiều nhất trong cả nước. Theo đó, nguồn vốn FDI mà các nhà đầu tư nước ngoài rót vào vùng chiếm gần một nửa tổng giá trị thu hút FDI của cả nước. Qua đó, giúp các địa phương này tăng thu ngân sách đồng thời tạo việc làm cho người dân. Để đảm bảo an sinh xã hội, các địa phương và doanh nghiệp FDI đều chú trọng thực hiện tốt chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN). Tuy nhiên, chính sách này còn có điểm bất cập cần sớm được tháo gỡ.

Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ: Kỳ vọng vào Chiến lược thu hút FDI thế hệ mới (18/12/2017)

Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ: Kỳ vọng vào Chiến lược thu hút FDI thế hệ mới (18/12/2017)

Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2017

Năm 2023 giải ngân vốn FDI cao kỷ lục- 23,18 tỷ USD

Năm 2023 giải ngân vốn FDI cao kỷ lục- 23,18 tỷ USD

Ngày phát hành 9:36 | 27/12/2023

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính đến 20/12/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 36,6 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2022. Vốn giải ngân khoảng 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022. Đây là mức giải ngân kỷ lục từ trước tới nay. Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, trong tổng vốn đăng ký hơn 36,6 tỷ USD, thì vốn đăng ký mới đạt gần 20,19 tỷ USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ. Số dự án đăng ký mới cũng đạt 3.188 dự án, tăng 56,6%. Như vậy, cả dự án mới và vốn đăng ký mới đều tăng mạnh. Đây là một điểm rất đáng ghi nhận. Ngoài vốn đăng ký mới, năm 2023 cũng ghi nhận 1.262 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt hơn 7,88 tỷ USD. Trong khi đó, vốn đầu tư thông qua góp vốn mua cổ phần đạt hơn 8,5 tỷ USD, tăng 65,7% so với cùng kỳ. Nhờ quy mô vốn góp tăng nên dù lượt giao dịch góp vốn, mua cổ phần trong năm 2023 chỉ đạt 3.451 lượt, giảm 3,2% so với cùng kỳ, nhưng vốn góp lại tăng cao. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài (có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư…), như TP.HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai. Riêng 10 địa phương này đã chiếm tới 78,6% số dự án mới và 74,4% số vốn của cả nước trong năm 2023. Năm 2023, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 23,5 tỷ USD, chiếm 64,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 39,9% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 4,67 tỷ USD, chiếm hơn 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 4,8% so với cùng kỳ. Xét về đối tác, trong năm 2023, đã có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 6,8 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 5,4% so với cùng kỳ 2022. Tiếp đến là Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan... Thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong năm nay đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên để thu hút dòng vốn FDI có chất lượng trong thời gian tới, Việt Nam cần thực thi nhiều giải pháp hiệu quả, như: nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch, gắn quy hoạch với tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, xác định đúng định hướng thu hút đầu tư của thành phố trong từng thời kỳ, tăng cường hiệu quả và đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư cả trong và ngoài nước, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh, tạo bước chuyển thật sự về chất mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với doanh nghiệp, công dân nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, tập trung đầu tư, nâng cấp đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

THỜI SỰ 12H TRƯA 10/1/2020: Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2019 chính thức khai mạc với chủ đề "Vai trò và đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp FDI trong phát triển nhanh và bền vững".

THỜI SỰ 12H TRƯA 10/1/2020: Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2019 chính thức khai mạc với chủ đề

Ngày phát hành 0:0 | 10/1/2020

- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Bộ Tài chính. Năm qua, thu ngân sách cả nước vượt gần 10% dự toán.
- Việt Nam chủ trì phiên thảo luận mở cấp Bộ trưởng của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với chủ đề “Kỷ niệm 75 năm Liên hợp quốc: Tuân thủ Hiến chương để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”. Đồng thời, chúng ta cũng chủ trì cuộc họp đầu tiên Ủy ban các đại diện thường trực tại ASEAN.
- Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2019 đã chính thức khai mạc với chủ đề "Vai trò và đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp FDI trong phát triển nhanh và bền vững".
- Vụ việc ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội, khiến người dân cả nước đau xót, bàng hoàng và phẫn nộ trước hành vi bạo lực của những kẻ lợi dụng khiếu kiện để chống đối, gây rối trật tự công cộng, gây thiệt hại tài sản và tính mạng người khác. Cần vạch trần và trừng trị những kẻ cơ hội núp bóng NHÂN DÂN.
- Trước sự phản ứng quyết liệt của Indonesia Trung Quốc đã rút các tàu hai cảnh khỏi vùng biển Natuna.
- Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng Hạ viện Anh cũng đã thông qua thỏa thuận Brexit, qua đó dọn đường để Anh rời khỏi liên minh châu Âu vào ngày 31 tháng 1 này.
- Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết ngăn cản Tổng thống phát động chiến tranh với Iran.

Tiềm năng và điểm nghẽn dòng vốn FDI - Góc nhìn nhà đầu tư, chuyên gia (25/2/2024)

Tiềm năng và điểm nghẽn dòng vốn FDI - Góc nhìn nhà đầu tư, chuyên gia (25/2/2024)

Ngày phát hành 15:2 | 25/2/2024

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, luỹ kế từ thời điểm Luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực (từ 1987)- là khung pháp lý đầu tiên về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, đến cuối năm 2023, đã có 143 quốc gia, vùng lãnh thổ tới đầu tư tại Việt Nam với gần 40 nghìn dự án, tổng vốn đăng ký hơn 462 tỷ USD. Khu vực FDI hiện là đầu tàu dẫn dắt xuất khẩu Việt Nam – chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, cùng nhiều vai trò quan trọng khác. Tiềm năng thu hút FDI của Việt Nam đang rất lớn, nhưng song song với đó là những điểm nghẽn cần tháo gỡ, để dòng vốn này được khơi thông đạt kỳ vọng.

Thu hút FDI chất lượng cao- triển vọng và thách thức (29/05/2022)

Thu hút FDI chất lượng cao- triển vọng và thách thức (29/05/2022)

Ngày phát hành 11:58 | 29/5/2022

Đến thời điểm này, đại dịch COVID 19 đã tạm lắng và hầu như các hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh tế đang trở lại bình thường và phục hồi. Nhiều động lực tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đang quay trở lại dần như trước đại dịch Covid-19 và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có bước phục hồi và tăng trưởng, đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng dương của GDP trong những tháng đầu năm nay. Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, 11,71 tỷ USD là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt nam trong 5 tháng đầu năm. Trong khi vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài đạt 7,71 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cũng cho thấy, dòng vốn đầu tư nước ngoài đã đi vào phục vụ các ngành sản xuất- kinh doanh, góp phần phục hồi kinh tế. Trong bối cảnh thế giới tiến vào kỷ nguyên của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, Việt nam kiên định ưu tiên thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là các ngành nghề mới trên nền tảng công nghiệp 4.0, dòng vốn này đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, rất cần những cơ chế, chính sách để Việt nam thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài này. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật trực tiếp với chủ đề “Thu hút FDI chất lượng cao- triển vọng và thách thức”. Khách mời là ông Phan Hữu Thắng- nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư và ông Nguyễn Văn Toàn- Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Nhìn nhận thực tiễn "Việt Nam - Top 10 điểm đến thu hút FDI Châu Âu" (05/2/2024)

Nhìn nhận thực tiễn

Ngày phát hành 6:37 | 5/2/2024

Vị thế điểm nóng đầu tư của Việt Nam tăng lên đáng kể; đa số các doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam xếp hạng Việt Nam Top 10 điểm đến đầu tư toàn cầu; Nhiều doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng kinh doanh, tăng vốn vào thị trường 100 triệu dân... Đây là những thông tin đáng chú ý trong Báo cáo Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI), mới được Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) công bố. Những thông tin cho thấy triển vọng kinh doanh Quý 1/2024 của Việt Nam rất tích cực, có thể là tiền đề thu hút FDI cả năm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, từ cấp vĩ mô đến Bộ, ngành, doanh nghiệp cần lưu ý nhiều vấn đề liên quan, để dòng vốn FDI từ cộng đồng doanh nghiệp Châu Âu nói riêng, dòng FDI chất lượng nói chung chảy vào Việt Nam không chỉ nhiều mà còn chất lượng – xanh và bền vững. Ông Nguyễn Hải Minh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cùng trao đổi vấn đề này.

TP.HCM: làm gì để đón dòng vốn FDI dịch chuyển sau dịch bệnh Covid -19? (18/6/2020)

TP.HCM: làm gì để đón dòng vốn FDI dịch chuyển sau dịch bệnh Covid -19? (18/6/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 18/6/2020

Dù vướng dịch bệnh Covid-19 nhưng trong 5 tháng đầu năm 2020, TPHCM vẫn thu hút được 1 tỷ 600 triệu USD vốn FDI. Theo dự báo, dịch Covid-19 khiến dòng vốn FDI sẽ có sự dịch chuyển từ Trung Quốc sang một số nước trong khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Là nơi kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, TPHCM đã chuẩn bị gì để đón dòng vốn đầu tư này. Lệ Hằng, phóng viên thường trú tại TP.HCM có bài đề cập:

THỜI SỰ 18H CHIỀU 30/4/2023: Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam đạt gần 9 tỷ USD

THỜI SỰ 18H CHIỀU 30/4/2023: Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam đạt gần 9  tỷ USD

Ngày phát hành 18:28 | 30/4/2023

Hôm nay, ngày 30/4, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân kỷ niệm 48 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Phóng viên Đài TNVN phản ánh kết quả quan trọng chuyến thăm chính thức Cộng hòa Cuba, Cộng hòa Argentina và Cộng hòa Đông Urguoay của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta
- Quảng Ninh khánh thành đường bao biển nối thành phố Hạ Long với Cẩm Phả
- Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam đạt gần 9 tỷ USD. Nhiều chuyên gia quốc tế nhận định: Đây là “cú hích” cho tăng trưởng của Việt Nam
- Tổng thống Philippines lên đường thăm chính thức Mỹ trong chuyến thăm kéo dài 4 ngày. Giới phân tích đánh giá, chuyến thăm nhằm mục đích tái khẳng định mối quan hệ đặc biệt giữa Philippines và Mỹ
- -Căng thẳng giữa Ba Lan và Nga gia tăng sau khi Ba Lan tịch thu cơ sở giáo dục của Nga ở thủ đô Vác-sa-va

Sau 4 năm thực thi Hiệp định EVFTA: Kỳ vọng gia tăng nguồn vốn FDI chất lượng cao, tạo chuỗi cung ứng bền vững hơn (01/08/2024)

Sau 4 năm thực thi Hiệp định EVFTA: Kỳ vọng gia tăng nguồn vốn FDI chất lượng cao, tạo chuỗi cung ứng bền vững hơn  (01/08/2024)

Ngày phát hành 9:11 | 1/8/2024

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu - EU (EVFTA) đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020. EVFTA là hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, tiêu chuẩn cao và toàn diện nhất mà EU (với 27 nền kinh tế phát triển) đã ký kết với một nước đang phát triển là Việt Nam. Mặc dù chịu tác động không nhỏ bởi đại dịch Covid-19, cuộc xung đột quân sự Nga - Ucraina và những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, song các kết quả Việt Nam đạt được (ở cả 3 chiều cạnh lớn, là: cải cách thể chế, thương mại xuất nhập khẩu và đầu tư) sau 4 năm thực thi EVFTA là rất đáng ghi nhận. Là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu sau 4 năm Hiệp định EVFTA có hiệu lực ước tính khoảng 200 tỷ USD, tăng trưởng xuất khẩu đạt từ 12-15% và là nước xuất siêu vào EU. Trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường “làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống”, trong đó có thương mại và đầu tư, việc thu hút nguồn vốn FDI chất lượng cao từ EU để kết nối, tạo chuỗi cung ứng hàng hoá bền vững hơn là vấn đề đặt ra. PV Nguyên Long PV ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) về nội dung này.

Làm gì để nâng cao hiệu quả thu hút FDI? (24/6/2020)

Làm gì để nâng cao hiệu quả thu hút FDI? (24/6/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 24/6/2020

- Việt Nam cần có giải pháp cụ thể thực hiện chiến lược về thu hút đầu tư nước ngoài thế hệ mới.
- Những vấn đề gì đang được đặt ra trong thu hút FDI, khi nước ta đang hội nhập ngày càng sâu với nền kinh tế toàn cầu?
- Chống chuyển giá doanh nghiệp FDI – Cần Kiểm toán Nhà nước vào cuộc.

Thực thi cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu và bài toán duy trì sức hút nguồn vốn FDI (20/6/2023)

Thực thi cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu và bài toán duy trì sức hút nguồn vốn FDI (20/6/2023)

Ngày phát hành 12:53 | 20/6/2023

Thực thi cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu – cơ hội song hành thách thức. Chính phủ Việt Nam cần coi thách thức từ thuế tối thiểu toàn cầu là cơ hội để chuyển đổi chất lượng thu hút đầu tư, thông qua các ưu đãi và hỗ trợ về chi phí, như chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí tăng trưởng xanh.... Đó là thông điệp, kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp thuộc diện thực thi cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu, từ 2024. Đó cũng là bài toán đặt ra với Chính phủ và các cơ quan liên quan trong nghiên cứu, tham mưu ban hành các chủ trương, chính sách liên quan tiến trình thực thi cơ chế này. Ở góc độ chuyên gia, PGS.TS Nguyễn Anh Thu – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội góp một góc nhìn:

THỜI SỰ 6H SÁNG 19/11/2024: Khởi tố vụ án huy động hơn 3.700 tỷ đồng và mất khả năng thanh toán xảy ra tại Công ty GFDI

THỜI SỰ 6H SÁNG 19/11/2024: Khởi tố vụ án huy động hơn 3.700 tỷ đồng và mất khả năng thanh toán xảy ra tại Công ty GFDI

Ngày phát hành 6:52 | 19/11/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh G20, trong phiên thảo luận cuộc chiến chống đói nghèo và phát triển; tiếp xúc, trao đổi với Lãnh đạo nhiều nước trên thế giới
- Khởi tố vụ án huy động hơn 3.700 tỷ đồng và mất khả năng thanh toán xảy ra tại Công ty GFDI
- Đặc phái viên Mỹ về Trung Đông hôm nay sẽ trở lại Lebanon để “chốt” thỏa thuận đình chiến cuối cùng
- Gỡ bỏ áp lực để nhà giáo hoàn thành sứ mệnh trồng người

Tận dụng cơ hội đón đầu làn sóng FDI hậu Covid-19 (15/5/2020)

Tận dụng cơ hội đón đầu làn sóng FDI hậu Covid-19 (15/5/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 15/5/2020

Việt Nam đang có nhiều cơ hội đón đầu làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hậu Covid-19. Đây là đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, nhà quản lý khi nước ta đạt được những kết quả quan trọng trong phòng chống dịch Covid-19, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh, đầu tư. Vấn đề đặt ra là làm sao tận dụng được cơ hội này để chuyển hóa thành hiện thực? Những nút thắt nào cần phải tháo gỡ ngay? Bài học nào được rút ra từ việc bỏ lỡ dòng vốn FDI chất lượng cao trong những năm trước đây? Mục Tiêu điểm sau đây với phần trình bày của BTV Thanh Trường sẽ nói rõ vấn đề này.

12345678910

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: