Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 8:35 | 29/3/2023 Phó Tổng thống Mỹ Kamala Haris đang có chuyến công du dài ngày đến 3 quốc gia châu Phi gồm có: Ghana, Tanzania và Zambia. Chuyến công du được đánh giá là bước tiếp theo nhằm hiện thực hoá chiến lược tăng cường quan hệ với châu Phi của chính quyền Tổng thống Joebiden, vốn đã tăng tốc hồi tháng 12 năm ngoái với Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi diễn ra tại Washington. Chuyến đi này đặc biệt có ý nghĩa và mang tính biểu tượng cao khi bà Haris trở thành người phụ nữ da màu đầu tiên trên cương vị Phó Tổng thống Mỹ đến thăm châu lục này. Liệu bà Haris có thể làm hồi sinh bầu không khí nồng ấm Mỹ - châu Phi như thời của cựu Tổng thống Obama và “cùng nhau hướng tới tương lai” như kỳ vọng? Đặc biệt trong bối cảnh, nhiều đối thủ nặng ký như Trung Quốc hay Nga cũng đang tăng cường ảnh hưởng và vị thế tại khu vực nhiều tiềm năng địa chiến lược này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 21/5/2017 Trao đổi với phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Mỹ.
|
Ngày phát hành 0:0 | 20/5/2014 Nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Tổng Biên tập Tạp chí Bạch Dương trao đổi cùng phóng viên Đài TNVN về chuyến công du chiến lược của Tổng thống Nga tới Trung Quốc.
|
Ngày phát hành 11:50 | 9/10/2024 Sau khi vừa trải qua mức ảnh hưởng nghiêm trọng của bão Helene, nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ tiếp tục phải đối mặt với sự tàn phá của một cơn bão mới mang tên Milton. Đây là cơn bão cấp 5- cấp cao nhất trong thang bão, dự kiến sẽ đổ bộ vào bờ biển miền trung tây của tiểu bang Florida), Mỹ trong đêm 9/10. Những trận bão liên tiếp, cùng với những hệ lụy nghiêm trọng mà nó gây ra một lần nữa đặt ra bài toán về biến đổi khí hậu mà thế giới cần phải giải quyết.
|
Ngày phát hành 0:0 | 13/11/2014
|
Ngày phát hành 0:0 | 6/9/2016 - Những băn khoăn về phương án thi Trung học Phổ thông quốc gia 2017. - Chuyến công du Đông Nam Á cuối cùng của Tổng thống Obama với nhiều thông điệp quan trọng về chính sách đối ngoại. - Cuộc đoàn tụ không tưởng của những người phụ nữ Mexico. - Những chia sẻ của bà Tạ Thị Ngọc Thanh – nguyên Giám đốc Làng trẻ SOS Hà Nội về cái “Tâm” làm thiện nguyện. - Bài hát: "Lắng nghe tiếng quê hương” của nhạc sĩ Dân Huyền.
|
Ngày phát hành 0:0 | 5/10/2018 Cuối tuần này, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ bắt đầu chuyến công du một loạt nước trong khu vực Đông Bắc Á gồm CHDCND Triều Tiên, Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Trung Quốc. Dễ thấy rất nhiều mục tiêu đang được đặt ra trong chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ. Đó là thúc đẩy đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, tham vấn ý kiến các đồng minh Nhật - Hàn cũng như tìm kiếm một bầu không khí bớt căng thẳng hơn với Trung Quốc.
|
Ngày phát hành 0:0 | 29/4/2014
|
Ngày phát hành 8:1 | 23/9/2022 Cuối tuần này, Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ thực hiện chuyến công du 2 ngày tới vùng Vịnh. Theo kế hoạch, Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ gặp các nhà lãnh đạo của Ả-rập Xê-út, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất và Cata. Mặc dù Chính phủ Đức nêu rõ mục tiêu hàng đầu của chuyến công du là tập trung vào việc thúc đẩy đầu tư tại nước này nhưng giới phân tích nhận định đây cũng là động thái thể hiện quyết tâm của chính quyền Berlin trong việc "giải bài toán khó" về năng lượng khi mà chỉ còn ít tháng nữa, cả châu Âu sẽ bước vào mùa đông lạnh giá. Dư luận kỳ vọng gì vào chuyến công du vùng Vịnh lần này của Thủ tướng Đức Olaf Scholz ? Chính quyền của Thủ tướng Olaf Scholz toan tính điều gì khi mở rộng hợp tác với vùng Vịnh trong bối cảnh hiện nay?
|
Ngày phát hành 8:51 | 9/11/2023 Theo dòng thời sự sáng tiếp tục với vấn đề quốc tế. Thưa quý vị và các bạn! Sau khi rời Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tiếp tục tới thăm 3 nước châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Trong khi đó, bắt đầu từ hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Loy Ốt-xtin cũng có chuyến công du 3 nước châu Á là Ấn Độ, Hàn Quốc và Indonesia. Việc hai quan chức cấp cao của Mỹ đồng thời xuất hiện và có lịch trình dày đặc cho thấy cam kết mạnh mẽ của Mỹ với khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, bất chấp sự chú ý của cộng đồng quốc tế vẫn đang đổ dồn về điểm nóng xung đột Israel – Hamas. Với từng điểm đến, Mỹ có những vấn đề trọng tâm khác nhau, như với Đông Bắc Á là cuộc đua không gian khi cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều thông báo các kế hoạch phóng thử vệ tinh, với Ấn Độ là hợp tác công nghệ quốc phòng song phương, hay với Indonesia là Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng. Nhưng tựu chung lại, Mỹ muốn chứng minh cam kết với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương bằng những thỏa thuận cụ thể.
|
Ngày phát hành 0:0 | 25/7/2014
|
Ngày phát hành 0:0 | 26/2/2020 Một trong những tâm điểm truyền thông quốc tế chú ý trong 2 ngày qua là các hoạt động của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Ấn Độ, trong chuyến thăm lần đầu tiên của ông tới quốc gia Nam Á này. Chuyến công du Ấn Độ trong vòng 36 giờ đồng hồ của Tổng thống Mỹ Donald Trump để lại nhiều kết quả đáng chú ý, được xem là “cú hích chính trị” cho cả ông Trump lẫn Thủ tướng Ấn Độ. Biên tập viên Thu Huyền trao đổi cùng phóng viên Phan Tùng, thường trú tại Ấn Độ về vấn đề này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 1/5/2018 - Nhân tháng Công nhân 2018 bàn về câu chuyện: Công đoàn chủ động giải quyết tranh chấp người lao động như thế nào? - Những thông tin mới nhất về sự kiện quốc tế diễn ra trong ngày. - Gặp gỡ bác sĩ Nguyễn Hữu Hoàng, Giám đốc Ngân hàng Mắt, Bệnh viện Mắt trung ương về Chương trình truyền thông vận động người dân hiến tặng giác mạc.
|
Ngày phát hành 9:10 | 20/5/2021 Tổng thống Hàn Quốc MoonJae In bắt đầu chuyến công du 5 ngày tới Mỹ. Sau khi gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Phó Tổng thống và một số quan chức khác của nước chủ nhà, ông MoonJae In sẽ hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Việc ông MoonJae In là nguyên thủ thứ hai trên thế giới được ông Joe Biden tiếp đón cho thấy tầm quan trọng của Hàn Quốc với tư cách là đồng minh của Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Nhưng ở góc độ khác, Hàn Quốc lại bị đánh giá là “mắt xích yếu nhất” trong liên kết của Mỹ tại khu vực, với cách tiếp cận khác biệt với Mỹ trong hàng loạt vấn đề nóng của khu vực như vấn đề hạt nhân Triều Tiên, sự trỗi dậy của Trung Quốc… Bởi vậy, chuyến công du của ông MoonJae In tới Mỹ dự kiến sẽ không dễ dàng. Phóng viên Bùi Hùng, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Nhật Bản, theo dõi khu vực Đông Bắc Á sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này.
|
Ngày phát hành 8:52 | 19/1/2022 Tân ngoại trưởng Đức Annalena Berbock vừa có
chuyên công du tới Ucraina và Nga, trong bối cảnh Nga và phương Tây vừa kết thúc một tuần
đàm phán về những vấn đề như giảm căng thẳng tại Ukraina hay kiến trúc an ninh châu Âu
mà không đem lại kết quả gì. Đây là chuyến công du khó khăn nhất đối với Tân ngoại trưởng
Đức kể từ khi bà nhậm chức. Với kỳ vọng sẽ thuyết phục được cả Ucraina và Nga nối lại các cuộc đàm phán theo Hiệp định Normandie (gồm Nga, Đức, Pháp và Ucraina) về tình hình Ucraina, chuyến
thăm của bà Annalena Berbock tới Ki-ép thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Đức với Ucraina và Béc-lin
sẵn sàng hỗ trợ Ki-ép trong các cuộc đàm phán với Mát-xcơ-va. Liệu chuyến công du đầy
chông gai của Tân Ngoại trưởng Đức Annalena Berbock có đạt được mục tiêu đề ra?Chuyên gia
phân tích quốc tế Phạm Quang Minh, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học
quốc gia Hà Nội phân tích về câu chuyện này.
|