logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 21 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Bảo vệ dữ liệu cá nhân - Chủ động phòng tránh trên những nền tảng xuyên biên giới (28/08/2021)

Bảo vệ dữ liệu cá nhân - Chủ động phòng tránh trên những nền tảng xuyên biên giới (28/08/2021)

Ngày phát hành 22:13 | 28/8/2021

Bảo vệ dữ liệu cá nhân, đặc biệt là các loại dữ liệu cá nhân xuyên biên giới ở nước ta đang đặt ra nhiều thách thức về chính sách - pháp lý, trong đó cần quan tâm đến các vấn đề như an ninh mạng, bảo vệ quyền riêng tư, khả năng thực thi pháp luật khi các vi phạm xảy ra từ các nền tảng xuyên biên giới. Ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam - cho biết: Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 nước có lượng dữ liệu luân chuyển xuyên biên giới lớn nhất trên thế giới. Xu thế này phản ánh một cách tích cực tiềm năng và cơ hội của Việt Nam, nhưng cũng đem tới nhiều thách thức trong bảo vệ an toàn dữ liệu cho người sử dụng cũng như quyền riêng tư của mỗi người. Do đó, cần chủ động bảo vệ dữ liệu cá nhân trên các nền tảng xuyên biên giới.

Báo động tình trạng lộ, lọt, mua bán dữ liệu cá nhân - giải pháp nào để ngăn chặn (19/8/2022)

 Báo động tình trạng lộ, lọt, mua bán dữ liệu cá nhân - giải pháp nào để ngăn chặn (19/8/2022)

Ngày phát hành 19:3 | 19/8/2022

Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, số lượng dữ liệu cá nhân bị thu thập, mua bán trái phép phát hiện được tại Việt Nam lên tới gần 1.300 GB, trong đó có nhiều dữ liệu cá nhân nội bộ, nhạy cảm. Chỉ với vài thao tác tìm kiếm đơn giản trên Google, bất cứ ai cũng có thể tìm được các website mua bán thông tin cá nhân người dùng. Từ vài trăm nghìn đồng cho đến vài chục triệu đồng, người mua có thể sở hữu tập danh sách khách hàng chi tiết từ tên tuổi, địa chỉ, ngày sinh, cho đến số điện thoại cá nhân, số chứng minh nhân dân…, thậm chí chi tiết hơn còn phân loại tập khách hàng theo các lĩnh vực cụ thể như y tế, bất động sản, giáo dục...Trên thực tế, các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo về tình trạng lộ, lọt, mua bán dữ liệu cá nhân, nhưng vì sao tình trạng này vẫn tiếp diễn? Việc lộ, lọt, mua bán dữ liệu cá nhân đã và đang gây ra những hệ lụy gì? Và giải pháp nào để ngăn chặn?

Bảo vệ dữ liệu cá nhân trước nguy cơ lộ lọt, rò rỉ trên không gian mạng (25/9/2024)

Bảo vệ dữ liệu cá nhân trước nguy cơ lộ lọt, rò rỉ trên không gian mạng (25/9/2024)

Ngày phát hành 17:4 | 25/9/2024

Hơn 61 triệu tài khoản bị lộ lọt. Số vụ lộ lọt dữ liệu là 46 vụ, với khoảng 13 triệu bản ghi dữ liệu khách hàng bị rao bán; 12,3G mã nguồn bị lộ lọt…Các mối đe dọa trên không gian mạng như mã độc tống tiền, giả mạo thông tin, các cuộc tấn công có chủ đích… ngày càng phức tạp và gia tăng. Đây là những thông tin báo động về thực trạng và nguy cơ lộ lọt, rò rỉ dữ liệu, thông tin cá nhân được Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố mới đây. Còn theo Bộ Công an, 2/3 dân số Việt Nam đang bị chia sẻ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng với nhiều hình thức khác nhau. Được ví như những "mỏ dầu" của thế giới, dữ liệu cá nhân và dữ liệu số cá nhân là tài nguyên lớn của các quốc gia. Thế nhưng, những tài nguyên này đang đứng trước nguy cơ bị rò rỉ, đánh cắp và biến thành hàng hóa trên thị trường ngầm. Vậy những nguy cơ nào sẽ xảy ra nếu thông tin cá nhân bị lộ lọt? Và cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường điện tử? Ông Ngô Tuấn Anh, Tổng giám đốc Công ty An ninh mạng SCS, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam sẽ cùng trao đổi vấn đề này.

Mắc bẫy lừa đảo vay qua ứng dụng (app) - Nguy cơ rò rỉ dữ liệu cá nhân (30/07/2022)

Mắc bẫy lừa đảo vay qua ứng dụng (app) - Nguy cơ rò rỉ dữ liệu cá nhân (30/07/2022)

Ngày phát hành 16:18 | 30/7/2022

Cảnh báo mắc bẫy lừa đảo vay "tín dụng đen" trên các ứng dụng (app) - Nguy cơ mất thông tin cá nhân
- Mexico City triển khai trang trại điện mặt trời đô thị lớn nhất thế giới

Chặn cuộc gọi, tin nhắn rác: Người dân có thực sự được bảo vệ dữ liệu cá nhân hay không? (21/8/2020)

Chặn cuộc gọi, tin nhắn rác: Người dân có thực sự được bảo vệ dữ liệu cá nhân hay không? (21/8/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 21/8/2020

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 91/2020 về chống tin nhắn rác, thư điện tử, cuộc gọi rác. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/10. Không chỉ nằm ở quy định xử phạt mạnh tay lên tới trăm triệu đồng, thu lại số điện thoại vi phạm, điểm mới nhất của quy định mới này là tạo ra cơ chế cho người dùng có thể tự bảo vệ bản thân. Vậy, Nghị định 91 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử, cuộc gọi rác quy định như thế nào? Người dân có thực sự được bảo vệ dữ liệu cá nhân hay không? Dòng chảy sự kiện bàn câu chuyện này với khách mời là ông Lê Thanh Tùng, Phó giám đốc Công ty CP An ninh mạng.

Bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường điện tử (22/10/2024)

Bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường điện tử (22/10/2024)

Ngày phát hành 16:50 | 22/10/2024

Hơn 61 triệu tài khoản bị lộ lọt. Số vụ lộ lọt dữ liệu là 46 vụ, với khoảng 13 triệu bản ghi dữ liệu khách hàng bị rao bán; 12,3G mã nguồn bị lộ lọt…Các mối đe dọa trên không gian mạng như mã độc tống tiền, giả mạo thông tin, các cuộc tấn công có chủ đích… ngày càng phức tạp và gia tăng. Đây là những thông tin báo động về thực trạng và nguy cơ lộ lọt, rò rỉ dữ liệu, thông tin cá nhân được Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố mới đây. Còn theo Bộ Công an, 2/3 dân số Việt Nam đang bị chia sẻ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng với nhiều hình thức khác nhau. Được ví như những mỏ dầu của thế giới, dữ liệu cá nhân và dữ liệu số cá nhân là tài nguyên lớn của các quốc gia. Thế nhưng, những tài nguyên này đang đứng trước nguy cơ bị rò rỉ, đánh cắp và biến thành hàng hóa trên thị trường ngầm. Vậy những nguy cơ nào sẽ xảy ra nếu thông tin cá nhân bị lộ lọt? Và cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường điện tử? Ông Ngô Tuấn Anh, Tổng giám đốc Công ty An ninh mạng SCS, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam cùng trao đổi vấn đề này.

Cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường điện tử? (02/10/2024)

Cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường điện tử? (02/10/2024)

Ngày phát hành 23:0 | 2/10/2024

Cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường điện tử?
- “Khám phá bể nước ngầm Basilica được mệnh danh là Cung điện trong lòng đất ở Thổ Nhĩ Kỳ”
- Giới thiệu cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - Từ nhượng địa đến thành phố (1873-1945)” của tác giả Đào Thị Diến”
- Ông Trần Đình Trọng - Người xây dựng thương hiệu “cà phê công bằng Eatu”

Thẻ căn cước công dân gắn chip: Những vấn đề về bảo mật dữ liệu cá nhân (18/1/2021)

Thẻ căn cước công dân gắn chip: Những vấn đề về bảo mật dữ liệu cá nhân (18/1/2021)

Ngày phát hành 16:38 | 18/1/2021

Theo khoản 1, Điều 3 Luật Căn cước công dân năm 2014, Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân. Khi sử dụng thẻ căn cước công dân, thì mọi người phải đi đổi vào năm 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Trong dự án sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân gắn chip tại Quyết định 1368, thì bắt đầu từ năm 2021, mọi người có thể làm thẻ căn cước công dân gắn chip. Vậy, đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip có thuận lợi gì, sẽ kết nối liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia như thế nào? Đặc biệt, có khá nhiều người quan tâm đến vấn đề bảo mật dữ liệu cá nhân khi sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip. Mời quý vị tìm hiểu những vấn đề về bảo mật dữ liệu cá nhân cho người sử dụng khi đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip, với vị khách mời là ông Trần Thanh Long - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC, thuộc Tập đoàn G-Group).

THỜI SỰ 21H30 ĐÊM 15/1/2022: Triệt phá đường dây mua bán hơn 6 triệu dữ liệu cá nhân với số tiền hàng tỷ đồng.

THỜI SỰ 21H30 ĐÊM 15/1/2022: Triệt  phá đường dây mua bán hơn 6 triệu dữ liệu cá nhân với số tiền hàng tỷ đồng.

Ngày phát hành 22:13 | 15/1/2022

Chuẩn bị đón Xuân Nhâm Dần, các hoạt động chăm lo Tết tiếp tục được tổ chức tại một số địa phương.
- Tất cả các quận, huyện của Hà Nội đều đang ở mức nguy cơ dịch trung bình và nguy cơ cao, không còn vùng xanh và vùng nguy cơ thấp.
- TP Hồ Chí Minh đã duy trì trạng thái vùng xanh 2 tuần liên tiếp.
- Công an tỉnh Thừa Thiên Huế triệt phá đường dây mua bán hơn 6 triệu dữ liệu cá nhân với số tiền hàng tỷ đồng.
- Nga tuyên bố, không chấp nhận các căn cứ NATO gần biên giới nước mình.
- Cảnh báo sóng thần được ban bố ở nhiều quốc gia khu vực Thái Bình Dương sau khi sóng thần tràn vào đảo lớn nhất thuộc quần đảo Tông-ga.

Nguy cơ mất dữ liệu cá nhân luôn hiện hữu trong không gian mạng, nguyên nhân và giải pháp để khắc phục (4/12/2018)

Nguy cơ mất dữ liệu cá nhân luôn hiện hữu trong không gian mạng, nguyên nhân và giải pháp để khắc phục (4/12/2018)

Ngày phát hành 0:0 | 4/12/2018

- Phát triển du lịch nông thôn gắn xây dựng nông thôn mới – Làm gì để có thêm những sản phẩm du lịch đặc sắc?
- Nguy cơ mất dữ liệu cá nhân luôn hiện hữu trong không gian mạng, nguyên nhân và giải pháp để khắc phục.
- Thị trường đồ trang trí cho Noel năm nay.

Phạt người mua - bán dữ liệu cá nhân trái phép (24/02/2021)

Phạt người mua - bán dữ liệu cá nhân trái phép (24/02/2021)

Ngày phát hành 11:8 | 27/2/2021

- Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cán bộ, Đảng viên
- Phạt người mua - bán dữ liệu cá nhân trái phép

Cảnh giác trước các ứng dụng lừa đảo - Những chiêu trò "cướp trắng" tiền bạc và đánh cắp dữ liệu cá nhân (08/05/2021)

Cảnh giác trước các ứng dụng lừa đảo - Những chiêu trò

Ngày phát hành 13:0 | 8/5/2021

Lừa đảo từ các ứng dụng đang trở thành hiểm họa khiến nhiều người không chỉ mất thông tin cá nhân, thậm chí còn bị lừa mất tiền. Do đó, người tham gia cần hết sức cân nhắc khi đầu tư thời gian, công sức hay tiền bạc vào bất cứ loại tiền ảo nào cũng như trên bất cứ ứng dụng nào. Chưa kể, thời gian gần đây, hàng loạt ứng dụng "bỗng nhiên biến mất" khiến nhiều người chơi ngỡ ngàng, bởi không chỉ mất hết tiền đầu tư vào các ứng dụng này, mà ngay cả những người mời gọi, lôi kéo họ cùng chơi cũng mất tiền hoặc không tìm được đơn vị chủ quản của ứng dụng. Cần làm gì để tránh cài đặt các ứng dụng có thể lấy cắp thông tin cá nhân, thậm chí là "cướp trắng" tiền bạc của người chơi?

Bảo vệ dữ liệu cá nhân trước nguy cơ lộ lọt, rò rỉ trên không gian mạng (26/09/2024)

Bảo vệ dữ liệu cá nhân trước nguy cơ lộ lọt, rò rỉ trên không gian mạng  (26/09/2024)

Ngày phát hành 16:50 | 26/9/2024

- Bảo vệ dữ liệu cá nhân trước nguy cơ lộ lọt, rò rỉ trên không gian mạng.
- Khám phá những bộ phim đặc sắc của nền điện ảnh Italia.

Mắc bẫy lừa đảo vay qua ứng dụng - Nguy cơ rò rỉ dữ liệu cá nhân (30/07/2022)

Mắc bẫy lừa đảo vay qua ứng dụng - Nguy cơ rò rỉ dữ liệu cá nhân (30/07/2022)

Ngày phát hành 16:57 | 30/7/2022

Cảnh báo mắc bẫy lừa đảo "tín dụng đen" trên các ứng dụng (app) - Nguy cơ mất thông tin cá nhân
- Mexico City triển khai trang trại điện mặt trời.

Bảo vệ dữ liệu cá nhân - Cần xử phạt tình trạng mua bán thông tin người sử dụng (04/03/2021)

Bảo vệ dữ liệu cá nhân - Cần xử phạt tình trạng mua bán thông tin người sử dụng (04/03/2021)

Ngày phát hành 20:0 | 4/3/2021

- Cảnh báo tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân.
- Góc nhìn mới của Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông IPS trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân.

12

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h59-6h00 Báo giờ
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Đối thoại
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: