Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 10:31 | 2/1/2021 - Kinh nghiệm xây dựng chính quyền điển tử, đô thị thông minh ở Thừa Thiên Huế. - Đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng chính phủ điện tử.
|
Ngày phát hành 18:22 | 26/8/2023 Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) là đề án liên quan trực tiếp đến những đột phá chiến lược, phục vụ lợi ích của quốc gia, người dân và doanh nghiệp. Việc triển khai đề án có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài trong việc xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2022 - 2030.
Những lợi ích thiết thực của việc phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã phần nào được thể hiện trong cuộc sống. Nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về chuyển đổi số quốc gia nói chung và thực hiện Đề án 06 nói riêng ngày càng đầy đủ, toàn diện, sâu sắc. Các bộ, ngành, địa phương đã thấy rõ tầm quan trọng của việc triển khai Đề án 06; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án được tiến hành quyết liệt, thường xuyên, liên tục, đem lại hiệu quả thiết thực, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, sau gần 2 năm, quá trình triển khai còn gặp khó khăn, vướng mắc cần có thêm các giải pháp tháo gỡ. Để Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia đạt thành công là chủ đề chúng tôi bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời là Thiếu tá Trần Duy Hiển, Phó giám đốc trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an và bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban 4 thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.
|
Ngày phát hành 10:48 | 4/12/2022 Công cuộc chuyển đổi số đang có những bước tiến ngày càng tích cực: Năm 2020, Việt Nam lần đầu tiên có tên trên bản đồ số toàn cầu; 2021 - Việt Nam có Ủy ban Chuyển đổi số Quốc gia; 2022 - Việt Nam tổ chức Ngày Chuyển đổi số Quốc gia, với nhiều hoạt động... Chuyển đổi số đang dần “ngấm” vào từng người dân, qua nhiều cách thức khác nhau. Vai trò của doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp số đã và đang thể hiện ngày càng rõ nét trong công cuộc này. Nói vậy không có nghĩa chặng đường tiến tới Chính phủ số-Kinh tế số-Xã hội số Việt Nam chỉ toàn những điều thuận lợi. Tăng tốc chuyển đổi số trong bối cảnh kinh tế mới sẽ có nhiều thách thức, cần nỗ lực của mọi thành phần. Hãy cùng nhìn lại một năm chuyển đổi số quốc gia – 2022, cùng nhận diện những thách thức trong chặng đường mới, với hai vị khách mời, đó là ông Nguyễn Hoa Cương - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và ông Lê Hùng Cường, Phó Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn chuyển đổi số FPT (FPT Digital)
|
Ngày phát hành 20:41 | 23/2/2022 Chuyển đổi số là xu thế tất yếu không chỉ ở riêng nước ta mà trên bình diện toàn thế giới, nhất là trong bối cảnh đối diện với “thách thức kép”, vừa chống đại dịch COVID-19, vừa chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Với nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, hoạt động chuyển đổi số thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực ở cả 3 trụ cột là Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Vậy nhưng, để thực hiện hiệu quả Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 thì vẫn còn nhiều việc phải làm.
|
Ngày phát hành 16:17 | 28/7/2022 Đầu năm nay, Thủ tướng chính phủ đã ký ban hành Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), với mục tiêu ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thẻ căn cước công dân gắn chip linh hoạt sáng tạo, phù hợp Chương trình Chuyển đổi số quốc gia. Hiện, các bộ ngành, địa phương đang triển khai đề án này như thế nào? Còn những tồn tại khó khăn nào cần điều chỉnh cho chặng đường sắp tới?
|
Ngày phát hành 9:37 | 26/7/2023 Sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV gồm 7 chương, 54 điều có nhiều điểm mới so với luật hiện hành. Vậy những điểm mới có tính đột phá như thế nào cho các giao dịch điện tử trong tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội? Người dân và doanh nghiệp sẽ được đảm bảo an toàn, thuận tiện ra sao trong giao dịch hay thực hiện các thủ tục trên môi trường số?
|
Ngày phát hành 0:0 | 13/12/2020 Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát động chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng nền tảng điện toán đám mây và khẳng định công nghệ điện toán đám mây là một trong những công nghệ trụ cột trong quá trình Chuyển đổi số quốc gia. Việc phát triển các hệ thống điện toán đám mây Make in Việt Nam cần quan tâm đến bảo đảm an toàn thông tin.
|
Ngày phát hành 10:42 | 30/10/2022 Công cuộc chuyển đổi số đang có những bước tiến ngày càng tích cực: Năm 2020, Việt Nam lần đầu tiên có tên trong bản đồ số toàn cầu; 2021 - Việt Nam có Ủy ban Chuyển đổi số Quốc gia; 2022 - Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Ngày Chuyển đổi số Quốc gia, với nhiều hoạt động... Quan trọng hơn, chuyển đổi số đang dần hiện hữu trong mọi lĩnh vực đời sống, “ngấm” tới đa số người dân, qua nhiều cách thức khác nhau. Trong tiến trình này, vai trò của doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp số ngày càng quan trọng. Cụ thể, vai trò đó đã và đang được thể hiện như thế nào; sắp tới cần thể hiện ra sao và doanh nghiệp cần được hỗ trợ như thế nào để khẳng định vị thế trong nỗ lực chung – xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số Việt Nam? Ông Nguyễn Trọng Đường – Chuyên gia Chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông; và ông Đoàn Đại Phong – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giải pháp doanh nghiệp, Tập đoàn Viettel (Viettel Solusions) cùng bàn luận:
|
Ngày phát hành 0:0 | 13/8/2020 Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 03/6/2020, xác định rõ chuyển đổi số là quá trình tất yếu của Việt Nam để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Chương trình hướng tới mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu. Đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn.
|
Ngày phát hành 9:6 | 7/12/2022 Công cuộc chuyển đổi số đang có những bước tiến ngày càng tích cực: Năm 2020, Việt Nam lần đầu tiên có tên trên bản đồ số toàn cầu; 2021 - Việt Nam có Ủy ban Chuyển đổi số Quốc gia; 2022 - Việt Nam tổ chức Ngày Chuyển đổi số Quốc gia, với nhiều hoạt động... Chuyển đổi số đang dần “ngấm” vào từng người dân, qua nhiều cách thức khác nhau. Vai trò của doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp số đã và đang thể hiện ngày càng rõ nét trong công cuộc này. Nói vậy không có nghĩa chặng đường tiến tới Chính phủ số-Kinh tế số-Xã hội số Việt Nam chỉ toàn những điều thuận lợi. Tăng tốc chuyển đổi số trong bối cảnh kinh tế mới sẽ có nhiều thách thức, cần nỗ lực của mọi thành phần.
|
Ngày phát hành 19:32 | 4/5/2022 Ngày 06/01, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 06 phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Mục tiêu tổng quát của Đề án là ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.
|
Ngày phát hành 0:0 | 4/6/2020 - Thủ tướng phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", nhằm mục tiêu kép vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu. - Dưới sự chủ trì của Việt Nam, Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Kinh tế ASEAN về ứng phó với Covid-19 (AEM) cũng như AEM+3 nước là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến. Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh về nội dung này. - Ngành giáo dục đánh giá công tác dạy và học trực tuyến bước đầu có những kết quả tích cực. - Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa bảo vệ quyết định mời Tổng thống Nga PuTin tham gia hội nghị G7.
|
Ngày phát hành 13:10 | 10/10/2023 Tham dự chương trình Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn. - Kết quả khảo sát mới nhất của Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho thấy, Chỉ số niềm tin kinh doanh quý 3 của Việt Nam đang có tín hiệu tươi sáng hơn. - Tổ hợp nhà máy Alumin Tân Rai có nguy cơ dừng hoạt động - Isarel tiếp tục các đợt không kích đáp trả, khiến Gaza tổn thất lớn. Cộng đồng quốc tế đang tìm cách hạ nhiệt căng thẳng, nhằm tránh nguy cơ xung đột lan rộng. - Hội nghị thường niên mùa Thu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) khai mạc tại Ma-rốc nhằm tìm giải pháp thúc đẩy kinh tế toàn cầu, trong đó hướng tới sự hỗ trợ tốt hơn cho các nước nghèo tại Châu Phi.
|
Ngày phát hành 15:10 | 15/10/2022 Nhận diện thách thức - Thúc đẩy chuyển đổi số. - Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2022
|
Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2020 - Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh mạng đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số quốc gia. - Ưu tiên nguồn lực xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
|