Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 25/11/2020 Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã đem lại những kết quả tích cực về sản xuất, phân phối và tiêu dùng trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Không chỉ kết nối và thu hút các thương nhân, doanh nghiệp đầu tư, phát triển hoạt động thu mua, quảng bá sản phẩm hàng hóa nông, lâm, thủy sản của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, chương trình còn hình thành được những chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hiện đại, bền vững. Hiện nay, nhiều địa phương đã chú trọng triển khai thực hiện các giải pháp thúc đẩy thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, lồng ghép vào các chương trình phát triển các sản phẩm đặc sản, đặc trưng, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn, với trọng tâm là phát triển các nhóm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tinh hoa, đặc biệt của mỗi vùng, được chính quyền hỗ trợ về chính sách, kỹ thuật, vốn và thị trường nhằm mang lại giá trị gia tăng cao nhất. Việc đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đang trở thành động lực để kích thích, làm mới kinh tế nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Điều này cũng đang tạo sức bật cho các địa phương theo hướng bền vững, khẳng định vị thế cho sản phẩm hàng hóa địa phương. Tất cả những nội dung này sẽ có trong Chuyên đề của Dòng chảy kinh tế hôm nay, mời quí vị và các bạn cùng nghe:
|
Ngày phát hành 0:0 | 17/5/2016 - Liên kết chặt chẽ để nhân rộng chuỗi cung ứng nông sản an toàn. - Hà Nội tích cực xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.
|
Ngày phát hành 15:53 | 26/4/2024 Tại Lễ phát động Tháng an toàn vệ sinh lao động sáng nay ở Hà Nội, đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đều bày tỏ quyết tâm và đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa các vụ tai nạn lao động.
Sau nhiều nỗ lực, số vụ tai nạn lao động đều giảm hàng năm nhưng vẫn còn ở mức cao. Cụ thể, trong năm 2023, cả nước đã xảy ra gần 7.400 vụ
tai nạn lao động, làm hơn 7.500 người bị nạn, gây thiệt hại về vật chất hơn 16.357 tỷ đồng và thiệt hại về tài sản là hơn 722 tỷ đồng. Và mới đây, vụ
tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái làm 7 công nhân thiệt mạng, 3 người khác bị thương tiếp tục rúng
lên hồi chuông cảnh báo về tình hình mất an toàn vệ sinh lao động hiện nay. TS.Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao
động cùng bàn luận câu chuyện này.
|
Ngày phát hành 10:47 | 27/8/2022 Kinh doanh có trách nhiệm là xu hướng kinh doanh tất yếu của doanh nghiệp, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và xã hội, trong đó có bảo đảm quyền lợi của người lao động, người tiêu dùng hiện nay. Kinh doanh có trách nhiệm thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các chủ thể liên quan, như người lao động, người tiêu dùng, cộng đồng dân cư chịu tác động từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hành kinh doanh có trách nhiệm đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ pháp luật, mà còn phải thực hiện các biện pháp đánh giá rủi ro đối với các yếu tố con người, xã hội và môi trường, đồng thời giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn, như phòng ngừa, giảm thiểu hoặc tiến hành biện pháp khắc phục thích hợp khi xảy ra các vi phạm. Đối với ngành điện tử, thực hành lao động có trách nhiệm càng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong chuỗi cung ứng của ngành này. Vậy thực hành lao động có trách nhiệm đóng vai trò quan trọng như thế nào? Các DN điện tử Việt Nam sẽ phải thực hành, tuân thủ các quy định ra sao khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu? Quyền lợi của người lao đông được bảo đảm ra sao? Vấn đề này sẽ được chúng tôi bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay, với chủ đề: Tăng cường thực hành lao động có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng ngành điện tử.
|
Ngày phát hành 11:45 | 17/10/2024 Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo của nước ta thời gian tới, sáng nay, sáng nay, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức diễn đàn với chủ đề “Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu: Nhận diện xu hướng, thách thức và giải pháp cho Việt Nam”.
|
Ngày phát hành 20:12 | 17/10/2022 Chiều nay (17/10), Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tổ chức Diễn đàn Bộ trưởng OECD - Đông Nam Á 2022 trực tiếp tại Hà Nội, kết hợp trực tuyến tại Paris, Pháp và các điểm cầu. Với chủ đề “Kết nối khu vực: thúc đẩy quan hệ đối tác hướng đến chuỗi cung ứng tự cường và bền vững”, diễn đàn thảo luận các giải pháp giúp các nước OECD và Đông Nam Á củng cố tính tự cường của chuỗi cung ứng, nhằm chống chịu tốt hơn đối với các cú sốc, cũng như xây dựng nền tảng cho tương lai xanh hơn và ứng dụng số tốt hơn. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đến dự và phát biểu tại diễn đàn.
|
Ngày phát hành 0:0 | 28/4/2020 - Covid-19 tác động chuỗi cung ứng, khẳng định tiềm năng chuyển đổi số. - Thời điểm vàng để doanh nghiệp củng cố thị trường nội địa. - Phụ nữ Hà Nội kết nối tiêu thụ nông sản an toàn trong mùa dịch.
|
Ngày phát hành 0:0 | 12/8/2020 Bước sang năm 2020, ngành thủy sản đặt nhiều kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu sau khi trải qua năm 2019 khá khó khăn và về đích chưa được như mong đợi. Tuy nhiên, ngay trong tháng đầu tiên năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã chứng kiến sự sụt giảm khá sâu và đối diện với nhiều khó khăn hơn khi dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Sars-CoV-2 diễn biến phức tạp. Nếu dịch bệnh còn kéo dài thì dự kiến, sản xuất và xuất khẩu thủy sản có thể bị ảnh hưởng và đình trệ nghiêm trọng hơn. Tác động của dịch Covid-19 đối với ngành thủy sản ra sao và giải pháp nào để hoàn thành các mục tiêu xuất khẩu thủy sản đã đề ra trong năm 2020? Cùng bàn luận về nội dung này với sự tham gia của 2 khách mời là Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và PGS-TS Phạm Tất Thắng, chuyên gia thương mại.
|
Ngày phát hành 16:26 | 25/4/2024 Nestlé Việt Nam vừa phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI), đại diện các bộ, ban, ngành tổ chức buổi trao đổi về định hướng, lộ trình, các quy định pháp luật về kiểm kê và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, góp phần vào mục tiêu đạt phát thải ròng bằng "0" (Net Zero) vào năm 2050.
|
Ngày phát hành 10:26 | 12/11/2021 Xây dựng và đảm bảo chính sách hỗ trợ vượt khó Covid 19 trong dài hạn. - Đảm bảo chuỗi cung ứng, hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. - “Kỷ luật và Đồng tâm” - sức mạnh nội sinh của công nhân Vùng Mỏ và Ngành Than trên hành trình phát triển bền vững.
|
Ngày phát hành 10:33 | 3/8/2023 Ngành công nghiệp chip thế giới
đang đối mặt với những căng thẳng mới khi Trung Quốc và phương Tây
liên tiếp đưa ra những động thái đáp trả lẫn nhau. Trong diễn biến mới
nhất, đúng như cảnh báo trước đó, Trung Quốc đã tuyên bố ngừng xuất
khẩu hai kim loại quan trọng để sản xuất chip - bước đi nhằm trả đũa các
biện pháp hạn chế của Mỹ và các đồng minh châu Âu mới đây. Những động thái này sẽ tác động ra sao đến ngành công nghiệp
sản xuất chip - thành phần quan trọng trong hàng loạt lĩnh vực từ điện
thoại thông minh đến ô tô tự lái, máy tính hiện đại và cả sản xuất vũ khí?
Chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn phân tích cụ thể vấn đề này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 8/6/2017 - Đồng Tháp nỗ lực cung cấp chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. - Đa Lộc, Thanh Hóa: Chung tay giữ vững "bức tường xanh" chắn sóng.
|
Ngày phát hành 16:22 | 8/1/2024 Năm 2023 là năm đặc biệt khó khăn với các doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex). Để duy trì đơn hàng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trong Tập đoàn phải tiếp cận đơn hàng nhỏ, kỹ thuật khó, thời gian giao hàng ngắn, thay đổi phương thức tổ chức sản xuất so với trước đây. Năm 2024, Tập đoàn Dệt may Việt Nam phấn đấu tăng trưởng 10% so với năm 2023, kiên định mục tiêu tham gia vào chuỗi cung ứng với vị thế vững chắc, là đối tác ưu tiên của các nhà sản xuất, phân phối lớn trên thế giới.
|
Ngày phát hành 11:47 | 23/2/2022 Thưa quí vị và và các bạn! Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên với chủ đề "Phục hồi kinh tế và phát triển chuỗi cung ứng trong bối cảnh bình thường mới", Chính phủ Việt nam đã tiếp thu ý kiến và mong muốn các doanh nghiệp, hiệp hội trong nước và nước ngoài tiếp tục đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam trong quá trình phục hồi nhanh, phát triển bền vững trên tinh thần "đồng cam cộng khổ", "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ". PV Xuân Lan thông tin:
|
Ngày phát hành 16:42 | 4/1/2022 Đảm bảo cung-cầu hàng hóa thiết yếu và không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa phục vụ thị trường trong nước, sản xuất kinh doanh và xuất khẩu - Những đóng góp lớn của ngành Công thương trong năm 2021. -Doanh nghiệp miền Tây nỗ lực vượt khó - triển vọng tăng trưởng tốt.
|